[Tìm hiểu] HPV là gì? Đối tượng và độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine HPV

Ngày viết:
931
Đánh giá

Hiện nay các bệnh do virus gây ra khá phổ biến, đặc biệt là bệnh lây qua đường tình dục ngày càng nhiều, trong đó phổ biến nhất là bệnh gây ra bởi HPV nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người mắc. Vậy HPV là gì? HPV có hết không? Phải làm gì để không bị lây nhiễm HPV? Bài viết dưới đây, Y tế 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến HPV.

HPV là gì?

HPV viết tắt của Human Papillomavirus là một trong những virus gây ra bệnh u nhú qua đường tình dục. Dù là nam hay nữ đều có thể mắc HPV nếu quan hệ không an toàn. Có hơn 100 tuýp HPV khác nhau. Trong đó có một số có thể gây ra các vấn đề nghiệm trọng về sức khỏe nhất là ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên hiện nay đã có vacxin phòng HPV

HPV vaccine là gì?

HPV vaccine là loại chống lại virus HPV ở người. Vaccine hiện nay có tác dụng chống lại 2, 4, 9 loại HPV. Tất cả vaccine đều có tác dụng chống lại HPV 16, HPV 18 là 2 chủng gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Căn bệnh thế kỷ HIV có triệu chứng như thế nào? Các giai đoạn bệnh

Những rủi ro khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Những rủi ro khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Những rủi ro khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Virus HPV rất dễ lây, theo thống kê hiện nay thì có 20% trường hợp nhiễm HPV trong  tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục, 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu quan hệ tình dục.

HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, gây ra các biến đổi của tế bào và kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ những tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, gây ung thư tại chỗ. Vì vậy việc phát hiện sớm bằng xét nghiệm tầm soát, bằng tế bào học là cần thiết, tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm nhằm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong của bệnh.

Nếu bạn chưa tiêm vaccine, bạn có thể bị nhiễm nếu có các yếu tố nguy cơ:

  • Quan hệ tình dục đồng giới,
  • Quan hệ tình dục không an toàn,
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm,
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm.

Tìm hiểu thêm: [TÌM HIỂU] Bệnh lậu là gì? Các triệu chứng ở nam và nữ, Cách chữa bệnh

Quan hệ tình dục rồi có tiêm được HPV không?

Bác sĩ khuyên những người chưa quan hệ tình dục nên đi tiêm phòng sớm để vaccine phát huy tác dụng và ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên những người đã quan hệ rồi trước khi có ý định tiêm vaccine thì nên xét nghiệm HPV trước và xin tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vaccine.

Giải đáp một số thắc mắc

Trong thời gian tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có quan hệ tình dục được không?

Cho đến nay chưa có khuyến cáo nào liên quan đến việc kiêng quan hệ sau tiêm vaccine HPV. Tuy nhiên để an toàn, bạn nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi đang trong thời gian tiêm vaccine, vì khi đó vaccine chưa tạo ra kháng thể giúp bạn chống lại virus cho nên bạn vẫn có thể bị lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Đã bị nhiễm HPV rồi có tiêm phòng được không?

Những người đã nhiễm HPV và đã điều trị khỏi có thể tiêm vaccine. Bởi virus HPV rất dễ tái nhiễm trở lại. Miễn dịch tự nhiên không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng nếu tiêm vaccine thì có thể dự phòng được.

Bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?

Sùi mào gà là bệnh với sự xuất hiện của mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc có hình dáng giống cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp mụn rất nhỏ và khó nhìn thấy. Sùi mào gà là một bệnh phổ biến lây qua đường tình dục bởi virus HPV.

Tiêm phòng HPV vào cơ thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm HPV.

Tiêm vaccine HPV không đem lại hiệu quả điều trị sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục. Vì vậy nếu bệnh nhân bị bệnh sùi mào gà thì nên đến bệnh viện để điều trị, những người chưa nhiễm các loại này thì có thể tiêm vaccine.

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Tiêm phòng HPV sau mũi cuối cùng một tháng thì có thể quan hệ.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sùi mào gà ở nam và nữ: Triệu chứng, Cách chữa và Chi phí điều trị

Đối tượng và độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine HPV

Đối tượng và độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine HPV
Đối tượng và độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine HPV

Vaccine HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới tuổi từ 9 đến 26, kể cả chưa hoặc đã quan hệ tình dục.

Nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Hiệu quả vaccine kéo dài đến 30 năm.

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine phòng HPV

Các tác dụng gặp phải khi tiêm vaccine:

  • Sốt nhẹ,
  • Đau, sưng tại chỗ tiêm,
  • Đau đầu,
  • Mệt mỏi,
  • Buồn nôn và nôn,
  • Đau cơ

Nếu gặp các phản ứng bất thường thì nên liên hệ với bác sĩ.

Những lưu ý khi đi tiêm vaccine HPV

Không nên tiêm vaccine trong các trường hợp sau:

  • Đang có thai, đang cho con bú,
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine,
  • Đã nhiễm HPV,
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa, nặng,
  • Bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Vaccine HPV giá bao nhiêu?

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vaccine phòng HPV:

Vaccine Gardasil

Phòng 4 tuýp HPV( 6, 11, 16, 18) tiêm cho bé gái/ phụ nữ 9-26 tuổi do Mỹ sản xuất.

Phác đồ tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 VND cho 1 lần tiêm.

Vaccine Cervarix

Phòng được 2 tuýp HPV (16, 18) tiêm cho bé gái/phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi do Bỉ sản xuất.

Phác đồ tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá dao động từ 900.000 – 1.100.000 VND cho một lần tiêm.

Trên đây là những thông tin về virus HPV và cách phòng tránh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.