Thuốc tím KMnO4: Tác dụng, cách sử dụng bôi da sát trùng và rửa sạch

Ngày viết:
7076
Đánh giá
Thuốc tím
Thuốc tím

Thuốc tím từ lâu đã được biết đến là một loại hóa chất công nghiệp mang đến tác dụng khử trùng, sát khuẩn nói chung. Loại hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, trong y tế và trong chế biến thủy hải sản.

Với các dụng rộng rãi như vậy, để an toàn trong quá trình sử dụng bạn cần phải cung cấp thêm cho mình những thông tin cần thiết về loại hóa chất này. Do vậy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Y tế 24h.

Thuốc tím – Khái quát đặc điểm

Thuốc tím có tên khoa học là Kali pemanganat, hay còn được dùng với công thức hóa học KMnO4.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật, chủ yếu của thuốc tím:

Tính chất vật lý

  • Thuốc tím là chất rắn, không có mùi, có màu tím đậm đặc trưng và tồn tại ở dạng tinh thể. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao mà nó có tên thông thường là thuốc tím. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng là màu tím. Nếu như bạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn về bảo quản thì nó sẽ chuyển sang màu tím hơi nâu giống như màu đồng.
  • Thuốc tím có khả năng tan vô hạn trong nước và thu được dung dịch có màu tím đậm. Cứ 100g nước sẽ có khả năng hòa tan được 6.4g thuốc tím. Lượng nước càng lớn thì dung dịch càng loãng và lúc này nó sẽ chuyển sang màu tím hơi đỏ.
  • Ở nhiệt độ 200°C, thuốc tím có thể bị phân hủy.

Các phản ứng của thuốc tím

  • Thuốc tím KMnO4 khi được kết hợp với một số chất hữu cơ khác thì sẽ tạo thành một hỗn hợp có khả năng tự bốc cháy và gây nổ.
  • Mn trong KMnO4 mang số oxy hóa +7, chỉ có khả năng giảm xuống do nhận điện tử từ các chất khác. Vì thế mà thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa nhiều chất, cả vô cơ và hữu cơ. Chính điều này đã tạo nên tác dụng của thuốc tím.

Trên thị trường hiện nay, thuốc tím được sản xuất với số lượng khá nhiều dưới dạng chủ yếu là tinh thể và bột nhờ vào những tác dụng mà nó mang lại trong nhiều mặt của đời sống.

Thuốc tím KMnO4 có tác dụng gì?

Thuốc tím làm trong nước

Khi mà nguồn nước bị nhiễm một số kim loại nặng, nhất là sắt và mangan, nước sẽ chuyển sang có mùi hôi, mùi thối, mùi tanh gây khó chịu. Và nếu như là nước sạch, khi nếm bạn sẽ thấy vị khác lạ hơn.

Hơn nữa, bạn cũng có thể nhận biết tình trạng này bằng mắt thường. Sự có mặt của sắt trong nước sẽ làm cho nước chuyển sang màu nâu cam (do sắt bị oxy hóa). Còn sự có mặt của mangan trong nước sẽ làm cho nước chuyển sang màu đen (do mangan bị oxy hóa).

Vè để xử lý tình trạng này, loại bỏ màu và mùi lạ, người ta có thể sử dụng đến thuốc tím với hàm lượng thích hợp:

  • Với 1mg sắt cần 0.94mg thuốc tím
  • Với 1mg mangan cần 1.92mg thuốc tím.

Sau khoảng 5 – 10 phút, bạn sẽ thấy nước có sự thay đổi cả về màu sắc và mùi vị, cụ thể sẽ không còn mùi ôi tanh và màu lạ nữa. Lượng kết tủa thu được dưới đáy bạn hoàn toàn có thể lọc và bỏ được.

Thuốc tím sát trùng

Thuốc tím sát trùng
Thuốc tím sát trùng hiệu quả

Với những môi trường có nồng độ vi khuẩn ở mức thấp và có một ít chất hữu cơ (yêu cầu bắt buộc) thì hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tím để tiêu diệt vi khuẩn. Tất cả là nhờ khả năng oxy hóa các tế bào vi khuẩn của icon MnO4-. Dung dịch thuốc tím thích hợp được khuyến cáo nên sử dụng là dung dịch có nồng độ 2mg/l. Với dung dịch này, bạn có thể tiêu diệt được tới 99% các vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gram dương và âm.

Thuốc tím còn có khả năng phá hủy màng tế bào của các loại nấm, tảo và phá hủy các enzym đóng vai trò trao đổi chất trong chúng. Nhờ vậy mà có thể sử dụng thuốc tím để tiêu diệt các sinh vật này.

Trong các loại máy móc, thiết bị đường ống nước thường có dính bụi bẩn. Bạn hoàn toàn có thể xử lý chúng chỉ với một ít dung dịch thuốc tím.

Ngoài ra, khi rửa các loại trái cây, rau củ và dụng cụ bếp với dung dịch thuốc tím loãng, bạn có thể giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc các bệnh do vi khuẩn cư trú trong nước gây ra, nhất là bệnh tả.

Lưu ý: Nồng độ dung dịch thuốc tím thích hợp để tránh dẫn tới tình trạng giập, nát rau củ là không quá 0.5mg/l. Sau khi rửa bằng thuốc tím, bạn nên rửa lại chúng với nước sạch để loại bỏ lượng dung dịch còn dư.

Thuốc tím rửa rau

Cũng từ tác dụng sát trùng, diệt khuẩn bên trên mà thuốc tím được các bà nội trợ sử dụng như một loại thuốc rửa hoa quả, trái cây sạch sẽ và hiệu quả thay cho các loại nước muối thường dùng.

Khi rửa các loại trái cây, rau củ và dụng cụ bếp với dung dịch thuốc tím loãng, bạn có thể giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc các bệnh do vi khuẩn cư trú trong nước gây ra, nhất là bệnh tả.

Lưu ý: Nồng độ dung dịch thuốc tím thích hợp để tránh dẫn tới tình trạng giập, nát rau củ là không quá 0.5mg/l. Sau khi rửa bằng thuốc tím, bạn nên rửa lại chúng với nước sạch để loại bỏ lượng dung dịch còn dư.

Thuốc tím rửa rau
Thuốc tím rửa rau

Tác dụng của thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản

Nhiều chất độc hữu cơ có trong nước có thể được oxy hóa và loại bỏ một cách dễ dàng chỉ với một ít thuốc tím. Từ đó mà có thể giảm thiểu được các nguy cơ gây bệnh và gây độc cho cơ thể.

Trong các loại ao, hồ, nguồn nước tự nhiên thường có lẫn rotenone có khả năng làm chết các loài cá, tôm sinh sống. Chính vì thế mà người ta đã sử dụng thuốc tím với 2 – 2.5mg/l để loại bỏ 0.5mg/l thuốc diệt cá này.

Tác dụng của thuốc tím trong y tế

Sử dụng trong y tế chính là một trong những tác dụng to lớn nhất mà thuốc tím mang lại. Cụ thể như sau:

  • Thuốc tím được sử dụng để khử trùng và diệt nấm môi trường
  • Thuốc tím được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng da: viêm da, mụn trứng cá và điều trị tình trạng viêm nhiễm nấm ở chân tay.
  • Dung dịch thuốc tím pha loãng tới nồng độ thích hợp có thể dùng để điều trị các vết thương có mủ hay phồng rộp.
  • Dung dịch thuốc tím còn được dùng để xử lý tình trạng viêm nhiễm nấm ở chân của các vận động viên bằng cách ngâm chân trong dung dịch này khoảng 15 phút.
  • Sát khuẩn, tẩy uế hay rửa các vết thương cũng có thể sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng.

Xem thêm: Bệnh thủy đậu: Cách phòng và điều trị

Thuốc tím khử trùng cho cá

Thuốc tím khử trùng cho cá
Thuốc tím – Thủy sản khỏe mạnh hơn

Một thực tại cho thấy cá là loài rất dễ bị nhiễm trùng bởi các yếu tố như: vi khuẩn, vi sinh vật, nấm, ký sinh trùng… có trong nước. Và tình trạng này rất dễ lây lan, phát triển nếu như không được khắc phục kịp thời và dẫn tới cá chết hàng loạt.

Một phương pháp hiệu quả được nghiên cứu nhằm khắc phục tình trạng trên đó chính là sử dụng Kali pemanganate nhờ vào công dụng điều trị nhiễm trùng mang vi khuẩn và tình trạng viêm loét da. Ngoài ra, chất hóa học này cũng góp phần làm tăng chất lượng môi trường nước thông qua tác dụng làm giảm thiểu nhu cầu oxy hóa sinh học và có khả năng phản ứng với các chất hữu cơ có trong nước như: vi khuẩn, tảo.

Liều lượng thuốc tím thích hợp để sử dụng với các ao nuôi cá được khuyến cáo là 4 – 8mg/l. Còn đối với các bể nuôi nhỏ hơn thì có thể sử dụng với liều lượng cao hơn nhưng phải đảm bảo trong thời gian thấp hơn.

Thuốc tím 1/10000 da liễu

Do yếu tố di truyền, do cơ địa và do cả sự thay đổi yếu tố thời tiết mà ở một số trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng viêm da cơ địa với các triệu chứng như: xuất hiện các đám đỏ tại một số vùng trên da gây ngứa ngáy, làn da bé sần sùi, dày lên và nổi mẩn đỏ khắp nơi…

Hậu quả của tình trạng này đó là khiến cho trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc suốt ngày, ngứa ngáy, kén ăn dẫn tới suy dinh dưỡng.

Trước tình trạng như này, rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đã tìm hiểu một số bài thuốc dân gian nhằm đẩy lùi tình trạng này, trong đó có sử dụng thuốc tím với nồng độ 1/10000 để bôi trực tiếp lên làn da của trẻ. Phương pháp này cũng được đánh giá là khá hiệu quả và tiết kiệm được chi phí.

Thuốc tím 1/10000 da liễu
Thuốc tím – Bé khỏe, cả nhà vui

Thuốc tím tắm cho bé sơ sinh

Bệnh cạnh phương pháp bôi da như đã đề cập bên trên, cũng với thuốc tím, các mẹ có thể tham khảo thêm cách pha thật loãng và tắm cho bé để ngăn chặn vi khuẩn tấn công, hạn chế tình trạng bội nhiễm và đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả.

Thuốc tím trong thú y

Sử dụng thuốc tím trong thú ý từ lâu đã không còn xa lạ với những hộ gia đình chăn nuôi số lượng lớn hay với các bác sĩ thú y. Cụ thể các ứng dụng của thuốc tím trong ngành thú ý này là như sau:

  • Điều trị các vết thương ngoại khoa: Rất nhiều hộ gia đình không biết phải làm gì với tình trạng nhiễm trùng vết thương gây bôi thối, lở loét và hình thành nên các ổ áp xe ở một số loài vật chăn nuôi. Từ nay thì bạn đã biết cách giải quyết và đẩy lùi tình trạng này rồi nhé, đó chính là thuốc tím.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm tử cung, âm đạo hay vú ở các loài động vật như: trâu, bò, lợn và cả bò sữa nữa nhé.
  • Tẩy uế, khử mùi hôi thối cho các chuồng trại chăn nuôi hay các dụng cụ, thiết bị dùng trong chăn nuôi.

Hầu hết dung dịch thuốc tím được sử dụng trong chăn nuôi là dung dịch có nồng độ 1%.

Xem thêm: Thuốc khử trùng Cloramin B có độc không? Hướng dẫn cách pha chuẩn

Thuốc tím tẩy quần áo

Có thể nhiều người không biết, thuốc tím Kali pemanaganate còn mang đến tác dùng làm bay màu vải sợi, chính vì thế nó được ứng dụng trong việc tẩy quần áo, nhất là quần áo mốc, trả lại cho bạn những chiếc áo quần tinh tươm như mới.

Thuốc tím tẩy quần áo
Thuốc tím – Áo quần vẹn nguyên như mới

Các ứng dụng khác

Ngoài các ứng dụng chính đã được kể bên trên, Kali pemanganate còn mang đến một số ứng dụng khác sau:

  • Đóng vai trò là chất hấp thụ khí gas, giúp làm hạn chế hậu quả của các vụ nổ do khí gas gây ra.
  • Giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong môi trường nước, mang đến một nguồn nước trong sạch hơn.
  • Là chất oxy hóa cho đường Saccharin và cho Vitamin C.
  • Thuốc tím dùng làm chất chuẩn để định lượng một số chất trong ngành hóa học phân tích.
  • Sử dụng trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và công nghiệp luyện kim.

Cách sử dụng thuốc tím

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc tím, bạn cần nắm rõ được cách sử dụng nó.

Cách sử dụng thuốc tím trong xử lý ao nuôi tôm, cá, hải sản

Như đã nói ở trên, thuốc tím hiện nay đang được sản xuất dưới dạng tinh thể hoặc bột, do đó trước khi sử dụng, bạn cần phải pha loãng chúng. Và để nâng cao tính hiệu quả, trong thời gian sử dụng thuốc tím, bạn tuyệt đối không được sử dụng thuốc diệt cá (vì đây là 2 loại thuốc có tác dụng trái ngược nhau). Sau khi sử dụng thuốc tím, bạn cần phải bón thêm phân cho ao vì lúc này, dưới tác dụng của thuốc tím, hàm lượng PO3 trong ao sẽ bị giảm đi.

Trước khi sử dụng thuốc tím, cần phải xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước để tính toán hàm lượng thuốc tím phù hợp, do thuốc tím có khả năng phản ứng với một số chất hữu cơ làm giảm đi tác dụng vốn có của nó và không tiêu diệt được hoàn toàn mầm bệnh.

Lúc mới đầu, bạn nên sử dụng thuốc tím với nồng độ 2mg/l để test thử. Sau khoảng 8 đến 12 giờ, nếu nước chuyển từ màu tím sang màu hồng, điều này chứng tỏ hàm lượng thuốc tím trên là đã đủ rồi, bạn không cần phải sử dụng thêm.

Còn nếu sau khoảng thời gian đó, màu nước chuyển từ tím sang nâu thì nghĩa là hàm lượng trên là chưa đủ, bạn cần sử dụng thêm từ 1 – 2mg/l nữa.

Thời điểm sử dụng thuốc tím thích hợp nhất là vào buổi sáng, vì lúc này sau 12h trời vẫn còn khá sáng vag bạn có thể quan sát được sự chuyển màu một cách dễ dàng.

Ngoài ra, thuốc tím cũng được sử dụng để tắm cho cá. Nồng độ thích hợp ở đây là 10 mg/l và thời gian thích hợp là 30 phút. Trong khoảng thời gian này bạn cần quan sát, chú ý đến sự thay đổi của cá để có thể kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra. Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến.

Để phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh do Columnaris gây ra, sau khi tắm cho cá bằng dung dịch thuốc tím, bạn cần phải tắm lại cho các bằng dung dịch nước muối pha loãng tới nồng độ 0.02 – 1%. Về thời gian, phụ thuộc vào từng loài cá khác nhau mà thời gian cũng khác nhau.

Thuốc tím KMnO4 dùng trong sinh hoạt hàng ngày

  • Khi sử dụng thuốc tím để khử mùi, làm sạch nước, tạo vị cho nước: hàm lượng tối đa là 20 mg/l.
  • Khi sử dụng thuốc tím để diệt khuẩn, hàm lượng thích hợp là 2 – 4 mg/l.
  • Khi sử dụng thuốc tím để tiêu diệt virus, hàm lượng thích hợp là 50 mg/l.
Thuốc tím KMnO4 dùng trong sinh hoạt hàng ngày
Thuốc tím – Người bạn cho mọi gia đình

Cách tẩy quần áo mốc bằng thuốc tím

Để tẩy những vết mốc, vết ố trên quần áo bằng thuốc tím, bạn cần tiến hành như sau:

  • Pha một lượng vừa đủ thuốc tím với nước, sau đó ngâm trực tiếp cả quần áo (hoặc phần bị mốc, bị ố) vào dung dịch vừa pha và ngâm trong khoảng 30 phút.
  • Sau 30 phút, bạn lấy quần áo ra và lúc này nó sẽ vị ngả sang màu tím. Những đừng lo nhé, bạn chỉ cần tiếp tục ngâm quần áo với thuốc tím trắng, cũng pha như trên mà thôi.
  • Ngâm cho đến khi màu tím cùng với những vết ố, vết mốc trên quần áo biến mất thì lấy ra và giặt sạch lại. Vậy là bạn như có thêm quần áo mới luôn rồi.

Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc tím, bạn cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:

  • Để tránh lãng phí thuốc tím cũng như tiêu diệt được hoàn toàn mầm bệnh, bạn cần phải tính toán chính xác hoặc gần đúng dung tích nước ao.
  • Do bản chất là một chất oxy hóa mạnh, vì vậy thuốc tím cũng được bảo quản khá nghiêm ngặt. Bạn cần bảo quản nó ở nơi kín đáo nhưng đáp ứng được là thoáng mát, khô ráo, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp chiếu vào
  • Sử dụng thuốc tím để tiêu diệt tảo trong ao có 1 nhược điểm đó là xác tảo chết sẽ làm dẫn tới tình trạng thiếu oxy trong ao. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình sử dụng thuốc tím bạn cần phải tăng cường, huy động quạt nước để cung cấp được đáp ứng được nồng độ oxy cung cấp cho các loài cá, tôm…
  • Để gia tăng tính sát trùng, một số người đã thuốc tím có thể được sử dụng chung với các loại nước sát trùng khác như oxy già hay formaline. Đây là phương pháp hoàn toàn sai, bạn không nên áp dụng.
  • Để tránh gây ra ảnh hưởng đối với các loài thủy sản nuôi trồng, khoảng thời gian thích hợp nhất giữa 2 lần sử dụng thuốc tím là 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, nhớ thường xuyên quan sát và theo dõi tình hình sức khỏe của các loài cá, tôm…

Cách rửa sạch thuốc tím

Nhiều bạn rất lo ngại và bối rối, không biết xử lý thế nào khi bị dính thuốc tím.

Trước tình trạng này không cần lo lắng quá đâu nhé, chỉ cần lấy chanh và chà xát chỗ bị dính trên da là xong ngay thôi. Mẹo nhỏ nhưng lại vô cùng hữu ích đúng không nào.

Cách rửa sạch thuốc tím
Rửa sạch thuốc tím với chanh

Ăn phải thuốc tím?

Nếu như bạn chẳng may không biết mà ăn phải thuốc tím, tùy từng hàm lượng dung nạp vào cơ thể mà có thể gây ra tình trạng tiêu hóa với các biểu hiện thông thường như: đau bụng, buồn nôn và thậm chí là nôn ra máu, gây loét miệng hoặc gây phù miệng, một số trường hợp có thể dẫn tới thủng dạ dày, cực kỳ nguy hiểm.

Để xử lý với trường hợp này, dưới đây là những việc mà bạn cần làm:

  • Sử dụng nước, sữa, than thực vật để kịp thời làm tăng áp lực nội soi và đồng thời hạn chế tổn thương tại dạ dày.
  • Uống dung dịch nattrihyposunfit nồng độ 10% để trung hoà kịp thời lượng thuốc tím đã uống phải.
  • Theo dõi các vấn đề về tiêu hóa như đã kể trên, nếu thấy nặng hơn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra vừa xử lý kịp thời tránh gây hậu quả nặng hơn.

Mua thuốc tím bán ở đâu TpHCM, Hà Nội?

Để mua được đúng loại thuốc tím chất lượng, bạn có thể tìm mua tại các nhà phân phối hóa chất và dụng cụ thí nghiệm, cơ sở chuyên buôn bán các loại hóa chất, hoặc mua trực tiếp tại các cơ sở sản xuất.

Mua thuốc tím bán ở đâu TpHCM, Hà Nội?
Mua thuốc tím ở đâu?

Thuốc tím có bán ở hiệu thuốc không?

Thuốc tím hiện nay rất phổ biến và cũng đã có mặt tại các hiệu thuốc tây, được đóng gói theo quy cách 10 gói x 1o gói lẻ. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua nó tại nhiều cửa hàng thuốc trên toàn quốc.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thêm thông tin cho bạn về một loại hóa chất hiện đang được sử dụng rộng rãi để khử trùng, tẩy uế, diệt khuẩn: thuốc tím – Kali penmanganate. Hãy nắm kỹ thật rõ cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc tím để ứng dụng vào đời sống nhé!