Bệnh giang mai ở nam, nữ: Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách chữa và điều trị

Ngày viết:
1026
Đánh giá
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh đường lây qua đường tình dục đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Giang mai có tên khoa học là Syphilis. Tuy nhiên đến năm 1905 Schaudin và Haffman tìm ra tác nhân gây bệnh giang mai chính là do xoắn khuẩn Treponema pallidum trong dịch tiết vết loét của bệnh nhân giang mai.

Hiên nay giang mai đã trở thành căn bệnh của xã hội gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo như thống kê đến năm 2019 thì con số ca mắc bệnh giang mai ghi nhận được đã tăng gấp 6 lần so với thời điểm năm 2010 và những người mắc bệnh giang mai ngày càng trẻ hoá.

Bài viết dưới đây của Y tế 24h sẽ giúp bạn thấy được nguyên nhân, dấu hiệu và các cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra với tên khoa học là Treponema Pallidum. Đa phần giang mai được lây qua đường tình dục, còn phần nhỏ bệnh nhân nhiễm giang mai do tiếp xúc hoặc dùng chung đồ cá nhân như quần áo với những người có mắc bệnh từ trước đó và có thể mắc truyền bệnh từ mẹ sang con.

Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới
Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

Giang mai trước kia là căn bệnh đáng sợ do không có phương pháp chữa. Tuy nhiên sự phát triển của y học hiện đại thì giang mai được chữa trị theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là dùng kháng sinh

Người phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh giang mai cao hơn nam giới do đặc điểm bộ phân sinh dục của nữ.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu

Các triệu chứng giai đoạn đầu xuất hiện khoảng từ 10 – 30 ngày sau khi bị nhiễm xoắn khuẩn. xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục. Vết loét nông, nền cứng, không ngứa, không đau, trong có chứa nhiều vi khuẩn.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Các dát hoa đào xuất hiện toàn thân khi giang mai chuyển sang giai đoạn II
Các dát hoa đào xuất hiện toàn thân khi giang mai chuyển sang giai đoạn II

Giai đoạn hai của bệnh bắt đầu từ khoảng 4 – 8 tuần sau khi có vết loét. Các tổn thương ngoài da là các dát hoa đào (gọi là đào ban). Trong các dát này có chứa ít vi khuẩn nhưng vẫn có khả năng lây lan. Dát hoa đào này có thể xuất hiện trên toàn cơ thể

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà ở nam và nữ: Triệu chứng, Cách chữa và Chi phí điều trị

Giai đoạn tiềm ẩn

Sau giai đoạn 2, đây có thể là giai đoạn nguy hiểm cho người bệnh giang mai vì đây là giai đoạn không có biểu hiện triệu chứng nào của bệnh giang mai nên người bệnh thường nghĩ khỏi bệnh nên dừng quá trình điều trị của mình lại. Giai đoạn này tuy không có khả năng lây lan cao như hai giai đoạn đầu nhưng nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn 3.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 3

Sau thời gian vài năm đến vài chục năm, tổn thương ăn sâu vào tổ chức bên trong tạo các “gôm” giang mai ở da, xương, gan, đặc biệt là tổn thương tim mạch và hệ thần kinh.

Giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh lây từ người mẹ
Giang mai bẩm sinh lây từ người mẹ

Phụ nữ bị bệnh giang mai khi có thai từ tháng thứ 4 trở, đi xoắn khuẩn có thể qua nhau thai vào thai nhi gây sẩy thai, thai chết lưu, quái thai hoặc giang mai bẩm sinh. Đẻ ra có những mụn phỏng ở bàn tay, bàn chân trong có nhiều xoắn khuẩn. Giang mai chậm phát sau 5 – 6 năm, thậm chí khi trưởng thành mới phát bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chính là do xoắn khuẩn giang mai. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể qua các vùng da không được bảo vệ…

Nguyên nhân gây bệnh chính là xoắn khuẩn giang mai
Nguyên nhân gây bệnh chính là xoắn khuẩn giang mai

Đặc điểm sinh học của xoắn khuẩn giang mai

  • Xoắn khuẩn giang mai rất mảnh , hình xoắn như lò xo, thường có khoảng 8 – 14 vòng xoắn đều đặn. Soi tươi trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn chuyển động quay tròn
  • Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường. Dễ chết ở nhiệt độ phòng , đặc biệt ở điều kiện khô. Ở 50 độ C vi khuẩn chết sau 1 giờ.

Chẩn đoán bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể sử dụng hai phương pháp để chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán trực tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với những bệnh nhân giai đoan đầu. Sau khi bác sĩ hỏi về tiền sử quan hệ tình dục của bệnh nhân và thăm khám bộ phận sinh dục sau đó lấy bệnh phẩm của bệnh nhân sẽ được lấy là các chất tiết ở các vết loét ở bộ phận sinh dục. Sau đó sẽ được đi soi dưới kính hiển vi và nhuộm.

Nếu kết quả dương tính kết hợp với tiền sử và các triệu chứng lâm sàng thì có thể kết luận được bệnh.

Chuẩn đoán gián tiếp

Chuẩn đoán gián tiếp sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân. Việc xét nghiệm huyết thanh này thường được tiến hành ở giang mai thời kỳ 2 hoặc 3.

Cách chữa bệnh

Cách chữa bệnh phổ biến hiện nay là dùng kháng sinh để điều trị giang mai. Penicillin được biết đến là kháng sinh có tác dụng điều trị rất tốt tiêu diệt được xoắn khuẩn.

Kháng sinh được bác sĩ kê đơn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Người bệnh cần chú ý nên sử dụng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ điều trị. Không được sử dụng thuốc bừa bãi hoặc uống không đủ liều, không đủ thời gian vì việc này sẽ gây ra các hệ luỵ như kháng thuốc.

Ngoài cách sử dụng kháng sinh ra còn các phương pháp khác như tự kích hoạt miễn dịch tế bào

Đường lây bệnh giang mai

Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tình dục. Có thể lây nhiễm qua da sây sát, niêm mạc mắt, miệng. Những con đường lây lan chủ yếu của bệnh:

Giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục
Giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục
  • Đường tình dục không an toàn: theo như số liệu được thông kê thì có khoảng 95% những ca mắc bệnh giang mai thì do quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn thông qua các tiếp xúc bằng âm đạo và miệng đi vào cơ thể.
  • Đường truyền máu: Vi khuẩn có trong máu của người bệnh nên bệnh giang mai có thể lây qua đường truyền máu. Tuy nhiên con đường lây nhiễm này không cao vì xoắn khuẩn dễ chết trong các giai đoạn truyền máu.
  • Đường từ mẹ sang con: Người mẹ bị giang mai có thể lây sang con qua đường tiếp xúc âm đạo. Và nguy cơ lây bệnh bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ tư của thai kỳ.
  • Đường tiếp xúc: Các tiếp xúc trực tiếp đến vết viêm loét của bệnh nhân với các tổn thương ngoài ra như các vết sây sát, vết thương hở chính là cơ hội cho xoắn khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

Chú ý: Bệnh giang mai không lay qua các đường tiếp xúc gián tiếp vì xoắn khuẩn giang mai dễ chết ở điều kiện phòng.

Biến chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai sẽ gây các biến chứng nên các cơ quan khác  nếu không được chữa trị kịp thời.

  • Ảnh hưởng đến thị giác: bệnh giang mai có thể làm cho người bệnh giảm thị giác hặc dẫn đến mù loà. Giang mai ảnh hưởng lên thần kinh dẫn đến các dị thường ở mắt như đồng tử nhỏ, hẹp, mất đi khả năng phản xạ với ánh sáng.
Ảnh hưởng tới thị giác là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh giang mai
Ảnh hưởng tới thị giác là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh giang mai
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động của cuộc sống hàng ngày: Giang mai mang lại những đau đớn cho người mắc phải, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu bởi các vết loét trên người hoặc các dịch chảy ra từ các vết loét.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi khi người mẹ mắc bệnh giang mai: Trẻ sinh ra mắc giang mai gây ra các hiện tượng như vàng da, thiếu máu não, viêm da…
  • Bệnh xương khớp: Xoắn khuẩn di chuyển vào đường máu đến các khớp, gây viêm khớp xương, phá hại xương khớp. Dẫn đến các tình trạng xương bị tổn thương, thoát vị địa đệm, gẫy xương.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng: Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Cổ họng và thanh quan xuất hiện tình trạng khó hô hấp, đau rát, khó nuốt. Nguy hiểm nhất khi giang mai đi vào tim có thể dẫn đến suy tim hoặc tử vong.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Cách chữa

Cách phương pháp phòng bệnh giang mai

Đây là một căn bệnh xã hội nên cách biện pháp phòng ngừa là giảm các tệ nạn xã hội:

  • Giải các tệ nạn xã hội như mại dâm. Tuyên truyền, giáo dục về các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hướng dẫn sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong khi quan hệ hệ, đơn giản nhất khi quan hệ tình dục sử dụng bao cao su.
  • Giáo dục nếp sống lành mạnh, tình yêu chung thuỷ. Nên giới hạn bạn tình chỉ nên quan hệ với vợ hoặc chồng.
  • Đi khám sức khoẻ định kỳ tránh trường hợp phát hiện không kịp thời bỏ qua thời điểm vàng để chữa bệnh.
  • Người mẹ khi mang thai thì nên đi kiểm tra tổng quát nếu có nhiễm giang mai thì điều trị ngay tránh lây nhiễm qua con.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh giang mai. Nếu còn câu hỏi nào muốn giải đáp bạn đọc có thể đặt câu hỏi ở dưới phần bình luận. Hi vọng bài viết này có ích với đọc giả.

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1779891/