Người bệnh đái tháo đường có cần dùng thuốc bổ gan hay không?

Ngày viết:
229
Đánh giá
Người bệnh đái tháo đường có cần dùng thuốc bổ gan hay không?
Người bệnh đái tháo đường có cần dùng thuốc bổ gan hay không?

Bài viết Người bệnh đái tháo đường có cần dùng thuốc bổ gan hay không? của tác giả Nguyễn Quang Bảy.

Rất nhiều BN đái tháo đường khi được hỏi đang điều trị thuốc gì thì sẽ lôi ra 1 hộp thuốc “bổ gan”. Điều tra thì thấy trong đơn thuốc không có mà là BN tự mua vì thấy người bán thuốc “dọa” là bác uống nhiều thuốc đái tháo đường rồi thuốc mỡ máu, huyết áp… thế thì sẽ bị “hại gan” nên sợ quá, mua liền 2-3 loại thuốc “bổ gan” về uống.

=> Đọc thêm: Thổi thuốc vào tai là cách chữa bệnh sai, nguy hiểm cho trẻ.

Việc tự dùng các thuốc “bổ gan” có thể thành “đại hại” vì:

  1. Các thuốc đái tháo đường, huyết áp hay mỡ máu… khi được FDA (Mỹ) cấp phép cho lưu hành trên thị trường đều đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt chứng minh tính an toàn. Nguy cơ bị tác dụng phụ trên gan là cực thấp nên sẽ không cần uống thuốc “bổ gan” cùng.
  2. Một nghiên cứu trên 180.000 BN, điều trị thuốc mỡ máu Statin trong vòng 3 năm thấy chỉ có 300 người bị tăng men gan nhẹ (ở mức dưới 3 lần bình thường) trong khi đó ở nhóm so sánh, không dùng thuốc gì, cũng có 200 người bị tăng men gan.
  3. Trường hợp nếu thuốc có tác dụng phụ gây tăng men gan thì việc đầu tiên cần làm là phải ngừng thuốc ngay. Khi đó, men gan sẽ tự trở về bình thường
  4. Nhiều BN đái tháo đường có tăng men gan là do gan nhiễm mỡ không do rượu, và điều trị thuốc mỡ máu Statin cùng kiểm soát tốt cân nặng, đường huyết… lại có tác dụng làm giảm men gan rất ngoạn mục.
  5. Một số BN đái tháo đường có tăng men gan là do viêm gan virus. Nếu BN dùng thuốc “bổ gan” mà không chữa viêm gan virus thì bệnh sẽ càng nặng hơn mà thôi.
  6. Nhiều người mải nghe lời đồn, chỉ quan tâm dùng các loại thuốc “bổ gan” hay thuốc “chữa biến chứng” mà không chú tâm dùng thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp hay mỡ máu… thì sẽ rất nhanh chóng bị các biến chứng.
  7. Các thuốc được quảng cáo là “bổ gan” thường khá đắt tiền, mà tác dụng lại chưa được chứng minh rõ ràng.
  8. Cẩn thận, BN có thể bị tăng men gan, viêm gan do chính các loại thuốc “bổ gan” không rõ nguồn gốc.

=> Tham khảo: DS.VŨ NGỌC ĐÀO CHIA SẺ CÁCH ĐỔI SỮA KHÔNG GÂY HẠI ĐẾN HỆ TIÊU HÓA CỦA BÉ.