[TÌM HIỂU] Bệnh trĩ ngoại là gì? Cách chữa bệnh trĩ ngoại với từng cấp độ

Ngày viết:
1354
Đánh giá
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Dù khá dễ để nhận biết ra trĩ ngoại tuy nhiên vẫn có khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa trĩ ngoại và trĩ nội có sa búi trĩ. Tuy bệnh khá nguy hiểm nhưng người bệnh thường có xu hướng rụt rè, ngại ngùng chủ quan khiến cho bệnh để lâu dẫn đến chuyển biến nặng. Đặt biệt trĩ ngoại là căn bệnh dễ tái phát và dễ bị mắc phải.

Trong bài viết này bạn đọc hãy cùng Y tế 24h tìm hiểu các vấn đề cơ bản nhất liên quan đến căn bệnh này.

Nguyên nhân nào dẫn đến trĩ ngoại?

Một số nguyên nhân bệnh trĩ ngoại
Một số nguyên nhân bệnh trĩ ngoại

Thói quen hàng ngày chính là một trong những nguyên nhần hàng đầu gây ra trĩ ngoại. Ví dụ như:

  • Đứng quá lâu, ngồi nhiều, lười vận động hay làm việc nặng quá sức.
  • Bị táo bọn trong khoảng thời gian dài ( táo bón tức là phân bị quá khô, cứng do nhiều nguyên nhân như ăn ít rau xanh, uống nước không đủ,…) dẫn đến cơ hậu môn, cơ bụng hoạt động mạnh gây chèn ép tĩnh mạnh trĩ kéo dài. Bên cạnh đó phân to thời gian đại tiện lâu làm co cơ thắt hậu môn bị kéo dãn, gây ra trĩ ngoại.
  • Bên cạnh đó còn có một số thói quen vô tình như ngồi xổm, rặn mạnh khi đi cầu, quan hệ tình dục đồng tính nam,….
  • Còn một nguyên nhân quan trọng khác là chế độ ăn uống: uống nhiều riệu bia, ăn đồ cay nóng giàu protein ít chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ.
    Một số người bị rối loạn hệ tiêu hoá, và mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như ( viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản )…. theo như bên đông y đã ghi chép các bệnh này đều dẫn đến trĩ do gây khí yếu.
  • Phụ nữ có thai và sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc trĩ vì khi mang thai sản phụ dễ bị táo bón gây trĩ. Đồng thời khi mang thai sản phụ sẽ yếu dẫn đến hệ thống tĩnh mạch yếu hơn. Bên cạch đó khi thai càng lớn sẽ gây chèn ép đồng thời cản trở máu lưu thông về tĩnh mạch chủ phía dưới. Khi sinh tự nhiên hành động rặn để đưa thai nhi ra ngoài vô tình gây áp lực lớn cho cho tĩnh mạch trĩ làm nặng hơn.
  • Đặc thù hoạt động công việc cũng là lý do gây nên trĩ ngoại. Đa số bệnh nhân là dân văn phòng, do công việc đòi hỏi ngồi lâu 1 chỗ gây nên sự chèn ép hậu môn ảnh hưởng đến trực tràng gây nên trĩ ngoại. Do vậy mà chúng ta không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, sau khi ngồi 1-2 tiếng phải đứng dậy đi lại sẽ làm giảm nguy cơ mắc trĩ và tăng tuần hoàn máu.
  • Đại tiện không đúng cách: hiện nay nhiều người có thói quen mang theo thiết bị điện tử khi đi cầu dẫn đến thời gian đại tiện lâu không tập chung dẫn đến trĩ. Ngoài ra vệ sinh sau khi đi cầu cũng rất quan trọng, chúng ta sau khi rửa sạch hậu môn cần lấy giấy khô lau hết nước.

Triệu chứng nên biết đối với trĩ

Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng đám rối tĩnh mạch gần bề mặt hậu môn bị phình to, căng dãn làm tăng kích thước quá mức và được bao phủ bởi 1 lớp da mỏng, phần này được gọi là búi trĩ. Búi trĩ chứa đầy các dây thần kinh cảm giác do đó người bệnh luôn chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, không thoải mái. Giai đoạn đầu trĩ ngoại có các dấu hiệu giống như trĩ hỗn hợp và trĩ nội như:

  • Đại tiện ra máu tươi: đây chính là triệu chứng rõ ràng nhất khiến cho người bệnh đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Tuy nhiên không phải lúc nào đi ngoài ra máu cũng là bị trĩ và ngược lại. Chính vì vậy nhiều người mắc bệnh mà không biết mình đã bị chỉ vì không thấy máu xuất hiện khi đi ngoài dẫ đến tình trạng trĩ nặng hơn.
  •  Đau rát vùng hậu môn: cảm giác đau rát chỉ thấy trong và sau khi đại tiện. Nó có thể kéo dài đến 24h gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập của người bệnh.
  • Đi ngoài thấy có búi trĩ thò ra ngoài hậu môn: điều đặc biệt là búi trĩ có thể tự do thò ra hoặc thụt vào hậu môn ( thường gặp với bệnh nhân ở độ 1 hoặc 2) đối với ở độ 3 người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong, còn ở độ nặng nhất ( độ 4) thì không thể đẩy vào trong cho dù làm bất cứ hành động gì. Có thể thế khi búi trĩ sa ở độ 1 hoặc 2 thì ít gây ảnh hưởng hơn tuy nhiên từ độ 3 trở lên người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi đi lại đứng lâu và làm những công việc nặng. Còn khi đã ở độ 4 thì người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu trong bất kể hoạt động nào.
  • Có cảm giác mót rặn, nặng tức ở vùng hậu môn.

Các triệu chứng này đa số xuất hiện vào thời kỳ đầu của trĩ tuy nhiên lại dễ gây nhầm lẫn với một vài căn bệnh khác.

Cách phân biệt các cấp độ của trĩ ngoại

Các cấp độ của bệnh trĩ
Các cấp độ của bệnh trĩ

Trĩ ngoại độ 1

Độ 1 là mức độ nhẹ nhất của trĩ ngoại vớ những biểu hiện như hậu môn đau rát, sưng phồng lên kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy. Càng để lâu cảm giác này càng tăng lên do sự tăng khích thước của búi trĩ gây ra.

Ở gian đoạn ban đầu này búi trĩ chỉ vừa mới hình thành nên kích thước còn khá nhỏ chỉ bằng hạt đỗ, tuy nhiên nó lại gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái như đại tiện ra máu, khó khăn khi đại tiện.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể chữa trị hoàn toàn được trĩ ngoại. Làm cho bệnh nhân đỡ tốn thời gian, sức lực cũng như tăng niềm vui trong cuộc sống.

Trĩ ngoại độ 2

Ở giai đoạn này búi trí phát triển tăng lên về mặt kích thước dẫn đến các cơn đau cũng tăng lên rõ rệt, kèm theo là cảm giác lộm cộm. Hơn thế khi đi đại tiện xong bệnh nhân phải chịu cảm giác đau rát kéo dài và còn có thể bị xuất huyết khi đi vệ sinh xong.

Đặc biệt ở cấp độ này búi trĩ sẽ khích thích hậu môn tiết ra một chất dịch có mùi hôi khó chịu. Kết hợp với việc vệ sinh không đúng cách sẽ rất dễ gây viêm nhiễm hậu môn.

Lưu ý: vệ sinh không đúng cách còn gây ra viêm cho các vùng lành tính khác không chỉ có hậu môn.

Trĩ ngoại độ 3

Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, búi trĩ đã tăng kích thước lên gấp đôi so với độ 1 và độ 2. Bệnh nhân có thể cảm nhận được quan sát thậm chí là sờ thấy búi trĩ. Đây là giai đoạn dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ.

Bên cạnh đó hậu quả từ búi trĩ đem lại cũng rất rõ rệt, máu có thể chải thành giọt hoặc thành từng tia với tần suất ngày càng lớn.

Khi đạt đến độ 3 thì độ nguy hiêm của trĩ cũng tăng lên nhiều lần bởi vì kích thước búi trĩ lớn gây chèn ép đến các tĩnh mạnh. Không chỉ vậy tĩnh mạch búi trĩ còn bị còn bị tắc khiến cho bênh nhân vô cùng đau đớn.

Trĩ ngoại cấp độ 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của trĩ, trong giai đoạn này các cơn đâu sẽ day dứt và khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nguy hiểm hơn với nữ giới trong giai đoạn tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa rất cao.

Đến giai đoạn này đại tiện ta máu là không thể tránh khỏi, lúc này việc đi lại đứng ngồi cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với người bệnh.

Lời khuyên từ các chuyên gia: trĩ ngoại là căn bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu có tâm lý e ngại giấu bệnh để dẫn đến các giai đoạn nghiêm trọng thì sẽ để lại nhiều nguy cơ như: thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu.

Xem ngay: Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu – triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Sự nguy hiểm của trĩ ngoại
Sự nguy hiểm của trĩ ngoại

Theo như các bác sĩ: tất cả mọi người đều có thể mắc trĩ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ nó còn ảnh hưởng tới cả tâm lý người bệnh. Cụ thể các tác hại của bênh:

  • Sa nghẹt búi trĩ: khi bệnh dần chuyển biến nặng ( đến độ 3 hoặc 4) búi trĩ đã có kích thước khá lớn sẽ gây chèn ép các mạch máu, tắc lỗ hậu môn, làm búi trĩ bị hoại tử.
  • Hậu môn bị hoại tử: nguyên nhân do búi trĩ chèn ép mạch máu cản trở sự vận chuyển các chất dinh dưỡng đến hậu môn, bên cạnh đó việc búi trị thò ra ngoài hậu môn dễ bị nhiễm khuẩn làm họai tử hậu môn, nguy hiểm hơn đó là nhiễm trùng máu.
  • Thiếu máu: nguyên nhân là do trong quá trình đi ngoài sẽ gây ra xuất huyết, chảy máu tươi đối với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng máu có thể chảy thành tia hoặc giọt, tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu làm người bệnh mệt mỏi,….
  • Gây biến chứng ra nhiều bệnh khác: Apxe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn là các biến chứng thường gặp của trĩ ngoại. Gây đau đớn cho người bệnh đặc biệt là nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng nếu không được điều trị sớm.
  • Nguy hiểm đến tính mạng: Búi trĩ càng lớn thì niêm mạc bao quanh càng mỏng, khi bị rách hoặc thủng búi trĩ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: búi trĩ quá to gây chèn ép hậu môn làm cơ thắt hậu môn không hoạt động gây ra đại tiện không tự chủ.
  • Rối loạn thần kinh: trĩ còn có thể gây ra các cơn đau đầu, đau lưng, suy giảm trí nhớ, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu,…
  • Cuộc sống đảo lộn: bị trĩ ngoại người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cớ bản hàng ngày như đứng ngồi, đi ,…. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới sự tư tin cũng như quan hệ vợ chồng.

Các phương pháp phòng tránh và điều trị trĩ

Các cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Các cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại

Phương pháp điều hoà sinh hoạt, cải thiện dinh dưỡng

Khi bệnh trĩ ở thời kỳ đầu ( giai đoạn nhẹ) chúng ta hoàn toàn có thể điều trị căn bệnh này bằng chế độ ăn uống hợp lý, điều chỉnh sinh hoạt sao cho khoa học.Cụ thể:

  • Đầu tiên để tránh bệnh trĩ phát triển sang các giai đoạn nặng cũng như phòng chống bệnh này thì ta cần tránh ngồi quá lâu 1 chỗ. Những việc nên làm:
  •  Khi phải làm việc quá lâu cứ sau 1 tiếng cần đứng dậy đi lại tập thể dục nhẹ. Hàng ngày cần tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức khoẻ cũng như phòng chống trĩ.
  • Những môn thể thao khuyến khích nên tập hàng ngày như bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh.
  • Tập thói quen đại tiện vào đúng một giờ để cho hệ thống tiêu hoá hoạt động được trơn tru bảo vệ sức khoẻ.
  • Chế độ ăn uống cũng có tác dụng phòng trĩ, tránh trĩ tái phát, bên cạnh đó còn phòng được nhiều bệnh như tiêu chảy, táo bón giúp cơ thể khoẻ mạnh.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp bạn có một có thể khoẻ mạnh chống lại nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, trĩ không thể khỏi hoàn toàn vì vậy cần phải lưu ý để bệnh không chuyển biến xấu.

Các chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Phương pháp dân gian luôn được nhân dân tin tưởng vì kết quả cũng như nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, tuy nhiên không nên lạm dụng cách này để tránh gây phản tác dụng.

Sử dụng cây lá bỏng

Sử dụng lá bỏng để điều trị bệnh trĩ ngoại
Sử dụng lá bỏng để điều trị bệnh trĩ ngoại

Thông thường cây lá bỏng sẽ giúp điều trị bệnh bỏng ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên ít ai biết rằng cây bỏng cũng có tác dụng trị trĩ hiệu quả.
Ưu điểm: theo y học cổ truyền, cây bỏng có tính nhạt, hơi chua, tính mát nên rất hiệu quả đối với việc giảm đau, tiêu độc, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó do tính kháng khuẩn nên bỏng còn sử dụng trong bệnh đường ruột, bệnh trĩ, tiêu hoá…

Chữa bằng lá cây thiên lý

Lá cây thiên lý là một nguyên liệu dễ kiếm, hiệu quả cao, được nhiều người săn đón tìm kiếm.

Ưu điểm: theo đông y cây thiên lý có tính mát, lành, giải nhiệt, kháng viêm rất thích hợp để chữa trĩ khắc phục các cơn đau rát hậu môn, chay máu, táo bón,…

Sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ
Rau diếp cá có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ

Dùng rau diếp cá là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, đêm lại kết quả rõ rệt.

Ưu điểm: Do có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên rau diếp cá được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay và có thể sử dụng cả trong lẫn ngoài đem lại hiệu quả bất ngờ.

Sử dụng lá trầu không

Được truyền từ đời này sang đời khác, lá trầu không chính là nguyên liệu vô cùng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm: có tới 2,4% tinh dầu trong 100g lá trầu tươi chính vì vậy sử dụng lá trâif không chỉ giúp giảm viêm mà còn làm se búi trĩ, cầm máu.

Sử dụng mật ong

Trong mật ong chứa rất nhiều chất kháng viêm, vitamin B cao, chất oxi hoá. Từ đó, giúp chống viêm vết thương, giảm tối đa nhiễm trùng và làm lành vết thương nhẹ.

Dùng lá cây đu đủ

Lá cây đu đủ luôn luôn là một bài thuốc được mọi người tin dùng nhưng ít ai biết được tác dụng thần kỳ của nó

Ưu điểm: theo như ghi chép đu đủ có tính mát, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, làm mát gan, giải độc nên rất thích hợp để trị trĩ

Chữa trĩ ngoại bằng lá lốt

Lá lốt là một nguyên liệu rất phổ biến hiện nay, hiệu quả nó đem lại thì khỏi cần bàn cãi.

Ưu điểm: Theo như đông y lá lốt có vị cay nồng tính lạnh nên được sử dụng để làm co búi trĩ, hỗ trợ cầm máu, giảm bị sưng, viêm.

Sử dụng quả sung để điều trị

Từ xưa đến nay sung luôn là giải pháp trị trĩ rất hiệu quả.

Ưu điểm: Trong sung chứa rất nhiều canxi, magie, phốt pho và nhiều khoáng chất khác, bên cạnh đó chất xơ trong sung cũng rất nhiều nên sung không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn trị trĩ rất hiệu quả.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào mức độ cũng như tình trạng bệnh mà ta sử dụng sao cho hợp lý. Nếu bệnh nặng cần phải đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Trị trĩ ngoại bằng các loại thuốc tây

Một số loại thuốc tay chữa bệnh trĩ ngoại
Một số loại thuốc tay chữa bệnh trĩ ngoại

Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp điều trị trĩ ngoại với độ hiệu quả vô cùng cao như:

Titanoreine

Thuốc bôi trĩ có hiệu quả sau 4 ngày sử dụng tác dụng làm giảm đau, chảy máu,..

Công dụng:

  • Giảm đau, giảm viêm loét hậu môn.
  • Co mô trĩ tạm thời và giảm các mô bị sưng
  • Giảm nhanh các cơn đau rát sau khi đi đại tiện.
  • Hỗ trợ làm Co tĩnh mạch bị làm phình ra, tác dụng sâu vào niêm mạc búi trĩ làm teo búi trĩ.

Giá bán : 200.000-300.000 VNĐ mỗi tuýp

Xem thêm thông tin đầy đủ về Titannoreine qua bài viết:

[Review] Thuốc Titanoreine điều trị trĩ có tốt không? Lưu ý khi sử dụng

Bonivein

Là sản phẩm được điều chế và nghiên cứu tại canada, sản phẩm không chỉ giúp phòng tránh mà còn hỗ trợ điều trị trĩ.

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng do trĩ gây ra như chảy máu, nứt hậu môn , sa trực tràng…
  • Giảm nhanh hiện tượng suy giảm tĩnh mạch gây phù.
  • Phòng ngừa các biến chứng do trĩ gây ra như sa trực tràng, nứt hậu môn.
  • Giúp khí huyết đc lưu thông, tránh tụ máu ở hậu môn.

Giá bán :

  • Lọ 30 viên có giá 250.000 VNĐ.
  • Lọ 60 viên có giá 400.000 VNĐ.

Hemorrhostop

Chữa trị ngoại bằng thuốc tây
Chữa trị ngoại bằng thuốc tây

Đây là sản phẩm hỗ trợ khôi phục lại trạng thái bình thường của tĩnh mạch, có tác dụng giảm viêm, ngứa,… Từ đó làm tăng quá trình phục hồi của hậu môn.

Tác dụng:

  • Giảm đau nhức khó chịu tại vùng hậu môn.
  • Gia tăng thêm khả năng chống chịu của thành mạch.
  • Chống viêm nhiễm hậu môn do làm tăng quá trình tái tạo lớp tế bào bề mặt.

Giá bán: sản phẩm hiện nay đang được bán rất nhiều trên thị trường với 2 mức giá:

  • Sản phẩm đóng hộp tại Mỹ : 645.000 VNĐ/hộp 100ml.
  • Sản phẩm đóng hộp tại Nga: 375.000 VNĐ/hộp 65ml.

Proctolog

Đây là sản phẩm đặc trị cho nhưng trường hợp bị nứt kẽ hậu môn, trĩ trong thời gian ngắn. Có tác dụng vô cùng nhanh và được tin tưởng ở nhiều nơi.

Công dụng:

  • Phù hợp với các bệnh nhân mới ở giai đoạn trĩ cấp.
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến đau rát.
  • Tăng sức chịu đựng chống co thắt đối với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu.

Giá bán: Có 2 dạng sản phẩm khác nhau với 2 mức giá khác nhau:

  • Dạng bôi: 1 tuýp 20g giá khoảng 60.000 VNĐ/hộp.
  • Dạng nhét hậu môn: 55.000 VNĐ/hộp.

Preparation H

Là sản phẩm được sản xuất dựa trên nền y học Mỹ. Đây là sản có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm các biểu hiện của trĩ.

Công dụng:

  • Làm giảm đau phục hồi mô tổn thương khi dụng kèm với lô hội hoặc vitamin E.
  • Ngăn chặn các cơn đau do mô tổn thương gây ra.
  • Nhanh chóng làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhanh như nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu.

Giá bán:Hiện nay sản phẩm được bán với mức giá dao động từ 340.000-650.000 VND

Phẫu thuật cắt trĩ ngoại

Bên cạnh đó còn có một phương vô cùng hiệu quả khác đó là phương pháp ngoại khoa.

Đối với các bệnh nhân ở độ 3 hoặc 4 thì được chỉ định sử dụng phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn nhưng lại đem hiệu quả tối ưu nhanh chóng.

Ưu điểm: thực hiện trong khoảng thời gian ngắn ( từ 30 từ 45 phút) sử dụng sóng cao hạn chế chảy máu, không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh không đau an toàn hiệu quả cao.

Hình ảnh các phương pháp mổ trĩ phổ biến
Hình ảnh các phương pháp mổ trĩ phổ biến

Sau đó bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc đông y tăng cường sức khoẻ. Ưu điểm đối với phái nữ đó là điểu hoà chu kỳ kinh nguyệt. Với nam thì sẽ bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực gia tăng sức khoẻ tự tin vào cuộc sống.

Xem thêm: [REVIEW] Thăng Trĩ Mộc Hoa giá bao nhiêu? đánh giá, nơi bán