Zona thần kinh là một căn bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đúng về bệnh như bệnh lây qua con đường nào, biểu hiện bệnh là gì và cách chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây của Y tế 24h sẽ chia sẻ với bạn đọc những kiến thức cần thiết trên.
Bệnh Zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh herpes zoster, ngoài ra còn có một tên gọi dân gian khác là bệnh giời leo. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này chính là nổi những bọng nước nhỏ, tập trung, vùng da xung quanh có màu đỏ, gây đau rát. Những mụn nước này thường xuất hiện ở một bên của cơ thể, không có tính chất đối xứng, thường có ở mặt (mắt, môi, má…), cổ hoặc tay chân.
Virus Zona
Zona thần kinh là một loại bệnh nhiễm trùng do một loại virus có tên là varicella-zoster gây nên, đây cũng là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì virus vẫn có khả năng sống trong hệ thần kinh của cơ thể, dưới một tác động nào đó kích thích hoạt tính của virus khiến nó hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.
Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, điều trị, tiêm phòng, kiêng gì nhanh khỏi nhất
Triệu chứng bệnh zona thần kinh
Triệu chứng cơ bản
Bệnh zona là một loại bệnh có triệu chứng rất điển hình. Triệu chứng phải kể đến đầu tiên và gây khó chịu nhất cho bệnh nhân chính là đau rát. Đặc điểm của cơn đau này chính là đau ở một bên của cơ thể và đau dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Dấu hiệu điển hình của bệnh tiếp theo chính là phát ban, đầu tiên chỉ nổi lên những mảng nhỏ, sau đó đỏ dần và hình thành các mụn nước. Đặc điểm của những mụn nước này là bên trong chứa nhiều dịch và dễ vỡ, các mụn nước thường rải rác, xếp thành vệt dài hoặc tập trung nằm trên đường đi dây thần kinh, sau khi vỡ có thể để lại sẹo.
Ngoài ra, một số người có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: Sốt, gai lạnh, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, chân tay yếu, không muốn vận động…
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Khi bạn có những triệu chứng hoặc dấu hiệu trên thì nên đến gặp nhân viên y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu bạn không điều trị cẩn thận thì có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm khác như sau:
- Nếu bệnh xuất hiện ở gần mắt, đau hoặc có liên quan đến mắt bạn nên đến gặp bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến mắt, gây tổn thương mắt.
- Đau tai dữ dội, làm giảm hoặc mất thính lực; hoa mắt, chóng mặt hoặc mất vị gác (triệu chứng bệnh của hội chứng Ramsay Hunt).
- Nhiễm trùng do vi khuẩn (triệu chứng là da sưng, nóng, đỏ).
Zona thần kinh ở mắt
Đây là vị trí mắc zona mà có thể gây ra những biến chứng quan trọng và nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng zona thần kinh ở mắt
- Những mụn đỏ xuất hiện và hình thành ở mí mắt hoặc những vùng gần mắt như trán, cánh mũi, thường xảy ra vào mùa thu hoặc mùa xuân. Các mụn rộp này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi xuất hiện vết rộp da và biến mất sau vài tuần.
- Bệnh nhân còn cảm thấy chảy nước mắt, ngứa mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
- Ngoài ra còn gây cảm giác mỏi mắt, nhìn mờ và mất cảm giác vùng quanh mắt, viêm loét giác mạc.
Biến chứng zona thần kinh ở mắt
Đây là một bệnh có tiến triển khá nhanh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Làm mắt bị khô, có thể để lại sẹo ở giác mạc hoặc mí mắt; có thể gây sụp mí; nhiễm trùng, thậm chí bội nhiễm; lâu ngày có thể gây hoại tử giác mạc hoặc kết mạc; dẫn tới liệt dây thần kinh mắt và gây mù.
- Có thể gây ảnh hưởng và có biến chứng đến tai, gây đau tai.
- Biến chứng trên mặt: Mất cảm giác, tê liệt vùng mặt
- Gây tai biến mạch máu não, viêm màng não nếu zona gây bệnh ở người già.
- Gây biến chứng ảnh hưởng đến tai- mũi- họng, có thể gây điếc.
Cách chữa zona ở mắt
Vì nó gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến mắt và thị lực, nó còn gây ra biến chứng và ảnh hưởng tới các bộ phận khác; cho nên, khi thấy xuất hiện zona ở mắt bạn nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng xấu.
Zona thần kinh ở môi
Mắc zona ở vị trí này là vị trí mà dễ dàng lây lan nhất, nó có thể lây lan cho người lành nếu như dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh, đặc biệt vào mùa hè, hoặc những ngày khí hậu ẩm ướt thì càng dễ lây lan bệnh.
Triệu chứng zona thần kinh ở môi
Người bệnh sẽ có thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, sốt nhẹ; sau đó xuất hiện những triệu chứng như sưng, ngứa, đỏ da và xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti vùng môi hoặc quanh môi.
Biến chứng zona thần kinh ở môi
Mặc dù zona ở môi không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ở mắt, nhưng nó gây cảm giác đau đớn, khó chịu, gây ảnh hưởng đến công việc và ăn uống hằng ngày. Ở giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường; dễ lây lan cho người khác.
Người mắc zona ở môi nên dùng những đồ dùng riêng như cốc, bát đũa, khăn mặt để tránh lây lan cho người lành.
Bệnh zona ở trẻ em
Trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc zona nhất vì hệ miễn dịch của họ chưa được hoàn thiện và khỏe mạnh.
Triệu chứng bị zona
Giai đoạn khởi phát, khi chưa xuất hiện phát ban trên da, trẻ thường thấy ngứa râm ran, đau nhức ở một vị trí nào đó trên da, sau đó xuất hiện hiện tượng sốt, ớn lạnh, đau đầu. Giai đoạn tiến triển bệnh, xuất hiện những vết phồng rộp trên da, sau đó là những mụn nước, gây đau rát khó chịu. Giai đoạn lành bệnh, mụn nước vỡ ra, sau đó khô dần và có thể thành sẹo.
Các triệu chứng nổi bật khi trẻ em mắc zona là:
- Sốt: sốt cao ngay từ ban đầu, (ở người lớn là sốt từ nhẹ lên đến cao)
- Đau, ngứa rát bề mặt của da
- Nổi mụn nước: xuất hiện sau khi bị sốt từ 1 đến 2 ngày.
Điều trị zona thần kinh
Bình thường bệnh zona không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu biết chăm sóc hợp lý, nhưng vì là ở trẻ em, hệ miễn dịch yếu hoặc không biết tự chăm sóc cho nên có thể gây nên nhiễm trùng. Bố mẹ nên chú ý chăm sóc và vệ sinh da cho bé dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, vì cũng là bệnh có thể lây từ người sang người nên cách ly những bé khác, không nên tiếp xúc với người bệnh.
Bà bầu bị zona
Khoảng 2% phụ nữ mang thai mắc zona có thể gây dị tật thai nhi, tuy là một tỉ lệ rất nhỏ nhưng vẫn nên lưu ý và đi sàng lọc kỹ nếu bệnh kéo dài trên 3 tuần.
Triệu chứng cũng giống như bệnh zona thông thường.
Nhìn chung, zona không phải là bệnh quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến thai nhi, nếu bạn biết chăm sóc và cân bằng. Chủ yếu là gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị an toàn
Nguyên nhân bị zona thần kinh
Nguyên nhân bị zona
Tác nhân chính gây ra bệnh zona là virus varicella-zoster, cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi điều trị khỏi bệnh thủy đậu, loại virus này có thể đi vào trong hệ thần kinh và ngủ trong đó nhiều năm, sau bị kích thích khiến chúng hoạt động trở lại, nó sẽ đi theo đường đi của các dây thần kinh đến bề mặt của da và gây lên các bọng nước ở đó.
Còn nguyên nhân cụ thể gây tái hoạt động của virus đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cụ thể, có thể là do phản ứng với nhiễm trùng do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh
Tuy không rõ yếu tố tác động cụ thể gây lên bệnh nhưng có thể các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ tái hoạt virus:
- Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy độ tuổi mắc bệnh zona nhiều nhất vào khoảng trên 50 tuổi, tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao, đặc biệt đối với những người đã từng mắc bệnh thủy đậu; vì ở tuổi này hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do quá trình lão hóa.
- Một số bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona.
- Khi bạn đang dùng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị để điều trị bệnh ung thư cũng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Một số thuốc có cơ chế ngăn chặn quá trình thải ghép như steroid prednisone nếu như sử dụng lâu dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona.
Cách chữa Zona thần kinh
Thuốc bôi Zona
Một số loại thuốc phổ biến mà bác sĩ hay kê cho bệnh nhân có tác dụng làm tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng như:
- Sử dụng thuốc màu dạng dung dịch như Castellani và Milian.
- Sử dụng thuốc bôi Acyclovir hoặc thuốc bôi kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Ngoài ra còn có thể sử dụng các thuốc khác như Valtrex, Valacyclovir, Famciclovir, Prednisone.
- Ngoài ra còn có một số loại thuốc có tác dụng giảm đau tại chỗ như lidocain dưới dạng tuýp bôi, cao dán, hoặc dạng xịt.
Thuốc bôi Acyclovir trị zona
- Thành phần: hoạt chất chính là acyclovir và các thành phần tá dược khác.
- Cách dùng: Đối với người già và trẻ em, ngày bôi 5 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Sử dụng thuốc càng sớm càng tốt, ngay khi có những dấu hiệu khởi phát của bệnh. Điều trị liên tục trong vòng 5 ngày, nếu chưa lành có thể kéo dài lên 10 ngày.
- Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không khuyến khích dùng acyclovir, nếu dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Điều trị zona thần kinh bằng thuốc uống
Bác sĩ cũng thường kê thêm một vài loại thuốc dùng đường uống kết hợp cùng với thuốc bôi ở trên, để tăng hiệu quả chữa bệnh của thuốc để ngăn virus hoạt động, điều trị các triệu chứng như đau, ngứa. Một số loại thuốc thường được dùng là:
- Giảm đau: loại thuốc thường được sử dụng là thuốc phong bế thần kinh hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, có thể kết hợp với một vài phương pháp vật lý trị liệu.
- Thuốc kháng virus: có thể sử dụng ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Thường dùng valacyclovir, famciclovir hoặc Acyclovir…
- Một số loại thuốc khác như: thuốc an thần, kháng viêm corticosteroid, vitamin nhóm B, nếu có bội nhiễm có thể dùng thuốc chống bội nhiễm.
Cách chữa bệnh Zona theo dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh bạn có thể dùng một vài vị thuốc nam để chữa bệnh như mật ong hoặc nha đam, tỏi… Cụ thể như sau:
Chữa zona bằng mật ong kết hợp dầu dừa
Pha lẫn 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê dầu dừa, 1 thìa cà phê nước ấm, sau đó trộn đều hỗn hợp đó lên. Rửa sạch vùng bị thương bằng nước muối sau đó dùng tăm bông lấy dung dịch vừa pha nhẹ nhàng bôi lên vết thương. Để dung dịch đó trên da cho ngấm sâu vào trong khoảng 1 giờ sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chữa zona thần kinh bằng cây lô hội
Các bước thực hiện như sau: Lấy khoảng 20g lõi của nha đam, xay nhuyễn sau đó thêm vào khoảng 100ml nước đun sôi, thêm vào đó khoảng 2 viên đường phèn, để nguội rồi uống.
Chữa Zona bằng tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ miễn dịch, chống ung thư, chứa nhiều kháng sinh diệt nấm và vi khuẩn, giúp nhanh lành vết thương. Cách làm: tỏi bóc vỏ, rửa sạch, cắt thành lát mỏng sau đó đắp lên vết thương. Khoảng 10 đến 15 phút thì rửa lại nhẹ nhàng bằng nước sạch.
Phương pháp khác
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một vài phương pháp khác như:
- Sử dụng một vài loại tinh dầu như tinh dầu hoa cúc, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu trà để làm giảm các kích ứng ở trên da. Tuy nhiên bạn không nên bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da mà nên phải pha loãng tinh dầu với chất vận chuyển trước khi bôi lên da.
- Tắm bằng bột yến mạch: trong bột yến mạch có hai hoạt chất là flavonoid và saponin có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn hoạt động của các vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách hiệu quả. Bạn có thể pha bột yến mạch với nước dùng để tắm.
- Bạn có thể giảm đau và giảm ngứa bằng cách tắm nước mát hoặc sử dụng gạc mát để đắp lên vết thương, hạn chế stress căng thẳng.
Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi
Bởi vì triệu chứng lâm sàng của bệnh zona khá rõ ràng và đặc biệt nên các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám lâm sàng, tiến hành khám kỹ tình trạng ban đỏ và mụn nước. Trong một vài trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu thêm một vài xét nghiệm.
Khi các đốm mụn khô lại, không còn mọng nước tức là bệnh đã có chuyển biến tốt hơn. Lưu ý khi mụn vỡ, không để chất dịch dính vào các vùng khác trên cơ thể bạn để tránh làm virus lan rộng hơn.
Zona thần kinh kiêng ăn gì?
Đối với bệnh nhân mắc bệnh zona thì chế độ ăn cũng có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến quá trình tiến triển của bệnh.
Thực phẩm không nên dùng
Một số thực phẩm không nên dùng bao gồm:
- Chất béo: Những loại thực phẩm giàu chất béo sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh và làm thời gian lành bệnh diễn ra chậm hơn.
- Các loại thực phẩm và đồ uống có chứa cồn như rượu, bia cũng không nên sử dụng vì cồn sẽ ngăn cản và làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, làm khả năng lây lan của virus gây bệnh nhanh hơn.
- Các loại hạt cây, hay các loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành, yến mạch, mầm lúa mạch, bột mì, dừa, gelatin hay chocolate đều không nên dùng.
- Một vài loại ngũ cốc tinh chế: những loại thực phẩm này có chứa lượng đường nhất định, chúng làm tăng lượng đường có trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và lâu lành vết thương hơn.
Thực phẩm nên dùng
Một vài loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có lợi cho bệnh nhân zona nên bổ sung cho bữa ăn hàng ngày như:
- Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu lysine: như sữa, các loại thực phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, thịt gà, phô mát…
- Cam thảo: trong cam thảo có chứa hoạt chất Glycyrrhiza glabra có công dụng điển hình là chống lại sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng da.
- Vitamin B6, B12: như chuối, bơ, bí đỏ, khoai lang, cà chua…
Bệnh zona có nguy hiểm không?
Bản chất chất của bệnh zona thần kinh vốn dĩ không phải bệnh nguy hiểm nếu bạn điều trị đúng cách và có chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp. Bệnh nặng hay nhẹ, nguy hiểm hay không thì tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Đối với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh bình thường thì bệnh sẽ khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Ngược lại, đối với những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc những bệnh nền nghiêm trọng khác thì sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh Zona thần kinh có lây không?
Bệnh zona có thể lây truyền từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp, hoặc dùng chung khăn mặt, khăn tắm… đặc biệt là trẻ em và người già là những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ dàng lây bệnh từ người khác, ngay cả những người chưa từng mắc thủy đậu cũng có khả năng lây bệnh. Những người này thay vì mắc zona thì sẽ mắc thủy đậu, còn những người mắc zona thì có khả năng mắc zona sau này, những người mắc thủy đậu thì không bị lây nhiễm zona từ người khác. Khi mụn nước đã khô và bong vảy thì không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Bệnh zona thần kinh lây qua đường nào?
Như đã đề cập ở trên, bệnh zona thần kinh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp từ việc dùng chung dụng cụ cá nhân như khăn mặt, cốc, bát đũa… Người bệnh cần chú ý sử dụng những đồ dùng riêng với mọi người để hạn chế con đường lây bệnh.
Xem thêm: Bệnh Polyp hậu môn là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng ở người lớn, trẻ em
Bị zona có được tắm không?
Nhiều người cho rằng mắc bệnh zona là không nên tắm vì sẽ dễ bị lây lan sang những vùng khác của cơ thể, đó là một suy nghĩ sai lầm. Nếu mắc bệnh zona mà không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây nhiễm trùng da, một trong những biến chứng khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi mắc bệnh zona bạn vẫn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, và vệ sinh đúng cách.
Một số chú ý khi tắm:
- Không nên tắm bằng vòi hoa sen với áp lực mạnh, sẽ gây đau rát và loét nặng hơn vùng da bị tổn thương.
- Nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước quá nóng sẽ làm tăng tình trạng ngứa da.
- Không nên dùng khăn chà sát vào vết thương.
- Sau khi tắm xong nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lại vết thương.
Zona có để lại sẹo không?
Nếu chăm sóc không hợp lý và đúng cách thì các vết tổn thương ở trên da sẽ xâm nhập vào sâu dưới các lớp của biểu bì, làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu và để lại sẹo.
Bị zona có quan hệ được không?
Khi mắc bệnh zona, thì bác sĩ khuyên bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Bởi vì, khi quan hệ dễ làm cho các mụn nước bị vỡ và sẽ lây lan trực tiếp cho đối phương, hơn nữa cũng có thể làm tăng khả năng thai nhi mắc khuyết tật vì khi mắc bệnh zona sẽ phần nào ảnh hưởng đến cơ thể, làm cho chất lượng của trứng hay tinh trùng không được đảm bảo.
Vacxin zona
Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa bệnh zona, những người trên 50 tuổi được khuyến khích tiêm vắc xin để phòng bệnh zona. Shingrix và Zostavax là hai loại vắc xin được dùng phổ biến hiện nay, trong đó Shingrix là loại có hiệu quả hơn, Zostavax được dùng cho người có độ tuổi trên 60.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tiêm vắc xin phòng bệnh zona được, những trường hợp đó bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân có không mắc thủy đậu.
- Bệnh nhân đang mắc zona mà bị sốt cao trên 38 độ.
- Bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần của vắc xin, hoặc đã bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin trước đó.