Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Cách chữa

Ngày viết:
1687
Đánh giá
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế có tới 17% người trên 60 tuổi mắc chứng đau lưng và 30% dân số mắc phải căn bệnh này. Thoát vị đĩa đệm càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi mà đối tượng mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi.

Khi tình trạng bệnh phát triển nặng, phát hiện muộn hay chữa trị không đúng cách có thể gây các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời giúp người bệnh có thể nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh, Y tế 24h xin giới thiệu đến bạn các thông tin của bệnh qua bài viết dưới đây. Hãy theo dõi hết bài viết để có được thông tin đầy đủ nhất nhé.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng gặp phải khi nhân nhầy có trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua khe vành vào ống tủy sống hoặc các rễ thần kinh sống và gây chèn ép tại các vị trí này. Hậu quả của việc này là gây tê bì, đau nhức, các hoạt động trở nên khó khăn và thường gặp nhất là hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được tạo nên bởi các đốt sống, đĩa đệm và đĩa sụn nằm xen kẽ giữa các đốt sống. Đĩa đệm có cấu tạo xung quanh là lớp vỏ và ở giữa là nhân nhầy, nó có tác dụng chịu áp lực của cột sống và tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bất thường xảy ra với nhân nhày của đĩa đệm và là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng cột sống.

Thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, sau bên…. Ít gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí vùng lưng.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

‘‘Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?’’ hay “Bệnh Thoát vị đĩa đệm có khỏi hoàn toàn 100% không?’’ là những câu hỏi mà bệnh nhân nào mắc căn bệnh này cũng muốn biết. Câu trả lời là bệnh này chữa được, tuy nhiên để bệnh hồi phục 100% tức là đĩa đệm bị thoái hóa trở về như lúc ban đầu là không thể.

Theo như ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này thì Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi khi mà cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả khi thay đĩa đệm cũ bằng đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng là giải pháp không triệt để.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Tuy nhiên người bệnh không cần quá lo lắng về điều này. Nếu như bệnh nhân được phát hiện sớm, kịp thời, được điều trị đúng cách và đúng lộ trình thì mức độ hồi phục có thể lên đến 80 – 95%  so với ban đầu, thậm chí một số người có thể cải thiện đến mức gần khỏi.

Trên thực tế thì mức độ khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những lưu ý mà người bệnh cần biết để đảm bảo bệnh có thể chữa được một cách hiệu quả nhất:

  • Tình trạng bệnh lý: mỗi một có thể sẽ có một tình trạng bệnh lý khác nhau dẫn đến tỷ lệ chữa bệnh thành công và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như người bệnh phát hiện bệnh sớm, tiến triển mức độ nhẹ thì sẽ khỏi nhanh hơn với trường hợp bệnh đã tiến triển nặng.
  • Phương pháp điều trị: mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp nhất định với 1 phương pháp điều trị cụ thể tuy nhiên về cơ chế chung thì cơ bản như nhau. Người bệnh cần được thăm khám và đưa ra lời khuyên bởi các chuyên gia về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Một số phương pháp phải được kể đến: dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật, vật lý trị liệu hay phương pháp Đông y,…

  • Bản thân người bệnh: người bệnh phải đảm bảo tuân thủ, kiên trì theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Lưu ý tránh các công việc lao động mang vác nặng nhọc và chủ động tìm hiểu, làm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
  • Chuyên gia điều trị: bạn cần đảm bảo liên hệ chữa bệnh tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để chữa bệnh một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên các nguyên nhân này đều có một cơ chế chung ảnh hưởng trực tiếp đến đĩa đệm như sau:

  • Đĩa đệm phát triển bình thường với lớp vỏ chứa nhân nhầy ở bên trong, nằm xen giữa các đốt sống. Chức năng của đĩa đệm như một bộ phận giảm sóc, tạo sự đàn hồi và bảo vệ cột sống khỏi bị tổn thương.
  • Sự bất bình thường xảy ra khi có lực tác động mạnh đến cột sống như: chấn thương, tai nạn, gắng sức…, hay do sự thoái hóa tự nhiên làm rách lớp vỏ ngoài và khiến chất nhầy chui ra ngoài chèn ép lên ống sống, rễ thần kinh gây đau.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến Thoát vị đĩa đệm:

Nguyên nhân gây nên thoát vị địa đệm
Nguyên nhân gây nên thoát vị địa đệm
  • Do sai tư thế:

Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất bởi sai tư thế có thể bắt gặp ở nhiều nơi nhiều lúc và xảy ra với nhiều người.

Trong công việc: lao động mang vác vật nặng sai cách, thường xuyên dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm.Trong thói quen sinh hoạt hàng ngày: ngồi các tư thế gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách dẫn đến thoái hóa khớp, trật khớp.

  • Do thoái hóa tự nhiên:

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân chính khiến cho các thành phần như nước và sự đàn hồi bên trong nhân tủy giảm đi. Độ tuổi có nguy cơ cao nhất là từ 30 – 50. Đĩa đệm của những người trên 30 tuổi thường không còn mềm mại, vòng sụn xơ hóa, rạn nứt, có thể bị rách, nhân nhầy bị khô

Điều này làm tăng nguy cơ thoát nhân nhầy ra khỏi chỗ rách khi cơ thể bị tác động bởi một lực mạnh nào đó.

  • Do tai nạn: chấn thương ở vùng lưng, đây là nguyên nhân chúng ta không thể lường trước và ngăn cản được.
  • Do béo phì: người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc Thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường là do cơ thể có trọng lượng lớn và cột sống luôn ở tình trạng gồng lên để gánh đỡ.
  • Do bệnh lý bẩm sinh: gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Do di truyền: di truyền từ bố mẹ tình trạng yếu, bất thường về cấu trúc đĩa đệm.

Triệu chứng của Thoát vị đĩa đệm

Người bị Thoát vị đĩa đệm có thể gặp những triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức, tê bì lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay từ vùng cổ – gáy lan sang hai vai rồi xuống cánh tay, bàn tay.
  • Đau cột sống và đau rễ thần kinh. Các cơn đau thường tái phát nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 1 – 2 tuần rồi khỏi.
  • Đau có thể âm ỉ nhưng thường dữ dội. Mức độ đau sẽ tăng khi ho, hắt hơi, cúi người.
  • Có thể gặp cảm giác như kiến bò, tê cóng, kim châm ở vùng đau. Các cơn đau dần trở nên thường xuyên, mức độ nặng hơn, kéo dài hàng tháng nếu như không được điều trị kịp thời.
  • Khi bệnh tiến triển nặng sau một thời gian dài mới phát hiện bệnh gây yếu cơ, bại liệt, đi lại vận động khó khăn, dần dần teo cơ, teo hai chân, liệt các chi.

Cụ thể hơn với 2 vị trí đĩa đệm thoái vị thường gặp nhất sẽ có các triệu chứng sau:

Hai vị trí đĩa đệm thoái vị thường gặp nhất
Hai vị trí đĩa đệm thoái vị thường gặp nhất
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đau, tê vùng gáy, vai; mất cảm giác từng vùng ở tay, cổ tay, bàn tay; tình trạng đau tăng hoặc giảm theo cử động cổ tay,… Bên cạnh đó còn giảm khả năng vận động vùng cổ: khó xoay ngang, dọc,… Kèm theo đó là các cơn đau đầu, choáng váng.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng: đau vùng thắt lưng, đau thần kinh liên sườn. Mức độ đau tăng khi nằm nghiêng, ho hay đại tiện. Các cơn đau lan hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Đau tê, mất cảm giác ở mông, chân bàn chân, đau từng vùng và nặng có thể bị liệt, hạn chế cử động của cột sống,…

Ngoài những triệu chứng điển hình trên thì có những bệnh nhân bị Thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng gì. Vì vậy những người thường xuyên làm các công việc lao động nặng nhọc hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh thì nên thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Thoát vị đĩa đệm

  • Nhóm người ở độ tuổi trung niên giữa 35 đến 55 tuổi, nguy cơ do thoái hóa đĩa đệm.
  • Người hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, lấy chất dinh dưỡng trong mô cơ thể gây tăng nguy cơ mắc Thoát vị đĩa đệm.
  • Người bị bệnh béo phì.
  • Đàn ông cao hơn 180cm và phụ nữ cao hơn 170cm có nguy cơ mắc lớn hơn người có chiều cao thấp hơn.
  • Những người làm công việc khuân vác, hay đứng ngồi trong thời gian dài cũng có thể tăng nguy cơ mắc.

Hậu quả và biến chứng của Thoát vị đĩa đệm

Biến chứng của thoát vị địa đệm
Biến chứng của thoát vị địa đệm

Ngoài hậu quả là gây ra các triệu chứng tê, đau điển hình được kể đến ở trên thì người bị Thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

  • Nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép ống sống và rễ thần kinh làm hẹp khoang sống có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Vận động bị hạn chế lâu ngày sẽ khiến các cơ trở nên suy yếu, các chi teo lại gây khó khăn trong sinh hoạt.
  • Hội chứng đuôi ngựa: do rễ thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến đại tiện không kiểm soát.
  • Rối loạn cơ vòng: cơ vòng đường tiểu bị ảnh hưởng do tổn thương rễ thần kinh dẫn đến bí tiểu, đái dầm dề; nước tiểu chảy rỉ thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi.

Các biện pháp chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm

Việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ tại các cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị y tế cần thiết cho việc chẩn đoán.

Để xác định bệnh nhân có bị Thoát vị đĩa đệm hay không thì trước hết các bác sĩ sẽ hỏi thăm các biểu hiện cơ thể mà bạn gặp phải sau đó thực hiện kiểm tra thể chất bao gồm:

  • Nằm phẳng và bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng chân khi chân thẳng.
  • Nằm phẳng và bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng chân khi chân giao nhau.

Nếu các thử nghiệm này gây ra đau ở chân hoặc lưng thì sẽ tiếp tục kiểm tra tầm soát thần kinh. Việc kiểm tra đảm bảo kỹ lưỡng bao gồm: phản xạ, sức mạnh của cơ bắp, khả năng đi bộ và cảm giác trong khu vực xung quanh trực tràng.

Theo Saporta, trên lâm sàng bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị Thoát vị đĩa đệm khi gặp 4 trong số 6 triệu chứng sau:

  • Gặp các yếu tố chấn thương.
  • Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to.
  • Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn.
  • Có tư thế giảm đau: nghiêng người về 1 bên làm cột sống bị vẹo.
  • Có dấu hiệu chuông bấm.
  • Có dấu hiệu Lasègue (+).

Trong đa số các trường hợp bị Thoát vị đĩa đệm thì việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ bệnh khác hoặc kiểm tra vùng nào bị tổn thương hoặc các triệu chứng không cải thiện sau điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ thực hiện thêm 1 số xét nghiệm:

Chẩn đoán thoát vị địa đệm
Chẩn đoán thoát vị địa đệm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể xác định vị trí của đĩa đệm thoát vị và kiểm tra dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.
  • Chụp CT scan (vi tính cắt lớp): cho hình ảnh cắt ngang cột sống và cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp X quang: việc này không giúp phát hiện được ổ thoát vị đĩa đệm, nhưng có thể loại trừ nghi ngờ các nguyên nhân khác gây đau lưng như: nhiễm trùng, khối u hoặc gãy xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang với trường hợp người bệnh không thể chụp cộng hưởng từ, giúp xác định chính xác vị trí, mức độ chèn ép của Thoát vị đĩa đệm với độ nhạy cao.

Điều trị Thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của từng người. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cơ thể bệnh nhân để đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng:

Đây là phương pháp dùng cho bệnh nhân đang ở giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách mà chỉ bị lồi đĩa đệm. Nếu kịp thời điều trị đúng thì tỷ lệ thành công lên tới 95%. Đây còn gọi là phương pháp bảo tồn. Chủ yếu là giảm các tư thế gây đau, phục hồi chức năng vận động.

Điều trị bảo tồn thông thường dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc chống co cứng cơ hoặc corticoid đường uống. Giai đoạn tiếp là tiêm ngoài màng cứng, tiêm quanh rễ thần kinh và các biện pháp khác như: xoa bóp, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, đai lưng,…

Để phương pháp điều trị này có hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ và nghe theo lời khuyên của bác sĩ điều trị về việc điều chỉnh hoạt động, công việc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện…

Mổ thoát vị đĩa đệm

Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị Thoát vị đĩa đệm cần đến sự can thiệp của phẫu thuật khi mà phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị. Bệnh gây chèn ép thần kinh cấp tính, gây rách bao xơ, thoát vị di trú, gây đau quá mức hoặc gây hội chứng đuôi ngựa.

Bên cạnh đó còn 1 số liệu pháp thay thế uống thuốc, hoặc là kết hợp với thuốc để giúp giảm triệu chứng đau:

Giảm triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm
Giảm triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm
  • Phương pháp kéo nắn xương khớp.
  • Châm cứu
  • Mátxa, tập yoga
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết trong các thực phẩm chức năng lành tính.
  • Các bài thuốc Đông y: An Cốt Nam,..

Phương pháp mổ Thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho tình trạng Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng:

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh: mục đích lấy bỏ nhân nhầy thoát vị giải chèn ép thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống, loại bỏ nhân thoát vị.

Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Các bác sĩ sẽ dựa theo mức độ, tính chất tổn thương của người bệnh để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất và tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, và tin tưởng vào bác sĩ điều trị.

Chế độ ăn cho người bị Thoát vị đĩa đệm

Biện pháp bảo tồn điều trị Thoát vị đĩa đệm thành công đối với người bệnh khi mà các biện pháp kết hợp trong đó được thực hiện đúng và kiên trì. Một trong số đó chính là việc bổ sung chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Các chất dinh dưỡng cần thiết nếu như được cân đối về hàm lượng và được cung cấp đầy đủ sẽ giúp người bệnh đẩy lùi quá trình loãng xương, thoái hóa các đốt sống, thoái hóa đĩa đệm do sụt giảm nhân nhầy.

Dưới đây là các chất dinh dưỡng cần bổ sung và thực phẩm chứa nó mà bạn nên ăn trong bữa ăn hàng ngày:

Chế độ ăn cho người thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn cho người thoát vị đĩa đệm
  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, rau, củ, quả có màu xanh đậm.
  • Bổ sung vitamin nhóm C, D, E, K và magie có nhiều trong các loại ngũ cốc, hạt đậu, đỗ tương.

Đây là những dưỡng chất có tác dụng tăng sự chắc khỏe của sụn khớp, chống viêm và đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi.

  • Bên cạnh đó thì glucosamine, chondroitin là những dưỡng chất không thể thiếu cho người bị Thoát vị đĩa đệm nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Các chất này có nhiều trong nước hầm xương, sụn sườn động vật.
  • Bổ sung Omega 3 có nhiều trong các loại cá (cá hồi, cá ngừ) giúp chống viêm, giảm đau do ma sát và va chạm cột sống.

Chế độ ăn uống cần lưu ý tránh những thức ăn và đồ uống không tốt gây ảnh hưởng xấu đến cột sống và sức khỏe người bệnh: thịt bò, da gà dễ gây teo cơ; nội tạng động vật (chứa nhiều purin giảm tính đàn hồi rối loạn cấu trúc cột sống); hạn chế sử dụng bia, rượu và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt với người bị Thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh chế độ ăn thì chế độ sinh hoạt và luyện tập cũng rất quan trọng giúp đẩy lùi căn bệnh Thoát vị đĩa đệm bạn đang gặp phải.

Hoạt động sinh hoạt thường ngày cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế hoạt động mạnh, chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động. Khi bê vác vật nặng cần ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên mà tốt nhất nên tránh hành động này.
  • Bệnh nhân nên nằm ngủ trên giường cứng và trải thêm 1 lớp đệm mỏng bên trên và ngủ theo tư thế nằm ngửa co gối. Thức dậy và xuống giường cũng cần cẩn thận tránh gây tổn thương đến cột sống.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
  • Tránh nằm quá nhiều hoặc giữ nguyên 1 tư thể trong thời gian quá lâu sẽ gây cứng khớp cột sống và yếu cơ. Nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi lại hoặc làm việc nhà nhẹ nhàng.

Một số câu hỏi về Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh lan y, và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên các triệu chứng đau tê và các biến chứng nguy hiểm mà bệnh mang lại thực sự là nỗi ám ảnh đối với nhiều người.

Bệnh ở mức độ nhẹ tức là có thể điều trị bằng biện pháp bảo tồn thì mức độ nguy hiểm của bệnh không đáng kể, thậm chí sau khi điều trị thành công khả năng phục hồi có thể lên đến 95%.

Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh chính là các biến chứng bệnh có thể gây ra: teo chân tay, liệt hoàn toàn khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại, sinh hoạt bất tiện không tự xử lý được mà cần đến sự hỗ trợ từ người khác.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Khi bị Thoát vị đĩa đệm việc có nên phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh. Nếu như bệnh ở mức độ nhẹ phù hợp với phương pháp bảo tồn và việc điều trị bằng phương pháp này đem lại hiệu quả thì đây luôn là phương pháp ưu tiên.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi phương pháp bảo tồn không có tác dụng với bệnh nhân, và tình trạng trạng bệnh nghiêm trọng. Điều này sẽ được các bác sĩ điều trị cân nhắc dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì?

Người đã biết mình bị Thoát vị đĩa đệm cần lưu ý:

  • Khám bệnh và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, kiên trì với phương pháp bảo tồn mà bác sĩ đưa ra. Với trường hợp nặng phải phẫu thuật cũng không cần quá lo lắng mà nên lạc quan vì tỷ lệ thành công của bệnh khá cao.
  • Có thể sử dụng đai lưng để giảm áp lực cột sống, tăng cường bảo vệ cột sống lưng. Nhưng cần lưu ý không nên đeo đai trong thời gian quá 3 tháng vì nó có thể gây teo cơ lưng.
  • Tuân thủ và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Việc sử dụng các thuốc nam hay các thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị. Tác dụng của các sản phẩm này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Các bài tập trị liệu theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ; các bài tập yoga cần được thực hiện đúng cách, đúng tư thế và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì việc thực hiện sai tư thế sẽ càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm sao để phòng ngừa Thoát vị đĩa đệm?

Ngồi đúng tư thế để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Ngồi đúng tư thế để phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để phòng ngừa Thoát vị đĩa đệm thì việc quan trọng nhất chính là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ở phần trên để làm tốt việc phòng ngừa bệnh.

Những yếu tố liên quan đến tai nạn không thể lường trước hay do di truyền và bệnh lý bẩm sinh thì chúng ta không thể chủ động tránh được nó. Việc chúng ta có thể làm là hạn chế các công việc mang vác nặng nhọc ở độ tuổi trung niên, khi phải làm công việc này thì cần đúng tư thế.

Chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách ăn uống điều độ hợp lý, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, cột sống, thường xuyên tập luyện thể thao để tăng sức dẻo dai cho cơ thể.

Tài liệu tham khảo

  • Sharma SB, Kim JS. A Review of Minimally Invasive Surgical Techniques for the Management of Thoracic Disc Herniations. Neurospine. 
  • Huang R, Meng Z, Cao Y, Yu J, Wang S, Luo C, Yu L, Xu Y, Sun Y, Jiang L. Nonsurgical medical treatment in the management of pain due to lumbar disc prolapse: A network meta-analysis. Semin. Arthritis Rheum
  • Tang C, Moser FG, Reveille J, Bruckel J, Weisman MH. Cauda Equina Syndrome in Ankylosing Spondylitis: Challenges in Diagnosis, Management, and Pathogenesis. J. Rheumatol.
  • Schwarzer AC, Aprill CN, Derby R, Fortin J, Kine G, Bogduk N. The prevalence and clinical features of internal disc disruption in patients with chronic low back pain. Spine

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/