Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu – triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

2945
Đánh giá
Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu - triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả
Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu - triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Hiện nay bệnh trĩ đang là bệnh rất phổ biến của giới nhân viên văn phòng. Bệnh này tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ.

Đặc biệt mỗi lần đi vệ sinh nặng nó sẽ khiến người bị bệnh có cảm giác đau rát khó chịu đôi là chảy máu và đây là một nỗi ám ảnh khiến họ rất ngại mỗi lần phải vào nhà vệ sinh. Trong bài viết này Y Tế 24H sẽ giúp các bạn độc giả hiểu rõ về bệnh trĩ và những vấn đề liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng bệnh lý giãn các đám rối tĩnh mạch quá mức ở vùng hậu môn – trực tràng. đẩy lồi niêm mạc trực tràng tạo thành một búi gây cản trở việc tống phân ra khỏi đường tiêu hóa. Dẫn đến việc tổn thương niêm mạc vùng trực tràng khi cơ thể cố tống phân ra ngoài gây nên chảy máu, đau rát.

Thậm chí khiến búi trĩ sa lòi hẳn ra ngoài vùng trực tràng hậu môn khi này trong y khoa gọi là trĩ ngoại. Còn khi búi trĩ vẫn nằm trong trực tràng mà không bị sa lòi ra ngoài hậu môn gọi là trĩ nội.

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và bị trĩ hỗn hợp tức là cả nội lẫn ngoại. Phân loại dựa vào vị trí của búi trĩ.

Bệnh trĩ Nội:

Là tình trạng đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn căng và xung huyết đẩy lồi niêm mạc tại vị trí thành trong ống trực tràng và chưa bị sa bên ngoài hậu môn và không thấy được bằng mắt thường.

Bệnh trĩ Ngoại:

Là tình trạng búi đám rối tĩnh mạch trong thành trực tràng bị tăng áp lực thường xuyên khiến các tĩnh mạch giãn rộng và đẩy búi trĩ nội sa ra ngoài khỏi hậu môn và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mỗi lần đi vệ sinh. Trĩ ngoại thường gây đau do nguy cơ hay hình thành huyết khối gây tắc tiểu tĩnh mạch nhỏ dẫn đến đau đớn và hay bị chảy máu.

Phân loại bệnh trĩ
Phân loại bệnh trĩ dựa vào vị trí xuất hiện búi trĩ.

Triệu chứng, Dấu hiệu của bệnh Trĩ

Bệnh trĩ thường có những dấu hiệu rất tế nhị ban đầu chỉ có cảm giác ngứa, khô rát vùng hậu môn, nhưng qua một thời gian dài nếu chúng ta không điều chỉnh được chế độ ăn nhiều chất xơ khiến táo bón lúc này khiến mỗi lần đi vệ sinh phải rặn dẫn đến tăng áp lực ổ bụng và làm cho các tĩnh mạch giãn lớn làm khi này dấu hiệu của trĩ sẽ rõ ràng hơn.

Triệu chứng cơ năng

  • Cảm giác đau, rát , ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Đi vệ sinh nặng bị chảy máu nhẹ chỉ chảy máu khi chùi thấm giấy vệ sinh, nặng có thể chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia,máu do trĩ thường màu đỏ tươi.
  • Ngồi đi vệ sinh có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy búi thịt lồi ra bên ngoài hậu môn màu tía sẫm.
  • Hay bị chảy dịch vùng hậu môn gây ướt át hoặc soi gương sẽ nhìn thấy những vết nứt kẽ vùng hậu môn, sưng phồng thành hậu môn.
Dấu hiệu của bệnh Trĩ
Dấu hiệu của bệnh Trĩ

Triệu chứng thực thể

  • Khám thăm trực tràng sờ thấy búi trĩ ấm lõm.
  • Nội soi trực tràng sẽ thấy hình ảnh búi trĩ rõ ràng nhất
  • Ngồi xổm làm nghiệm pháp rặn để đánh giá mức độ của trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ. Nhưng theo nghiên cứu thì bệnh trĩ thường xảy ra ở những người có những yếu tố nguy cơ như sau:

  • Do thói quen ăn uống ăn ít rau xanh, ít chất xơ ít uống nước, hạn chế vận động khiến thường xuyên bị táo bón, khi bị táo bón nhiều mỗi lần rặn sẽ gây tăng áp lực ổ bụng dồn xuống vùng trực tràng khiến các tĩnh mạch vùng trực tràng bị ép giãn căng quá mức lâu dần đẩy lồi niêm mạc mô trực tràng tạo thành búi trĩ.
  • Do thói quen làm việc ngồi nhiều một chỗ không đi lại vận động, hay đi vệ sinh ngồi lâu cũng sẽ gây tăng áp lực ổ bụng dồn xuống trực tràng hậu môn cũng là yếu tố gây bệnh trĩ cao hơn.
  • Do tổn thương vùng hậu môn trực tràng dẫn đến viêm nhiễm làm cho cơ vùng hậu môn trực tràng bị giãn mất tính đàn hồi cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
  • Ở phụ nữ thường do mang thai gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Ngồi bồn cầu lâu là một trong những nguyên nhân bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Trĩ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra một số biến chứng như sau:

  • Thiếu máu: Trĩ thường gây chảy máu mỗi lần đi vệ sinh nặng khiến mất máu mãn tính.
  • Viêm nhiễm dẫn đến viêm trực tràng.
  • Viêm nhiễm nặng dẫn đến Apxe hậu môn.
  • Dò hậu môn.
  • Nứt kẽ hậu môn.
  • Vỡ búi trĩ gây chảy máu ồ ạt, phun như cắt tiết gà.
  • Hoại tử: Khi búi trĩ bị tắc mạch do thắt nghẹt.
  • Ung thư trực tràng.
  • Rối loạn cơ thắt hậu môn có thể gây đi đại tiện không tự chủ.
Biến chứng của bệnh trĩ
Biến chứng của bệnh trĩ

Cách chữa và điều trị bệnh trĩ

Phác đồ điều trị trĩ của bộ y tế

Điều trị bằng các thủ thuật – phẫu thuật: Đây là phương pháp có hiệu quả cao và các bệnh nhân trĩ thường được áp dụng phổ biến.

  • Nong giãn hậu môn: thường chỉ áp dụng cho trĩ độ 1.
  • Tiêm thuốc gây xơ hoá búi trĩ: là phương pháp dùng thuốc tiêm trực tiếp vào búi trĩ dưới tác dụng của thuốc sẽ khiến cho các tĩnh mạch vùng búi trĩ bị xơ hóa và không thể bị giãn và sung huyết nữa. Các thuốc thường được dùng trong tiêm xơ búi trĩ là: Kinurea, Quinin – urê 5%, Aetoxisclerol PG 60, Phenol, cồn 70% hay huyết thanh nóng.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Là phương pháp làm qua máy nội soi trực tràng rồi thả vòng cao su luồn vào búi trĩ sát tận chân rồi thắt chặt vùng chân búi trĩ khoảng 1 tuần búi trĩ sẽ bị hoại tử và tự rụng đi. Phương pháp này thường kết hợp với tiêm xơ hoặc phương pháp áp lạnh để hiệu quả cao và nhanh hơn.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
  • Áp lạnh ( Cryotherapy ): là phương pháp dùng  ni tơ lỏng có nhiệt độ thấp -1960 khiến cho tĩnh mạch trong búi trĩ đóng băng dần dần máu không thể lưu thông vào trong búi trĩ được nữa và khiến cho nó xơ hóa và hoại tử sau khoảng 2 tháng.
  • Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt: cũng giống như phương pháp thắt vòng cao su khiến búi trĩ không thể có máu đi vào và sẽ gây hoại tử và rụng búi trĩ sau 1 tuần
  •  Điều trị phẫu thuật:  là phương pháp cuối cùng dùng trong các trường hợp búi trĩ gây ra các biến chứng nặng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đây là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị trĩ đã biến chứng.

Thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Thuốc bôi trĩ:

Là thuốc dạng kem bôi dùng để bôi bên ngoài hậu môn hoặc bôi sâu vào trong trực tràng có tác dụng chống khô nứt hậu môn kèm theo trong đó có thành phần của thuốc gây tê và kháng viêm giúp giảm các triệu chứng đau rát dấm dứt vùng hậu môn trực tràng, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng da, niêm mạc bị tổn thương do biến chứng của trĩ.

Không những vậy thuốc bôi trĩ được bào chế dạng gel còn có tác dụng bôi trơn cho trực tràng giúp mỗi lần đi vệ sinh nặng sẽ dễ dàng và ít bị chảy máu hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ và hiệu quả của nó rất tốt cải thiện các triệu chứng, biến chứng do trĩ gây ra

Thuốc Bôi Trĩ
Thuốc Bôi Trĩ Titanoreine

Thuốc uống điều trị trĩ:

Là thuốc dạng viên uống với các thành phần giúp tăng trương lực thành mạch, bảo vệ thành mạch máu luôn bền bỉ và có độ đàn hồi tốt, giảm thiểu các tác nhân tăng áp lực khiến các mạch máu không bị giãn ra và lưu thông máu tốt không còn bị ứ trệ máu tại vùng ngoại vi giúp búi trĩ co hồi và không tăng độ, ngăn ngừa biến chứng, chống chảy máu.

Mặt khác một số loại thuốc còn có thành phần kháng viêm, nhuận tràng giúp giảm cảm giác đau buốt mỗi lần đi vệ sinh nặng, chống nhiễm trùng vùng trĩ chảy máu.

Thuốc uống điều trị trĩ
Thuốc Daflon 500mg chữa trĩ.

Thuốc đặt điều trị trĩ:

Là cá loại thuốc có tác dụng trên bệnh nhân trĩ có cơn đau cấp, hoặc trĩ có biến chứng hay đặt sau khi làm các phác đồ điều trị trĩ bằng phương pháp can thiệp tiêm xơ hay phẫu thuật, thủ thuật…

Thuốc được bào chế dưới dạng viên giống hình viên đạn và đặt sâu vào trong trực tràng và mỗi tối trước khi đi ngủ, tác dụng của thuốc sẽ ngấm trực tiếp và vùng niêm mạc trực tràng và vùng búi trĩ bị tổn thương sau can thiệp hay khi biến chứng giúp tiêu diệt vi khuẩn chống nhiễm trùng, giảm đau và nhanh hồi phục tái tạo tế bào mới.

Thuốc Đặt hậu môn
Thuốc Healit Rectan Đặt hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Rau diếp cá trị bệnh trĩ

Rau diếp cá có tính hàn, có công dụng cầm máu và thanh nhiệt giải độc. Không những vậy nó có thành phần kháng viêm hiệu quả lại có tác dụng nhuận tràng, chính vì vậy mà trong dân gian người ta dùng rau diếp cá để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Với tác dụng chống táo bón, tăng sức bền thành mạch máu, chống viêm nhiễm vùng trĩ bị chảy máu hay nứt kẽ hậu môn, đặc biệt dùng để cầm máu khi bị trĩ chảy máu. Người ta có thể sử dụng diếp cá để trị trĩ bằng cách ăn sống hoặc phơi khô đun nước uống hay đun nước dùng để ngâm hậu  môn.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không có chất sát trùng và kháng viêm rất mạnh, chính vì vậy mà lá trầu không được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm nhiễm như: viêm da, viêm lợi, viêm phụ khoa, nứt kẽ hậu môn, đặc biệt là trĩ.

Nó có tác dụng làm se miệng vết thương chảy máu, giúp sát trùng chống viêm vị trí tổn thương và chống nhiễm trùng đau rát vùng hậu môn. Cách dùng lá trầu không người ta đem lá trầu không vò nát rồi đun lấy nước để ngâm hậu môn giúp hậu môn sạch sẽ búi trĩ nhanh co hồi nhỏ lại.

Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ

Đu đủ là loại cây có rất nhiều tác dụng, lá đu đủ và quả đu đủ đều có tính hàn và có tác dụng nhuận tràng chống táo bón rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa bị trĩ. Không những vậy trong đu đủ còn thấy có các thành phần chống oxy hóa rất mạnh có tác dụng chống ung thư.

Vậy nên người ta còn dùng đu đủ như là một cách ngăn ngừa ung thư trực tràng. Với lá đu đủ người ta phơi khô rồi đem sắc nước uống hoặc dùng để ngâm hậu môn. Còn quả đu đủ xanh người ta có thể hầm với thịt hoặc xương vừa làm thực phẩm vừa có tác dụng phòng chống bệnh trĩ hiệu quả.

Cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa là tinh dầu của quả dừa già, với tinh chất béo bão hòa trong dầu dừa có tác dụng làm mềm da, dưỡng da và giúp bôi trơn nhuận tràng.

Chính vì vậy mà uống dầu dừa sẽ giúp nhuận tràng chống táo bón giảm khó chịu do trĩ gây ra mỗi lần đi vệ sinh nặng hoặc có thể dùng dầu dừa để bôi vào vùng hậu môn, trực tràng giúp vùng da quanh hậu môn mềm mại không bị khô ngứa, đồng thời cũng giúp bôi trơn làm việc đi vệ sinh nặng sẽ dễ dàng hơn.

Hạt gấc chữa bệnh trĩ

Hạt gấc theo nghiên cứu của đông y thì nó có chứa các thành phần kháng viêm, tiêu sưng, đặc biệt là đặc tính giúp nhuận tràng chống táo bón. Chính vì vậy mà người ta dùng hạt gấc để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ giảm sưng đau vùng hậu môn trực tràng do trĩ gây ra.

Quả sung chữa bệnh trĩ

Quả sung là loại quả chứa nhiều vitamin và chất xơ có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt trong quả sung có chất chát giúp làm cho búi trĩ nhanh co lại. Không những vậy quả sung còn có tác tiêu viêm, giảm biến chứng nhiễm trùng, chảy nước và ngứa ngáy do trĩ và nứt kẽ hậu môn gây ra.

Bên cạnh đó vitamin K trong quả sung có tác dụng cầm máu hiệu quả đối với bệnh nhân bị trĩ chảy máu.. Cách dùng quả sung để chữa trĩ là người ta lấy quả sung để đun nước rồi ngâm rửa vùng hậu môn ngày 2 lần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra

Quả sung chữa trĩ
Quả sung có tác dụng hỗ trợ chữa trĩ

Chi phí chữa bệnh trĩ

Chi phí chữa bệnh trĩ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Lựa chọn hình thức chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nào, nếu chỉ dụng thuốc điều trị nội khoa sẽ tốn ít tiền hơn các phương pháp can thiệp thủ thuật, phẫu thuật.
  • Phụ thuộc vào việc lựa chọn loại dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh, hay lựa chọn trình độ chuyên môn bác sĩ điều trị.
  • Mức độ  và tình trạng bệnh: nếu trĩ ở độ nhẹ thì chi phí tốn ít hơn còn trĩ ở độ nặng và có biến chứng thì chi phí sẽ phải dùng nhiều loại thuốc và nhiều biện pháp can thiệp khác do vậy nó sẽ tốn nhiều tiền hơn.

Chính vì những lý do trên mà để bạn có thể biết được chính xác mức chi phí điều trị bệnh trĩ cụ thể là bao nhiêu thì bạn nên đến cơ sở y tế mà bạn dự định lựa chọn điều trị để được khám và có thể tư vấn một cách cụ thể nhất bạn nhé.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Một trong những nguyên nhân được coi là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ đó là do chế độ ăn uống như: ăn ít rau xanh và chất xơ, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, uống ít nước khiến bạn bị táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ, hoặc có thể do ngồi nhiều, ít vận động mà gây ra hiện tượng tăng áp lực ổ bụng dồn vào vùng hậu môn trực tràng khiến các mạch máu vùng này giãn và tạo thành búi trĩ.

Chính vì vậy mà biện pháp phòng ngừa tốt nhất để không bị trĩ đó là:

  •  Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các thức ăn nhiều chất xơ.
  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 1,5-2 l nước bằng các hình thức như uống nước hay ăn canh, uống nước ép hoa quả…
  • Thường xuyên vận động tránh ngồi nhiều tại chỗ trong thời gian dài.
  • Bỏ thói quen xấu ngồi xổm và ngồi đại tiện trong nhà vệ sinh quá lâu
  • Thường xuyên mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ giúp tăng nhu động ruột chống táo bón.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh chống viêm nhiễm.

Bệnh trĩ nên ăn gì?

Nguyên nhân gây trĩ hay gặp nhất là ở những người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn ít chất xơ, ăn nhiều thịt và các thực phẩm dầu mỡ chính vì vậy mà chúng ta nên chọn các loại thực phẩm giúp nhuận tràng chống táo bón như:

  • Thực phẩm nhiều chất xơ: các loại rau xanh, hoa quả, cam quýt, bưởi…
  • Thực phẩm nhiều chất sắt: gan các loại động vật…
  • Thực phẩm nhuận tràng như chuối, cam, bưởi, bơ, khoai lang, rau mồng tơi …
  • Uống nhiều nước: đảm bảo bổ sung đủ mỗi ngày 1,5-2 l nước bằng mọi đường vào như ăn canh, uống nước trắng, uống nước sinh tố, uống sữa…
  • Uống một số loại dầu thực vật như: dầu oliu, dầu dừa, dầu hướng dương…
Bệnh Trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Bệnh Trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh trĩ kiêng ăn gì?

Khi bị bệnh trĩ thì các dấu hiệu như ngứa ngáy, chảy dịch, đau rát hậu môn, nứt kẽ hậu môn, chảy máu… sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy cho nên chúng ta cần phải tránh xa các loại thực phẩm  khiến các tình trạng đó trở nên nặng nề và khó chịu hơn như:

  • Rượu, bia và các chất kích thích
  • Các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, tỏi, tiêu, mù tạt…
  • Các loại thức ăn có nhiều đạm như: Trứng, thịt màu đỏ của các loại động vật…
  • Các loại thức năng chế biến nhiều dầu mỡ như các món xào, chiên, rán…

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Trĩ là một bệnh mắc phải do yếu tố tăng áp lực ổ bụng dẫn đến giãn tĩnh mạch của đám rối mạch mạc vùng trực tràng hậu môn, khi này tổn thương sẽ tạo thành búi gọi là búi trĩ nó sẽ lồi lên hoặc sa ra ngoài. Bệnh chỉ có thể giảm hoặc khỏi khi được điều trị đúng cách chứ không thể tự khỏi được.

Mặt khác một khi bạn đã bị trĩ cứ để tự nhiên không điều trị. Mà trong khi những thói quen hay những nguyên nhân gây trĩ của bạn không được khắc phục. Khi đó bệnh trĩ của bạn sẽ chỉ có thể càng nặng lên chứ không bao giờ có thể tự khỏi được các bạn nhé.

Bệnh trĩ có lây không?

Như trên chúng tôi đã đề cặp bệnh trĩ là một bệnh mắc phải chủ yếu do yếu tố khách quan của bản thân gây ra sự tác động gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến giãn tĩnh mạch của đám rối mạch mạc vùng trực tràng hậu môn. Khi này tổn thương sẽ tạo thành búi gọi là búi trĩ nó sẽ đẩy lồi lên hoặc sa ra ngoài chứ không phải là bệnh lây nhiễm.

Chính vì vậy mà bệnh trĩ không bao giờ lây sang người khác được các bạn nhé. Các bạn mắc bệnh trĩ phải xem lại có phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình không đúng cách hay không.

Hay do vấn đề bệnh lý của đường tiêu hóa gây táo bón mãn tính mà gây ra bệnh trĩ hay không. Từ đó có biện pháp điều chỉnh và học các phòng ngừa chữa trị sớm có hiệu quả, tránh để bị nặng và gây ra những biến chứng khó chịu các bạn nhé.

Qua bài viết này, hi vọng độc giả của Táo Việt sẽ có được cái nhìn đầy đủ, khoa học và chính xác nhất về Bệnh Trĩ. Thực ra, bệnh Trĩ là một căn bệnh rất nhiều người ở Việt Nam đang mắc, chỉ là mọi người ngại nói ra. Bệnh Trĩ không có gì xấu, nó chỉ xấu khi chúng ta không tìm cách để khắc phục nó thôi!