Căn bệnh thế kỷ HIV có triệu chứng như thế nào? Các giai đoạn bệnh

Ngày viết:
503
Đánh giá
HIV
HIV

HIV có lẽ là một từ đã khá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Không phải tự nhiên mà HIV được mệnh danh là “căn bệnh thế kỷ”.

Theo như thống kê tại Việt Nam có khoảng 3500 người chết vì mắc bệnh HIV/ AISD. Căn bệnh này đã không chỉ mang nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Qua bài viết dưới đây Y tế 24h sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin đến căn bệnh thế kỉ này.

HIV, AISD là gì?

HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người do người bệnh mắc phải Virus HIV với tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus. Khi người bệnh mắc phải loại Virus này thì hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm do Virus đi vào trong cơ thể nhân lên bà tấn công các đại thực bào, các tế bào Lympho T gây suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho những bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển.

AISD là khái niệm chỉ giai đoạn cuối của HIV. Đây là giai này hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương trầm trọng, các bệnh nhiễm trùng cơ hội xảy ra và tấn công nhiều trong giai đoạn này vì hàng rào bảo vệ của cơ thể đã bị mất.

Dấu hiệu của HIV

Một số dấu hiệu báo sớm của HIV có thể xuất hiện tương tự như các triệu chứng bệnh cảm cúm gây ra.

Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có thể bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm.

Triệu chứng bệnh HIV

Mỗi giai đoạn của bệnh HIV thì lại có những triệu chứng khác nhau. Không phải ai cũng có những triệu chứng bệnh giống nhau điều này còn phụ thuộc vào người bệnh.

Sau đây là một số triệu chứng ở 3 giai đoạn khác nhau của bệnh HIV:

Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính

Các triệu chứng ở giai đoạn 1 của HIV thường giống với cảm cúm
Các triệu chứng ở giai đoạn 1 của HIV thường giống với cảm cúm

Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 2 – 4 tuần sau khi nhiễm HIV, có khoảng gần 70% số người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như bệnh cúm.

Các triệu chứng này là các phản ứng tự nhiên của cơ thể đối khi bị nhiễm HIV.

Các triệu chứng gặp ở giai đoạn này là:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Phát ban
  • Đồ mồ hôi về đêm
  • Đau người, đau cơ
  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Hạch bạc huyết bị sưng
  • Loét miệng

Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên lại có một số người bệnh lại không có bất kỳ biểu hiện nào trong giai đoạn đầu này.

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV mạn tính

Trong giai đoạn này, virus ở bên trong cơ thể vẫn cứ nhân lên nhưng ở mức độ chưa cao. Những người trong giai đoạn này có thể không cảm thấy mình bị bệnh hoặc không có bất kì triệu chứng nào.

Nếu không điều trị HIV, người bệnh có thể sống trong giai đoạn này trong khoảng từ 10 đến 20 năm.

Hạch bạch huyết của người bệnh thường xuyên gặp hiện tượng viêm khi ở giai đoạn mạn tính do bảo vệ cơ thể khỏi Virus HIV.

Giai đoạn 3: AIDS

Đây là giai đoạn cuối cùng của HIV, nếu bạn không được điều trị khi tiến trển đến giai đoạn này thì hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn sẽ bị suy yếu hoàn toàn.

Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm:

  • Giảm cân nhanh
  • Sốt nhiều lần, đổ mồ hôi vào đêm
  • Mệt mỏi không có lý do
  • Sưng kéo dài ở các bách huyết ở nách, háng hoặc cổ
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Loét miệng, hậu môn hoặc loét ở bộ phận sinh dục
  • Các đốm trên da hoặc dưới da, bên trong miệng, mũi và mí mắt
  • Mất trí nhớ, trầm cảm và có thể là một số loại rối loạn thần kinh khác

Mỗi triệu chứng này có thể liên quan đến các bệnh khác. Nhiều triệu chứng và bệnh nặng của bệnh HIC đến từ các bệnh nhiễm trùng cơ hội xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu.

Nguyên nhân bệnh HIV

Virus HIV
Virus HIV

Nguyên nhân chính gây bệnh ở đây chính là virus HIV.

HIV có dạng hình cầu với đừng kính khoảng 120nm. Virus HIV nhạy cảm với nhiệt độ cao, chết ở 60°C. Tuy nhiên nó có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp đến -70 °C trong máu tại các thí nghiệm lưu trữ.

Đối với bơm kim tiêm thì virus có thể sống đến 4 tuần, vì vậy đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc HIV

Cơ chế gây bệnh

Khi ở trong cơ thể, HIV gắn vào một số loại tế bào bạch cầu. HIV tấn công vào tế bào lympho T hỗ trợ hay tế bảo T – CD4. Tế bào T – CD4 có tác dụng phối hợp với các tế bào khác kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV sẽ gắn vào các thụ thể CD4 trên bề mặt các tế bào lympho này.

HIV là một retrovirus. Vật liệu di truyền của HIV là ARN. Khi đã ở trong tế bào T – CD4, virus sử dụng enzyme có tên là transcriptase để tạo bản sao ARN của nó, nhưng bản sao mã của nó thì được tạo dưới dạng ADN. HIV đột biến dễ dàng vào thời điểm này vì sao chép ngược có xu hướng mắc lỗi trong quá trình chuyển đổi ADN HIV thành DNA. Những đột biến này làm cho HIV khó kiểm soát hơn vì nhiều đột biến làm tăng cơ hội sản sinh HIV có thể chống lại các cuộc tấn công của hệ thống miễn dịch của người đó và / hoặc thuốc kháng vi-rút.

Bản sao ADN HIV được tích hợp vào ADN của tế bào lympho bị nhiễm bệnh. Sau đó, bộ máy di truyền của tế bào lympho sẽ tái tạo (tái tạo) HIV. Cuối cùng, tế bào lympho bị phá hủy. Mỗi tế bào lympho bị nhiễm bệnh tạo ra hàng ngàn loại virus mới, lây nhiễm các tế bào lympho khác và tiêu diệt chúng. Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, máu và dịch sinh dục chứa một lượng rất lớn HIV và số lượng tế bào lympho CD4 + có thể giảm đáng kể. Do lượng HIV trong máu và dịch sinh dục quá lớn nên ngay sau khi nhiễm HIV, những người mới nhiễm HIV lây truyền sang người khác rất dễ dàng.

Sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể con người

Cơ chế nhân lên và gây bệnh của virus HIV
Cơ chế nhân lên và gây bệnh của virus HIV

Giống như các loại virus khác, virus HIV sao chép và nhân lên nhờ bộ máy di truyền của tế bào đích và ở đây là tế bào T – CD4.

  • Đầu tiền HIV bám và xâm nhập vào tế bào đích là tế bào T – CD4
  • HIV giải phỏng ARN – mã di truyền của virus vào trong tế bào. Để virus nhân lên, ARN của nó phải được chuyển đổi thành ADN, nhờ một loạt enzyme mà HIV sản xuất qua quá trình phiên mã ngược ARN của virus được sao chép thành ADN. HIV đột biến dễ dàng vào thời điểm này do quá trình phiên mã ngược dễ bị lỗi trong quá trình chuyển ARN của virus thành ADN.
  • ADN virus xâm nhập vào nhân của tế bào.
  • Dưới tác dụng của enzym gọi là intergrase (cũng do virus sản xuất), ADN của virus sẽ được tích hợp với ADN của tế bào.
  • ADN của tế bào đã tích hợp ADN của virus tạo ra ARN của virus cũng như các protein cần thiết để lắp ráp thành 1 virus mới.
  • Một virus mới được tạo nên bởi một đoạn ngắn ARN và các protein ngắn.
  • Virus chồi qua màng tế bào, tự bọc trong một mảnh của màng tế bào và tụ tách khỏi tế bào khi bị nhiễm bệnh.
  • Để có thể lây nhiễm sang các tế bào khác, Virus vừa chớm nở phải trưởng thành. Virus trưởng thành khi enzyme protease HIV cắt các protein cấu trúc trong virus, khiến chúng sắp xếp lại.

Các thuốc được sử dụng điều trị HIV được phát triển dựa trên vòng đời của virus. Những loại thuốc này thường được sử dụng để ức chế enzyme mà virus sử dụng để sao chép hoặc gắn vào tế bào đích.

Các con đường lây truyền bệnh HIV

Bất cú ai có thể nhiễm HIV. Virus xâm nhập vào trong cơ thể qua đường dịch cơ thể:

Các con đường lây nhiễm HIV
Các con đường lây nhiễm HIV
  • Máu
  • Tinh dịch
  • Dịch âm đạo và trực tràng
  • Sữa mẹ

Một số các lây truyền chủ yếu của HIV từ người này qua người khác là:

  • Lây qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn là con đường lây truyền phổ biến nhất. Đặc biệt là quan hệ đồng tính
  • Sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm và các vật dụng khác để sử dụng thuốc tiêm
  • Dùng chung các thiết bị xăm mà chưa khử trùng giữa các lần xăm
  • Trong khi mang thai, chuyển dạ HIV sẽ lây từ mẹ sang con
  • Ngoài ra trong thời gian cho con bú thì HIV có cũng có thể lây sang cho trẻ sơ sinh
  • Tiêm trích sử dụng ma tuý, dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV.

Theo lí thuyết thì HIV có thể được truyền qua truyền máu hoặc ghép tạng nhưng trên thực tế với những quy định nghiệm ngặt trong việc ghét tạng và truyền máu thì điều này rất khó xảy ra.

Chú ý:

HIV không lây qua

  • tiếp xúc
  • ôm, bắt tay hoặc hôn
  • không khí và nước
  • đồ ăn hoặc đồ uống
  • nước bọt, nước mắt hoặc mồ hồi (trừ khi có lẫn máu của người nhiễm HIV)
  • dùng chung nha vệ sinh, khăn tắn hoặc giường
  • Muỗi hoặc cô trùng khác

Đối tượng có nguy cơ mắc HIV

Các đối tượng có nguy cơ mắc HIV
Các đối tượng có nguy cơ mắc HIV

Các đối tượng nên đi xét nghiệm HIV bao gồm:

  • Người có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với những người phơi nhiễm HIV mà không mang bao cao su
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch

Những người biết họ đã bị phơi nhiễm HIV nên tìm kiếm sự chăm sóc càng sớm càng càng tốt.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán

Chẩn đoán HIV sớm đóng vai trò quan trọng. Khi chẩn đoán được có nhiễm HIV sớm thì bệnh nhân được đưa vào điều trị từ những giai đoàn đầu, giúp người bênh sống lâu và khoẻ mạnh hơn và ý nghĩa quan trọng hơn cả là giảm khả năng gây bênh cho người khác.

Người đến chẩn đoán HIV sẽ được thực hiện các xét nghiệm

  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV với virus trong mẫu máu tươi hoặc nước bọt
  • Xét nghiêm ARN HIV trong mẫu máu

Sau khi được lấy mẫu máu đi xét nghiệm thì các bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh và một số triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng được kiểm tra đầy đủ các dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng cơ hội như các hạch bạch huyết có sưng hay không, các mảng trắng bên trong miệng…

Xét nghiệm sàng lọc

Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV, thì sẽ được xét nghiệm sàng lọc HIV. Tất cả người lớn, thanh thiếu niên đặc biệt là phụ nữ mang thai, nên kiểm tra sàng lọc bất kể nguy cơ của họ là gì.

Theo dõi sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV

Nếu sau khi được chẩn đoán nhiễm virus HIV, các xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi và đo lường: số lượng CD4 và tải lượng virus.

Nếu số lượng CD4 thấp, người mắc HIV có khả năng bị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và các biến chứng khác của HIV đặc biệt là ung thư.

Hai phép đo về số lượng T – CD4 và tải lượng virus giúp các bác sĩ xác định được:

  • Bao lâu để bắt đầu dùng thuốc kháng virus.
  • Những tác dụng của việc điều trị bệnh.
  • Xác định những loại thuốc có thể cần thiết để ngăn ngừa các nhiễm trùng biến chứng.

Đối với những đợt điều trị có tác dụng thì tải lượng virus sẽ giảm xuống mức rất thấp trong vài tuần và số lượng T – CD4 bắt đầu được phục hồi chậm về mức bình thường.

Chẩn đoán AIDS

AIDS được chẩn đoán thông qua số lượng CD4, khi mà số tế bào CD4 trong mỗi µl máu giảm xuống dưới 200 tế bào hoặc khi các bệnh nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng hoặc ung thư phát triển thì bệnh nhân được chẩn đoán bị mắc AIDS.

Các giai đoạn của bệnh HIV

HIV được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn nhiễm trùng tiên phát
  • Giai đoạn mãn tính
  • Giai đoạn AIDS

Phòng ngừa lây nhiễm HIV

Hiện tại, không có vacxin nào hiệu quả để ngăn ngừa HIV hoặc làm châm tiến triển của AIDS ở những người đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc theo dõi và điều trị cho người bị mắc HIV sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Lây nhiễm HIV phổ biến nhất qua đường tình dục và dùng kim tiêm gần, nhưng đường lây nhiễm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Một số câu hỏi liên quan

Xét nghiệm HIV ở đâu?

Bạn có thể xét nghiệm tự nguyện tại hầu hết các bệnh viện trên cả nước. Khi xét nghiệm HIV thì bạn có quyền được yêu cầu tư vấn và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về đồng thuận và bảo mật thông tin cá nhân của người xét nghiệm.

Bệnh HIV thì sống được trong bao lâu?

Tuỳ vào từng cơ địa và các giai đoạn phát triển của bệnh HIV mà thời gian sống của mội người mắc HIV thì lại khác nhau. Các giai đoạn của HIV thường phát triển trong khoảng từ 5 – 20 năm. Nếu hệ miễn dịch của người mắc bệnh yếu thì thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn rất nhiều.

Ở các thế kỷ trước thì khi được chẩn đoán nhiễm HIV thì đây chính là án tử với người mắc bệnh. Với sự phát triển của y học, việc áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt và sử dụng thuốc thì đời sống bệnh nhân mắc HIV được kéo dài hơn rất nhiều.

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà ở nam và nữ: Triệu chứng, Cách chữa và Chi phí điều trị