Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, điều trị, tiêm phòng, kiêng gì nhanh khỏi nhất

Ngày viết:
2493
Đánh giá
Bệnh thuỷ đậu là gì?
Bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu là một bệnh không còn gì xa lạ đối với chúng ta, bệnh gặp phải ở cả trẻ em và người lớn. Sẽ mau khỏi nếu chúng ta điều trị và chăm sóc tốt bản thân. Tuy nhiên nếu bệnh thuỷ đậu trở nên nặng nề cũng sẽ để lại biến chứng nguy hiểm. Hôm nay Y tế 24h sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết về căn bệnh truyền nhiễm này.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu là gì
Hình ảnh: Virus thuỷ đậu (Varicella Zoster)

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm ngoài da do 1 loại virus họ Herpesviridae là Varice zoster virus gây ra.

Bệnh có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người.

Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào?

Virus thuỷ đậu xâm nhập vào cơ thể qua mũi và miệng khi có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Khi một người bị thuỷ đậu ho, hoặc hắt hơi, bạn sẽ dễ dàng bị virus này truyền sang.

Ngoài ra nó còn có thể lây, nếu bạn tiếp xúc với các mủ mụn nước. Mặc hoặc dùng chung đồ với người mắc bệnh.

Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào?
Hình ảnh: Bệnh thuỷ đậu

Triệu chứng – Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay bệnh thủy đậu của trẻ em được chia làm 4 giai đoạn. Từ khi nhiễm bệnh đến khi khỏi hoàn toàn bao gồm: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát, giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh của virus VZV sẽ kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày. Tuỳ vào tình trạng sức khỏe của người nhiễm mà thời gian ủ bệnh sẽ nhanh hay chậm.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên nhưng chưa rõ ràng và đặc trưng cho bệnh thủy đậu. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng: sốt, cơ thể mệt mỏi, có xuất hiện phát ban ít. Giai đoạn này vô tình sẽ khiến người bệnh không nghĩ tới bệnh thủy đậu, vì thế không điều trị hay đi khám.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh thủy đậu xuất hiện rõ ràng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt cao, cơ thể đau mỏi. Xuất hiện các mụn bọc bên trong chứa dịch. Và các mụn này mọc lên nhiều ở tay, chân, mặt, lưng, miệng. Gây khó chịu cho bệnh nhân trong cả vấn đề ăn uống,…

Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh
Hình ảnh: Mụn ước thuỷ đậu

Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Nếu không được chữa trị một cách kịp thời, hiệu quả, thì sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong do biến chứng.

Giai đoạn hồi phục

Trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày, nếu điều trị đều đặn, đúng tiêu chuẩn. Tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào. Thì các nút mụn sẽ vỡ ra, khô miệng, bong ra và dần phục hồi.

Sau khi lớp vảy của nút mụn bong ra, da vùng bị thương sẽ bị thâm. Cần dùng ngay các phương pháp, hay kem bôi trị sẹo để giúp da được khôi phục lại mà không để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ về bệnh nhân.

Xem thêm: Bệnh Whitmore là gì? Hình ảnh, dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người

Biến chứng bệnh thuỷ đậu

Bị thuỷ đậu thể dễ chữa trị nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì thủy đậu sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như

  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm, hoặc máu (nhiễm trùng huyết), nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Viêm não.
  • Viêm phổi.
  • Mất nước.
  • Hội chứng shock độc.
  • Hội chứng Reye (nếu dùng Aspirin để hạ sốt ở trẻ).
  • Tử vong.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ dễ bị mắc thủy đậu ở lứa tuổi nào?

Thủy đậu tuy lành tính, dễ chữa trị và đối với ở trẻ em. Vết sẹo sau bệnh cũng sẽ được lành dễ và nhanh hơn vì trẻ em đang ở tuổi phát triển. Nhưng nếu xem nhẹ, coi thường vấn đề của bệnh này khiến không điều trị hợp lý sẽ dễ dẫn tới các biến chứng không mong muốn. Những ảnh hưởng tới não, phổi, gan, thận,…như nhiễm khuẩn da, bội nhiễm, viêm phổi,…

Bệnh thủy đậu thường gặp với trẻ em nhiều hơn, và đặc biệt là với bé từ 10 tuổi trở xuống nếu chưa được tiêm vaccine phòng chống thủy đậu.

Khi trẻ có các dấu hiệu mắc thủy đậu thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để rút ra kết luận và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Trẻ em đang còn ham chơi, nhưng cần cách ly trẻ để tránh tình trạng lây nhiễm lẫn nhau.

Bệnh Thuỷ đậu ở trẻ em
Bệnh thuỷ dậu ở trẻ em có sốt

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào?

Một số bà mẹ sẽ lúng túng không biết chăm sóc con khi bé bị thuỷ đậu. Vậy trẻ bị thuỷ đậu phải làm gì? Chúng tôi xin chia sẻ cách chăm sóc trẻ được khuyến cáo từ chuyên gia.

Một số điều bạn có thể chăm sóc trẻ khi bị bệnh này:

  • Một số điều bạn có thể làm tại nhà để có thể giảm ngứa cho trẻ: tắm bằng các loại lá như đã nêu ở mục điều trị bằng phương pháp dân gian. Chú ý tắm nước ấm, không tắm nước quá nóng, hoặc lạnh.
  • Sau khi tắm bạn có thể bôi các loại kem trị thuỷ đậu, kem dưỡng da calamine, kem dưỡng da chống ngứa. Không nên sử dụng kháng sinh tại chỗ vì nó dễ gây dị ứng.
  • Một lựa chọn khác, bạn có thể sử dụng thuốc kháng Histamin tại chỗ không kê đơn cho trẻ em. Nhưng bạn phải đọc kĩ hướng dẫn và sử dụng đúng liều lượng.
  • Để giảm sốt hãy sử dụng các loại thuốc không chứa Aspirin như Paracetamol hay Ibuprofen. Tuyệt đối không dùng Aspirin vì nó có thể gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng này có thể gây tổn thương gan, não và dẫn đến tử vong.

Một mẹo khác:

Hãy giữ cho móng tay con bạn được sạch sẽ và cắt ngắn. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da do trày xước, vỡ mụn nước. Có thể đeo găng tay cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu
Hãy cắt móng tay cho trẻ bị thuỷ đậu

Mặc dù bệnh thuỷ đậu có thể thường tự khỏi. Nhưng hãy đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu nếu thấy con bạn có dấu hiệu bị thuỷ đậu. Hoặc nếu thấy hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu hay mụn nước ở trẻ bị nhiễm trùng.

Nhưng cách đầu tiên và tốt nhất để phòng bệnh thuỷ đậu, là đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Khi có trẻ bị thuỷ đậu các bậc cha, mẹ hết sức quan tâm con mình. Vì vậy đừng bỏ qua các điều cần kiêng dưới đây để hạn chế việc mất thẩm mỹ do bệnh để lại về sau:

  • Kiêng ăn đồ cay nóng: đồ chiên rán, tương ớt,…
  • Kiêng ăn các hoa quả nóng: ô mai, mơ,..
  • Kiêng ăn các thực phẩm: phô mai, bơ, dầu,..
  • Kiêng ăn rau muống. Nó có thể để lại những vết sẹo lồi.
  • Ngoài ra, kiêng gió và tiếp xúc đông người.

Bị thủy đậu có được uống sữa không?

Khi bị thuỷ đậu hãy hướng đến hướng tăng cường miễn dịch và làm mát cơ thể. Cha mẹ hay bổ sung dinh dưỡng cho mình vì muốn con mình cao, và đầy đủ chất. Nhưng các thành phần trong sữa như: protein, đường lactose, chất béo… Trong trường hợp này là không tốt cho bệnh thuỷ đậu. Nó có thể làm cho người bệnh thêm ngứa ngáy, khó chịu hơn.

Bệnh thủy đậu ở người lớn

Thủy đậu không chỉ gặp ở trẻ em mà đối với người lớn cũng thường hay gặp phải bệnh này. Những người lớn có nguy cơ mắc thủy đậu hầu hết đều là những người chưa từng mắc thủy đậu khi còn bé, hay chưa tiêm vaccine phòng thủy đậu.

Ở người lớn bệnh thủy đậu cũng sẽ rất dễ được kiểm soát và chữa khỏi. Nhưng nếu để bệnh nặng lên thì sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, mất nước, shock,… và nghiêm trọng nhất có thể là tử vong.

Những đối tượng nên thận trọng hơn với bệnh thủy đậu vì có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn những người bình thường chính là: Phụ nữ đang mang thai nhưng chưa từng bị thủy đậu trước đó bao giờ. Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hay cơ thể suy yếu khiến cơ thể đang suy giảm yếu tố bảo vệ dễ bị tấn công,…

Đối với người lớn, triệu chứng của bệnh thủy đậu cũng mang đầy đủ các triệu chứng của bệnh khi gặp phải ở trẻ em. Nhưng khi gặp phải các biến chứng không mong muốn thì mức độ của nó lại nặng hơn nhiều so với trẻ.

Người lớn có bị thuỷ đậu không
Bệnh thuỷ đậu ở người lớn

Bị thuỷ đậu khi mang thai

Bà bầu bị thủy đậu có sao không?

Nếu bạn đang mang thai mà bị thuỷ đậu, thì bạn và em bé đang đối mặt với những điều thực sự nghiêm trọng về sức khoẻ cho cả hai.

Nếu bạn bị thuỷ đậu khi có bầu, bạn có nguy cơ bị biến chứng như viêm phổi. Còn đối với em bé, những rủi ro xấu có thể xảy ra chỉ phụ thuộc vào thời gian mà thôi.

Trong 20 tuần đầu tiên của thai kì, đặc biệt là giữa tuần thứ 8 và tuần thứ 20.Thai nhi phải đối mặt với nhóm bệnh bẩm sinh nghiêm trọng là hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh. Nhưng đừng quá lo lắng, hội chứng này cũng chỉ hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không xảy ra.

Một trẻ bị hội chứng này sẽ bị sẹo da, bất thường về mắt, não, chân tay và tiêu hoá.

Nếu bạn bị thuỷ đậu trước khi sinh đến 48h sau sinh, trẻ sinh ra có thể bị mắc một chứng bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng là bệnh thuỷ đậu sơ sinh.

Nhưng đừng lo không có giải pháp. Nếu bạn bị thuỷ đậu khi mang thai bạn có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm một sản phẩm globulin miễn dịch hoặc kê toa thuốc kháng virus.

Bị thuỷ đậu khi mang thai
Bệnh thuỷ đậu ở người có thai

Mẹ bị bệnh thuỷ đậu có nên cho con bú?

Bệnh thuỷ đậu dễ lây và có thể gây nên các triệu chứng nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh có thể gây nhiều phiền toái cho trẻ. Chính vì vậy, nếu bạn bị thuỷ đậu nên hạn chế tiếp xúc với trẻ và kiêng nên cho con bú.

Có nên tiêm phòng trước khi có thai?

Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc có em bé và bạn chưa hoặc không bị thuỷ đậu, hoặc đã được tiêm phòng trước đó lâu rồi. Bạn nên tiêm phòng nếu cho phép. Nó giúp bạn an toàn hơn nhiều.

Bạn nên đợi sau 3 tháng trước lần tiêm nhắc lại vaccine lần 2 trước khi thụ thai.

Nếu bạn không chắc mình đã có miễn dịch hay chưa, bạn có thể nhờ chuyên gia sức khoẻ làm xét nghiệm máu để xem bạn có miễn dịch không.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Có nhiều phương pháp để điều trị hoàn toàn bệnh thủy đậu, tuy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh. Chỉ cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ bệnh thủy đậu sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Và các bạn có thể tham khảo thêm các cách chữa thủy đậu sau:

  • Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ở phòng sạch, thoáng nhưng phải kín gió. Vì như vậy để hạn chế rủi ro. Bệnh nhân bị trúng gió sẽ không có lợi cho bệnh mà còn khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Nếu bệnh nhân cần thiết ra ngoài. Nên mặc kín để không bị trúng gió, và cũng hạn chế được khả năng lây nhiễm ra cộng đồng của bệnh nhân.
  • Cần cách ly bệnh nhân với người xung quanh. Hạn chế đến nơi công cộng. Sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt để hạn chế tối đa việc lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
  • Ăn uống đủ chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể sẽ giúp cơ thể mau khỏi bệnh hơn.
  • Mặc trang phục ưu tiên các bộ đồ rộng rãi để hạn chế việc cọ xát quần áo làm nốt mủ bị vỡ ra. Và tuyệt đối không được cậy, cào, gãi,… nút nước làm vỡ, dịch loang ra xung quanh. Điều này sẽ khiến tình trạng xuất hiện các nốt mủ nhiều hơn và dễ gây nhiễm khuẩn.
  • Khi chăm sóc tại nhà mà cảm thấy tình trạng bệnh không được cải thiện hay thậm chí là xấu đi thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Hạn chế nguy cơ gặp biến chứng.

Thuốc trị thủy đậu

Bệnh nhân nên tuân thủ sử dụng thuốc và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đã được hướng dẫn.

Thuốc bôi thủy đậu Xanh methylen

Khi bị thủy đậu, trên gia xuất hiện các nốt mụn nước. Bạn có thể dùng dung dịch thuốc tím để bôi lên những nốt mụn này. Việc này sẽ giúp kháng viêm, và nốt mụn mau khỏi.

Khi mụn nước vỡ ra, bạn nên dùng ngay dung dịch xanh methylen bôi vào. Nó giúp ngăn chặn sự lây lan do dịch trong mụn loang ra ngoài và giúp mụn vỡ mau khô, tạo vảy.

Thuốc bôi thủy đậu Acyclovir

Acyclovir là một thuốc kháng virus. Làm chậm sự phát triển và lây lan của virus Herpes trong cơ thể. Thuốc không thể chữa được mụn rôp nhưng nó có thể chữa được nhiễm trùng như thuỷ đậu,..

Kem bôi trị thuỷ đậu Acyclovir
Thuốc Acyclovir trị thuỷ đậu dạng kem bôi

Paracetamol

Đối với các triệu chứng khác như sốt bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt như bình thường. Chú ý tuyệt đối không được dùng Aspirin để hạ sốt.

Vì Aspirin có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu trong trường hợp này dễ gây xuất huyết cho bệnh nhân. Hãy sử dụng các dung dịch vệ sinh mắt, mũi để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

Sau khi các nốt mụn nước khô, tróc vảy thì bạn nên dùng các biện pháp để làm mờ sẹo. Để loại bỏ sẹo do bệnh để lại như là dùng kem trị sẹo, bôi nghệ tươi,… Dùng kèm các loại kem dưỡng da vitamin E,..

Thuốc bôi thủy đậu màu trắng gel su bạc

Gel su bạc được đánh giá là một thuốc giải quyết tốt các chứng bệnh về da như: thuỷ đậu, tay chân miệng, sởi,..

Bởi nó thành phần của nó có tác dụng sát khuẩn cao. Đặc biệt là bào chế dưới dạng kem nano bạc giúp đáp ứng tốt điều trị.

Bạc có tính sát khuẩn mạnh, diệt mọi loại virus vi khuẩn. Ngòi ra nó còn giúp hạn chế thâm da, giúp mau lành da, làm mờ vết thâm sẹo,..

Trước khi dùng thuốc này hãy đọc kĩ hướng dẫn dùng. Dùng lượng vừa đủ bôi vào vùng da bị thuỷ đậu. Hãy nhớ rửa sạch và để khô vùng da mới bôi thuốc

Vacxin thủy đậu

Vaccine phòng bệnh thủy đậu đã được dùng rất phổ biến hiện nay. Đây chính là phương pháp phòng bệnh đặc hiệu và hiệu quả nhất. Ngay từ khi còn bé phụ huynh nên đi tiêm phòng thủy đậu cho con em mình. Hãy theo lịch tiêm phù hợp với từng lứa tuổi.

Vaccine phòng ngừa thuỷ đậu
Vắc xin phòng ngừa thuỷ đậu

Vắc xin tiêm mấy mũi?

  • Tiêm mũi đầu tiên: với trẻ trên 12 tháng tuổi (từ 1 tuổi trở lên)
  • Tiêm mũi thứ 2:

Với trẻ từ 1 đến 13 tuổi: nên tiêm cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu là 3 tháng.

Với trẻ trên 13 tuổi: nên tiêm cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu là 1 tháng.

Tiêm Vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu đặc hiệu. Tuy nhiên không phải ai cũng nên tiêm vaccine phòng bệnh.

Tiêm vaccine mấy mũi?
Tiêm vaccine phòng ngừa thuỷ đậu cho trẻ

Đối tượng không nên tiêm Vaccine thủy đậu?

  • Phụ nữ đang có kế hoạch muốn có e bé trong 30 ngày tới (sau khi tiêm vaccine).
  • Người lớn đang mắc bệnh và bệnh đang ở giai đoạn vừa hoặc giai đoạn nặng.
  • Người có cơ địa dị ứng với thành phần có trong Vaccine. Dị ứng với liều Vaccine đã được tiêm trước đó (tức mũi đầu tiên).
  • Người đang suy giảm miễn dịch, tình trạng sức khỏe kém, cơ thể thể trạng yếu.

Tiêm phòng thủy đậu bao nhiêu tiền?

Vaccine có giá theo từng loại như sau: (Đây chỉ là giá tham khảo, vì sẽ có sự chênh lệch giá nhẹ giữa các cơ sở).

  • Vaccine của Hàn Quốc Vericella có giá là 545.000 đồng.
  • Vaccine của Mỹ Varivax có giá là 650.000 đồng trên một mũi.

Tiêm phòng thuỷ đậu có tác dụng trong bao lâu?

Chích ngừa thuỷ đậu luôn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh thuỷ đậu.

Thông thường Vaccine vào cơ thể cần một thời gian tối thiểu để có thể giúp cơ thể có lượng kháng thể cần thiết chống lại yếu tố gây bệnh. Với bệnh thuỷ đậu thì khoảng một tháng, nhưng cũng tuỳ thể chất từ cá thể người mà thời gian này là khác nhau.

Bệnh có thể tái phát lại nếu bạn tiếp xúc với người bị thuỷ đậu. Nếu bạn tiêm phòng lại nhưng tiếp xúc lâu với người bị thuỷ đậu quá 5 ngày thì cũng có nguy cơ cao bị lây bệnh.

Hiện nay, chưa thể xác định về thời gian còn hiệu lực tác dụng của Vaccine thuỷ đậu. Nhưng một số báo cáo cho thấy tiêm phòng thuỷ đậu có tác dụng từ 10 năm đến 20 năm.

Xem thêm: Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu – triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Bệnh thuỷ đậu tắm lá gì?

Bệnh nhân thủy đậu có được tắm hay không? Câu hỏi này đã được đặt ra rất phổ biến với các bệnh nhân hay phụ huynh có con mắc thủy đậu.

Bệnh nhân thủy đậu vẫn được tắm. Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn bên ngoài tấn công thêm.

Tuy nhiên, bệnh nhân thủy đậu nên tắm nhanh. Tắm bằng nước ấm, tắm trong phòng tắm kín gió. Khi tắm không được kỳ cọ cơ thể mạnh. Chỉ được nhẹ nhàng lau chùi cơ thể. Để tránh làm vỡ các nốt mụn nước gây lan thêm ra các vùng da xung quanh.

Vì bệnh thủy đậu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Và từ xưa ông bà ta cũng đã có rất nhiều bài thuốc dân gian an toàn dùng để điều trị hoàn toàn bệnh thủy đậu.

Tuy nhiên bạn vẫn cần được đi khám để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân. Nghe theo tư vấn của bác sĩ khi điều trị thủy đậu.

Tắm chữa bệnh thủy đậu bằng lá kinh giới hoặc tía tô

Lá kinh giới vốn là một vị thảo dược có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên rất hữu hiệu. Nó giúp da mau lành bởi các bệnh nhiễm khuẩn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 100g lá kinh giới, đem rửa thật sạch sẽ, hạn chế làm nhàu nát lá kinh giới trong quá trình rửa.
  • Sau khi rửa sạch đem bỏ vào nồi nước đang được đun sôi (khoảng 3l nước). Tiếp tục đun sôi tiếp đến khoảng 25 phút thì dừng lại.
  • Đợi cho nước nguội bớt, còn ấm và dùng khăn nhúng vào nồi nước ấm kia lau người cho bệnh nhân.
  • Lưu ý không nên dùng nước quá nóng để lau vì vô tình dễ gây bỏng da cho bệnh nhân.
Bị thuỷ đậu có được tắm không
Hình ảnh: Cây hương nhu

Tắm chữa bệnh thủy đậu bằng lá tre

Nhắc đến lá tre chắc không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam ta, cây tre đi vào lịch sử cùng các vị anh hùng. Nhưng ít ai biết được rằng lá tre cũng được dùng để trị các vấn đề viêm nhiễm ngoài da từ xa xưa. Lá tre có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả và nó cũng có thể được dùng để chữa thủy đậu.

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng gần 100g lá tre, đem rửa thật sạch và ngâm qua nước muối loãng.
  • Sau đấy lấy ra và cho vào nồi nước đang được đun sôi (nồi chứa khoảng 2l nước).
  • Cứ tiếp tục đun như vậy khoảng 25 phút và tắt bếp khi đủ thời gian.
  • Đợi cho nước nguội bớt, còn ấm và dùng khăn nhúng vào nồi nước ấm này lau người cho bệnh nhân (lưu ý không nên dùng nước quá nóng để lau vì vô tình dễ gây bỏng da cho bệnh nhân).

Chú ý: Đối với các dung dịch lau người của phương pháp trị bệnh thủy đậu bằng cách dân gian này, nước nấu ra được dùng ngay sau đấy. Không để dành hôm khác dùng, dùng khi nào nấu khi đấy và sau khi dùng xong thì đổ bỏ đi.

Thủy đậu tắm lá trầu không

Biện pháp dùng lá trầu không để tắm giúp điều trị thủy đậu được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu và các hoạt chất có khả năng diệt khuẩn rất tốt. Tuy nhiên nó cũng có thể gây kích ứng da. Dị ứng trên da gây tác động xấu cho bệnh nhân thủy đậu.

Lá trầu không không có tác dụng diệt virus. Đặc biệt hơn là virus gây bệnh thủy đậu càng không thể. Nếu bạn muốn áp dụng cách tắm bằng nước lá trầu không để vệ sinh cơ thể. Bạn nên trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thông tin hữu ích về bệnh thuỷ đậu

Dưới đây là những thông tin bạn giải đáp thêm những thắc mắc thường gặp khi bị bệnh thuỷ đậu. Hãy thực hiện ăn kiêng và chăm sóc bản thân đầy đủ để mau khỏi bệnh thuỷ đậu nhé!

Bị bệnh thủy đậu cần kiêng những gì?

Chế độ ăn, sinh hoạt, thói quen, vận động của bệnh nhân thủy đậu ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị của bệnh nhân. Vì thế người bị thủy đậu nên kiêng những yếu tố sau:

  • Kiêng ăn thực phẩm, món ăn cay nóng, nhiều đầu mỡ, hay ăn mặn. Vì nó sẽ góp phần gây tăng quá trình phát triển của bệnh, gây nhiệt cơ thể khiến bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
  • Không nên ăn các loại thịt như gà, chó. Hay giảm bớt lượng thịt trong khẩu phần ăn cùng với không nên ăn bơ, phô mai,… Vì những loại thực phẩm này gây ảnh hưởng xấu tới các mụn nước. Nó khiến các mụn nước lâu khỏi hơn và còn có thể gây bội nhiễm da.
  • Không nên ăn các thực phẩm gây dị ứng, kích ứng da. Vì điều này sẽ khiến vẫn đề viêm nhiễm da hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn các món ăn được chế biến từ đồ nếp như xôi, bánh trưng, bánh nếp,… Vì nó sẽ gây nghiêm trọng hơn cho các mụn nước.
  • Không nên ăn các loại quả, hay các sản phẩm giàu acid như cam, chanh, socola, cà phê,… Vì những loại thực phẩm này sẽ kích thích tăng cường sưng, tăng cường tổn thương da vùng da mụn nước đang bị tổn thương sẵn trước đó.
  • Và đặc biệt quan trọng một loại thực phẩm cần kiêng tuyệt đối với người bệnh thủy đậu chính là nhục quế, nếu ăn nhục quế bệnh thủy đậu sẽ đi tới 1 chuyển biến xấu hơn rất nhiều.
Bệnh thuỷ đậu nên kiêng gì
Minh hoạ: Một số thực phẩm không nên dùng khi bị thuỷ đậu như nhục quế,cà phê,…
  • Ngoài các loại thực phẩm thì bệnh nhân mắc thủy đậu còn nên kiêng gió vì để tránh tình trạng nhiễm lạnh sẽ làm bệnh nặng hơn. Hay cần hạn chế nghịch nước, kỳ cọ cơ thể quá mạnh, mặc trang phục bó sát cơ thể,…

Bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?

Khi bị hạn chế khá nhiều món ăn dinh dưỡng. Bệnh nhân bị thủy đậu nên chú ý và cần tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

  • Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả trong và sau bữa ăn để cung cấp chất xơ, vitamin, chất khoáng cho cơ thể mỗi ngày.
  • Nên ưu tiên ăn các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo tiểu mạch,… Các món này sẽ giúp bệnh nhân dễ ăn hơn vì có các mụn ở cả niêm mạc miệng, và giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn.
  • Tăng cường cung cấp, bổ sung thêm cho cơ thể các yếu tố: canxi, kẽm, magie từ các thực phẩm như bí ngô, lúa mì, nấm,… Để giúp cơ thể đầy đủ chất, khỏe mạnh hơn.
  • Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài, thanh lọc cơ thể. Có thể sử dụng thêm các loại nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng hơn.

Bị thuỷ đậu rồi có bị lại không?

Đối với bệnh nhân sau khi đã bị thủy đậu lần 1 thì sẽ rất hiếm khi bị lại bệnh lần 2 vì sau khi mắc bệnh lần một cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại virus gây bệnh lần nữa.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần chú ý, cũng như những kiến thức về bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng khó chịu, hậu hết có thể tự biến mất. Nhưng nếu không điều trị kịp thời triệt để thì nó lại trở nên nguy hiểm không lường.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu có nguồn gốc từ virus, nên nếu bạn là người mắc bệnh hay người có thể bị lây bệnh. Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Tiêm vaccine thuỷ đậu:

Tiêm phòng là cách tốt nhất có thể giúp bạn phòng tránh bệnh. Vaccine sẽ tạo cho bạn những miễn dịch để chống lại virus thuỷ đậu.

  1. Hạn chế tiếp xúc:

Nếu bạn đã mắc bệnh thuỷ đậu. Hãy hạn chế tiếp xúc với người lành bệnh. Và hãy nghỉ ở nhà từ 7-10 ngày để bình phục và hạn chế lây cho người xung quanh.

Nếu bạn là người lành, hãy hạn chế tiếp xúc với người bị thuỷ đậu. Cũng đừng chủ quan mình đã tiêm vaccine rồi. Ở một số cá thể, lượng virus thuỷ đậu bị lây nhiễm nhiều vẫn gây bệnh như bình thường.

  1. Rửa tay bằng xà phòng:

Rửa tay bằng xà phòng luôn là cách hữu hiệu để quét sạch virus khỏi bề mặt da. Tay luôn là bộ phận được tiếp xúc nhiều nhất. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để phòng tránh tất cả các loại virus.

cách phòng bệnh thuỷ đậu
Rửa tay bằng xà phòng, đánh bay mọi virus
  1. Súc miệng mũi họng bằng nước muối sinh lý:

Bệnh thuỷ đậu lây qua mũi, họng. Việc súc họng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn. Loại bỏ các tác nhân gây bệnh

  1. Nâng cao hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch luôn là tấm khiên bảo vệ con người khỏi mọi tấn công của các yếu tố nguy cơ, yếu tố siêu vi. Vì vậy, hãy tăng cường tập thể dục nâng cao sức khoẻ, ăn uống đầy đủ. Và chăm sóc bản thân thật tốt.

Bị thủy đậu có được ăn thịt bò không?

Những bệnh liên quan đến mụn nước đa phần do nhiệt nóng trong người phát ra. Do đó khi bị thuỷ đậu, bạn nên sử dụng các thức mát. Hạn chế, không nên ăn các thực phẩm gây nhiệt trong cơ thể.

Thịt bò được các chuyên gia đánh giá là không được dùng khi bạn bị thuỷ đậu. Và lưu ý bổ sung nhiều loại rau củ chứa các loại vitamin để thanh mát cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.

Thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?

Bệnh thủy đậu có thể được kiểm soát dễ dàng và khỏi trong vòng từ 1 đến 2 tuần, các vết sẹo sau khi khỏi thủy đậu có thể dùng keo trị sẹo để loại bỏ.

Thuỷ đậu mọc ở vùng kín

Khi bạn bị bệnh thuỷ đậu, nó sẽ rất dễ lan ra nhiều nơi trên cơ thể. Nhất là khi bạn gãi là chảy nước bên trong các mụn lại càng làm tăng tốc độ lây lan nốt thuỷ đậu ra các vùng da lành.

Đặc biệt, khi thuỷ đậu mọc ở vùng kín. Nó sẽ gây nhiều phiền toái, khó chịu và sự lo lắng về khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Đây là một vấn đề người bệnh hoang mang.

Tuy nhiên, khi bệnh thuỷ đậu là bệnh lành tính. Nên nó không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bạn.

Khi thấy một vài nốt mụn ở vùng kín, hãy bình tĩnh xem xét và đến bệnh viện khám bác sĩ. Đừng quá lo lắng vì nếu bạn bị thuỷ đậu thì nó đã lan ra khắp người bạn rồi.

Bị thuỷ đậu ở vùng kín
Cách vệ sinh vùng kín khi bị thuỷ đậu

Nhưng bạn cần lưu ý những điều sau nếu bạn có các nốt thuỷ đậu ở vùng kín nhé:

  1. Tuyệt đối không gãi, làm vỡ các mụn nước. Nếu để vỡ các mụn nước thì khả năng các mụn khác mọc thêm là không thể tránh khỏi.
  2. Đi tiểu nhẹ nhàng, mặc quần áo mỏng rộng. Để tránh cọ sát làm vỡ mụn nước
  3. Hãy tắm nhanh và làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, giữ sạch vùng kín khô ráo. Nhớ là nhanh nhé. Bệnh thuỷ đậu kị nước.
  4. Tuyệt đối không đắp lá. Nếu có, hãy hỏi kĩ bác sĩ trước khi làm vậy.
  5. Tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng.

Nốt thủy đậu đóng vảy

Một số người nghĩ, khi nốt thuỷ đậu đóng vảy là đã khỏi bệnh rồi nên chủ quan và rất dễ để bệnh nặng hơn và lây cho người khác. Nên đây có thể coi là giai đoạn được coi là bạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Dấu hiệu hết bệnh thủy đậu khi các nốt mụn đã đóng vảy và bong tróc. Không xuất hiện thêm bất cứ mụn nước nào nữa. Do đó tuy nốt thuỷ đậu đã đóng vảy nhưng cần theo dõi thêm.

Trong giai đoạn này cần chú ý nâng cao hệ miễn dịch. Vì người miễn dịch yếu sẽ làm chậm quá trình đóng vảy và các mụn nước dễ xuất hiện trở lại. Hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm nếu các mụn sưng đỏ và đau rát.

Hãy nhớ, từ giai đoạn mụn nước cho đến khi các nốt thuỷ đậu đóng vảy, bong chóc sẽ lặp lại nhiều lần. Từ vùng da đã bị cho đến vùng da mới, đến khi lan khắp cơ thể mới lành bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần kiên nhẫn, không nôn nóng.

Để hạn chế sự mất thẩm mỹ do bệnh để lại, hãy tập trung vào việc nâng cao hệ miễn dịch, không để bội nhiễm và trị sẹo thuỷ đậu đúng cách.

Liên hệ tới hotline của chúng tôi để được nhận thêm tư vấn nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải quyết!

1 BÌNH LUẬN

Comments are closed.