Trà hoa cúc: Tác dụng đem lại, cách pha và tự làm đơn giản tại nhà

2904
Đánh giá
Trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc

Hiện nay, thảo dược thiên nhiên đang là lĩnh vực được con người rất quan tâm, áp dụng phổ biến trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hay công thức làm đẹp của chị em. Hôm nay, Y Tế 24h mang đến cho bạn sản phẩm đến từ thiên nhiên và tôi đoán chắc không ít người ở đây đã từng nghe cái tên đó – Trà hoa cúc. Đó là loại trà gì? Có những tác dụng gì? Dùng như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết này.

Trà hoa cúc khô là gì?

Như tên gọi của nó, Trà hoa cúc là loại trà thảo dược chế biến từ nguyên liệu chủ yếu là hoa cúc. Ngoài vai trò làm đẹp, trang trí thì trong Đông y, hoa cúc được biết đến là vị thuốc với vị đắng, tính lương rất tốt cho việc giải độc, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ chứng suy nhược thần kinh.

Trà hoa cúc là gì?
Hình ảnh: Trà hoa cúc

Trong đề tài nghiên cứu khoa học, người ta đã phát hiện ra nhiều tính chất có lợi cho sức khỏe ngay trong thành phần hoa cúc. Điển hình là Bisabolol, với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa lão hoá nên hoạt chất này có mặt ở hầu hết các sản phẩm làm đẹp.

Tác dụng tuyệt vời của trà hoa cúc

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chứa thành phần flavones, Trà hoa cúc điều chỉnh nồng độ Cholesterol trong máu, ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh lý về tim mạch như hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch,…

Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, sản phẩm còn làm giảm nhanh các cơn đau co thắt lồng ngực do tổn thương động mạch vành gây ra.

Hỗ trợ điều trị cảm lạnh

Từ thời xa xưa, phong hàn là căn bệnh khá phổ biến mỗi khi thời tiết thay đổi. Thảo dược thiên nhiên chính là vị cứu tinh giúp con người thoát khỏi bệnh tật. Khi đó, thầy thuốc đã phát hiện tính lương của hoa cúc và áp dụng vào chữa trị phong hàn, giải cảm và đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Do thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, uống bia rượu thường dẫn đến biểu hiện nóng trong người. Nếu tình trạng kéo dài làm tích tụ độc tố và xuất hiện mẩn đỏ, phát ban trên da. Các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng sau 2-3h uống trà hoa cúc, không còn cảm giác ngứa rát, các mẩn đỏ lặn dần nhờ vào tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Xem thêm: Tinh dầu gừng – tác dụng, phương pháp chưng cất, liều dùng cho bé

Tăng cường thị lực

Mắt bạn hay bị khô, đau nhức khi phải tiếp xúc nhiều với máy tính, đọc tài liệu trong hàng giờ? Đừng quá lo lắng vì đã có trà hoa cúc. Không giúp bạn giải khát, tỉnh táo thì trà thảo mộc là giải pháp tuyệt vời bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn.

Tác dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp tăng cường thị lực

Ngăn chặn và phòng ngừa ung thư giai đoạn đầu

Apigenin là dược chất tìm thấy trong hoa cúc với công dụng ngăn ngừa khả năng tăng sinh không kiểm soát của các tế bào ung thư và giúp phát huy tối đa tác dụng thuốc điều trị ung thư.

Kết quả trên đã được các chuyên gia hàng của nước Mỹ công nhận và hiệu quả tốt nhất với ung thư cổ tử cung, ứng thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Như vậy, khi uống thường xuyên trà hoa cúc làm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.

Trị chứng mất ngủ, hạ huyết áp

Trằn trọc hay bị mất ngủ khiến cơ thể suy nhược, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn. Từ nay, bạn hãy yên tâm vì trà hoa cúc chính là trợ thủ đắc lực giúp bạn xua tan căng thẳng, mệt mỏi, dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong trà có tác dụng ổn định huyết áp và giảm nhanh các triệu chứng liên quan như đau đầu, chóng mắt, ù tai,…

Thanh nhiệt, giải độc

Trong Đông y, người ta thường sử dụng bài thuốc kết hợp giữa hoa cúc với kim ngân, bồ công anh để cải thiện chức năng gan, tăng đào thải độc tố, chữa mụn nhọt.

Với những người có cơ địa nóng trong, thường bị nhiệt miệng thì trà uống cúc là giải pháp hoàn hảo giúp thanh nhiệt cơ thể.

Giảm nhanh các cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt

Theo tìm hiểu, các thành phần trong trà hoa cúc có tác dụng tăng hàm lượng Glycine, tác động đến cơ trơn, làm giảm cơn co thắt. Nhờ công dụng đó, các chị em phụ nữ không còn lo lắng, buồn phiền mỗi khi đến ngày đèn đỏ.

Kháng khuẩn

Trà hoa cúc là liều kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và đồng thời phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, viêm.

Trị mụn, cải thiện làm da

Như đã biết, tính chống viêm của Bisabolol rất hiệu quả trong việc điều trị mụn. Ngoài ra, trong hoa cúc có thành phần polyphenol và một chất chất giúp liền sẹo, giảm nếp nhăn, mang lại làn da căng bóng, mịn màng. Cho nên, khi uống trà hoa cúc, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn cảm giác tự ti vì làn da nhiều mụn.

Tác dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc trị mụn và cải thiện làn da

Trà hoa cúc giảm cân

Trà hoa cúc không đem lại hiệu quả trực tiếp đến quá trình giảm cân của bạn nhưng có ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc giảm stress.

Khi con người chúng ta mắc phải tình trạng stress quá dài thì việc trao đổi chất bị giảm đi đáng kể. Từ đó cơ thể của mình vì bị thiếu năng lượng mà tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến việc hấp thu một lượng năng lượng quá lớn làm cân của bạn tăng lên một cách chóng mặt.

Một biện pháp gợi ý cho bạn đó là Trà hoa cúc. Trà hoa cúc có khả năng giúp an thần, tránh cho cơ thể bị stress và loại bỏ các áp lực trong cuộc sống. Từ đó sẽ làm qua cơn thèm ăn mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng, giúp cho cuộc sống của bạn ổn định hơn, lịch ăn uống khoa học hơn và đặc biệt sẽ kiểm soát được cân nặng của mình.

Trà hoa cúc lợi sữa không?

Ngày xưa, dân gian thường sử dụng các loại trà thảo dược với mong muốn bồi bổ khí huyết, giúp an thần, dưỡng âm và lợi sữa. Trong đó chắc chắn có trà hoa cúc vì trà hoa cúc là thức uống tốt mà không có caffein nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến giấc ngủ cả mẹ và trẻ em.

Trà hoa cúc lợi sữa
Trà hoa cúc có phù hợp với phụ nữ sau sinh và cho con bú không?

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy Trà hoa cúc có tác dụng giúp lợi sữa. Vì thế mà trà hoa cúc không được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ. Cụ thể:

  • Hiện nay trên thị trường có nguồn cung cấp trà hoa cúc rất phong phú nhưng không chắc chắn 100% về nguồn gốc và chất lượng. Mặt khác, trà hoa cúc cũng là một mặt hàng ít có được kiểm soát chặt chẽ nên không phải lúc nào cũng tốt.
  • Thứ 2, tử cung của người phụ nữ sau khi sinh con cần phải trải qua quá trình thu nhỏ để trở về trạng thái bình thường. Mà trà hoa cúc lại có tác dụng ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, làm cho tử cung co bóp và giảm quá trình hồi phục.

Vì vậy, những người phụ nữ đang mang thai không được sử dụng bất kỳ sản phẩm nào nếu chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ cũng như các chuyên gia tư vấn y tế.

Cách pha trà hoa cúc

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì trên thị trường xuất hiện dạng trà hoa cúc khác nhau, bao gồm: dạng nguyên bông và túi lọc. Dù dạng nào thì cách pha rất đơn giản, không quá cầu kỳ. Sau đây, chúng tôi đã tổng hợp một số công thức pha trà hoa cúc:

Trà hoa cúc mật ong

Đây là công thức độc đáo được khá người ưa thích bởi nó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Không những thế, với sự tham gia của mật ong thì nó còn hỗ trợ đường tiêu hoá và trị hô rất tốt.

Chuẩn bị:

  • Lấy khoảng 10-15 bông hoa cúc
  • 500ml nước sôi
  • 2 thìa cà phê mật ong
Trà hoa cúc mật ong
Hình ảnh: Trà hoa cúc mật ong

Cách pha

  • Bước 1: Tráng trà

Bỏ lượng hoa đã chuẩn bị vào ấm. Thêm lượng nhỏ nước sôi vừa đủ ngập bông. Sau khoảng 10-15 giây thì gạn bỏ phần nước đi để loại bớt bụi bẩn hoặc tạp chất dính trên hóa

  • Bước 2: Pha trà

Đổ nước sôi vào gần đầy ấm. Hãm trà trong vòng ít nhất là 10 phút để các tính chất từ hoa ngấm vào nước. Sau đó, thêm mật ong vào và khuấy đều. Như vậy, ta được ngay ấm trà hoa cúc mật ong.

Xem thêm: [REVIEW] Tinh dầu nước hoa Dubai cho nam và nữ mùi nào thơm nhất?

Trà hoa cúc đường phèn

Nếu bạn không thuộc team mật ong thì trà hoa cúc đường phèn cũng là lựa chọn không tồi, mang lại cho bạn vị ngọt thanh mát, dễ chịu, không quá sắc.

Các bước pha cũng tương tự như trà hoa cúc mật ong. Chỉ khác biệt ở chỗ là sau khi hãm trà thì thấy vì bỏ mật ong, bạn cho thêm vài viên đường phèn tùy theo sở thích của mình.

Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ

Táo đỏ là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng tốt cho cơ thể về tim mạch, hệ thần kinh,…Như vậy sự phối hợp giữ cúc hoa và táo đỏ là công thức “2 trong 1” có lợi cho sức khỏe của bạn.

Chuẩn bị:

  • 10-15 bông cúc
  • 1g kỉ tử
  • 4 quả táo đỏ
  • 500ml nước sôi
  • Ấm pha trà
Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ
Hình ảnh: Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ

Cách pha

  • Bước 1: Thái lát táo đỏ thành những miếng mỏng để các hoạt chất trong quả để tận vào nước hơn.
  • Bước 2: Tráng trà

Cho hoa cúc, kỷ tử và táo đỏ vừa thái lát. Bổ sung nước sôi vừa đủ ngập các thảo dược. Để tầm 10 giây thì gạn bỏ phần nước đó đi

  • Bước 3: Pha trà

Cho lượng nước sôi thích hợp vào ấm. Hãm trà ít nhất 10 phút và sau đó bạn có thể thưởng thức được rồi

Ngoài ra, tùy khẩu vị mỗi người có thể bổ sung thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống hơn.

Trà hoa cúc, cam thảo

Cốc trà của bạn có sự kết hợp giữa hoa cúc và cam thảo đem lại mùi vị thanh mát, mùi hương nhẹ nhàng tạo cảm giác cực kì thoải mái và thư giản cho người dùng. Nào hãy cùng theo dõi các bước để có một ly trà của riêng mình nhé!

Chuẩn bị:

  • Hoa cúc khô: 12 bông hoa nhỏ
  • Nước sôi: 1 chén 200ml
  • Cam thảo: 2 lát
  • Tách pha trà
Trà hoa cúc cam thảo
Hình ảnh: Chuẩn bị cam thảo để pha trà hoa cúc

Tiến hành:

  • Bước 1: Trần hoa cúc khô, cam thảo với nước sôi để loại bỏ tạp chất và cho ráo nước.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào tách trà của bạn sau đó đổ nước sôi từ từ cho cao đến 1/3 tách. Trao nhẹ cho nguyên liệu ngấm đều nước rồi loại bỏ nước đi.
  • Bước 3: Rót nước đầy tách, đậy nắp lại và để trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Khi trà dần chuyển sang màu vàng, cam thảo chìm xuống đáy có nghĩa là tách trà của bạn đã sẵn sàng để thưởng thức. Một gợi ý nho nhỏ cho những người háo ngọt rằng bạn có thể thêm 1 muỗng nhỏ mật ong để kích thích thêm vị giác của mình.

Trà hoa cúc túi lọc

Với dạng túi lọc thì cách pha hết sức giản đơn với bước sau:

Bạn chỉ cần một ly nước thật sôi và nhúng túi lọc chứa trà vào. Sau tầm 10 phút, bạn có thể dùng được. Bên cạnh đó, thêm chút đường hay một vài viên đá khiến ly trà đậm vị hơn và trở thành thức uống giải khát lý tưởng cho ngày hè nóng bức.

Cách làm trà hoa cúc khô nguyên bông tại nhà

Nếu bạn là người ưa thích đồ handmade thì tại sao không thử làm loại trà cho riêng mình chỉ với nguyên liệu dễ tìm như hoa cúc? Hôm nay, tôi sẽ bật mí cho bạn cách làm trà hoa cúc khô. Sở dĩ tôi chọn hoa khô bởi vì sản phẩm bạn làm ra sẽ dễ bảo quản, thời gian dùng lâu hơn. Đầu tiên là việc chuẩn bị nguyên liệu.

Giống hoa cúc làm trà

Lựa khoảng 30 – 40 bông cúc tươi với tiêu chí như:

  • Không được dập nát, bông càng tươi càng tốt
  • Màu sắc có thể trắng hoặc vàng
  • Chọn địa điểm mua uy tín, không sử dụng thuốc trừ sâu hay chất kích thích. Nếu không bạn có thể mua tại vườn trồng và nên hái vào thời điểm buổi sáng là tốt nhất.
Làm trà hoa cúc tại nhà
Hình ảnh: Chọn hoa cúc để làm trà

Quy trình làm hoa cúc khô

Cụ thể các bước làm như sau:

  • Bước 1: Đem hoa cúc đi rửa và để ráo nước. Chú ý: rửa nhẹ nhàng, cẩn thận tránh hoa bị nát hoặc rụng cánh
  • Bước 2: Phơi khô, khuyến khích nên phơi dưới ánh mặt trời.
  • Bước 3: Sấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như sấy bằng lò điện hoặc sao vàng trên bếp.

Đặt hoa vừa phơi trải đều lên khay hoặc chảo rộng, không xếp chồng lên nhau. Trong quá trình sấy thì để ngọn lửa vừa đủ để giữ màu sắc tự nhiên của hoa cũng như công dụng của các dưỡng chất.

  • Bước 4: Bảo quản, đặt hoa trong lọ thủy tinh kín hoặc túi ở nơi thông thoáng, dễ lấy.

Uống trà hoa cúc đúng cách

Cách dùng đúng cách

Tiêu đề trên có thể nhiều người cho rằng ngớ ngẩn vì họ nghĩ uống trà kiểu gì chả được. Tuy nhiên thì uống trà cũng cần có quy tắc nên bạn phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Khi chưa ăn gì hoặc bụng đói đặc biệt là buổi sáng, nếu uống trà hoa cúc thì bạn có thể gặp tình trạng “say trà” với biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh,…Nguyên nhân do uống trà vào thời điểm đó làm dạ dày có môi trường acid cao hơn so bình thường, rối loạn tiêu hoá.
  • Có thể dùng trà hàng ngày nhưng chỉ uống với lượng nhất định từ 2 đến 3 cốc. Bạn có thể uống sau các bữa ăn hoặc trước khi ngủ nửa tiếng để giúp ngủ ngon hơn.
  • Khi thưởng thức, trà có thể ăn kèm bánh ngọt hoặc mứt vừa không làm cồn ruột vừa làm dậy mùi trà.
Uống trà hoa cúc đúng cách
Kết hợp trà hoa cúc với bánh ngọt
  • Ngoài ra, trà hoa cúc có thể kết hợp với một số thảo mộc như táo đỏ, kỳ tử, là hán,…để tăng cường công dụng của trà và khiến bạn luôn có cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái nhất.

Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?

Trà hoa cúc rất được ưa dùng hiện nay vì xu hướng tiến đến sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người sau khi sử dụng 1 thời gian ngắn đã có cảm giác như bị “nghiện”. Về bản chất việc sử dụng trà hoa cúc hằng ngày đem lại nhiều hiệu quả cho người uống nhưng với liều lượng phù hợp cũng cực kỳ cần thiết.

Không chỉ riêng bất kì loại đồ uống nào, khi chúng ta sử dụng với một lượng quá nhiều sẽ làm dư những hoạt chất mà đồ uống đó đem lại. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cái gì quá cũng không tốt, nếu thừa thải sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trà hoa cúc cũng không ngoại lệ, nếu sử dụng quá nhiều thì nó có khả năng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.

Trà hoa cúc có thực sự tốt hay không?

Với những ưu điểm vượt trội nêu phần công dụng, thì bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trà có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào từng cơ địa, từng lứa tuổi.

Trong một số trường hợp vẫn xảy ra tác dụng không mong muốn do dùng sai cách hoặc uống quá nhiều trà:

  • Rối loạn hệ tiêu hoá

Đối với người có bệnh lý nền về tiêu hoá hoặc lớn tuổi thì thường nhu động ruột kém, cơ quan tiêu hoá không còn khoẻ mạnh. Cho nên, khi lạm dụng trà hoa cúc sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hoá như đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy,…

Trà hoa cúc có thực sự tốt không?
Trà hoa cúc có tác dụng điều trị các bệnh rối loạn hệ tiêu hóa
  • Ảnh hưởng tác dụng của một số thuốc như nhóm thuốc kháng khuẩn, chống viêm thì sẽ xảy ra tương tác không mong muốn giữa các hoạt chất trong thuốc và trà.
  • Nếu cơ thể dụng nạp quá nhiều trà hoa cúc trong một ngày có thể làm hạ đường huyết dưới mức cho phép, để lại biến chứng nghiêm trọng.

Các loại trà hoa cúc

Trên thị trường hiện nay đang lưu hành 2 loại sản phẩm đó là hoa cúc vàng và hoa cúc trắng hay còn gọi là hoa bạch cúc. Theo đó, thì trà hoa bạch cúc là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà chuyên gia cũng như người tiêu dùng. Cụ thể

Trà hoa cúc vàng

Trà hoa cúc vàng hay còn gọi là trà hoa cúc tiến vua. Cũng như tên gọi của nó, những sản phẩm được cung hiến cho vua luôn là những sản  phẩm chất lượng. Loại trà này được đánh giá cao hơn hẳn so với loại cúc kim thông thường vì mùi vị đặc trưng riêng biệt của nó. Nó có hương mát thanh, nhẹ không nặng mùi trà và tác dụng thì cao tầm hơn hẳn so với những trà cúc thông thường.

Trà hoa cúc trắng vừa giúp thư giản vừa bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe. Điều đó làm nên sự thăng hạng của nó.

Để nhận biết, chúng ta có thể quan sát hình sáng bên ngoài của hoa. Cuống hoa cúc tiến vua có hơi lõm, mùi hương nhẹ nhàng không nồng như loại hóa cúc khác.

Các loại trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc trắng và hoa cúc vàng

Trà hoa cúc trắng

Vào tháng 7 khi những cái nóng lên đến cực điểm thì bông hoa cúc trắng mang trong mình vị đắng hơi cay, làn hương nồng vượt trội so với cúc hoa tiến vua. Bên cạnh đó đem lại lợi ích giúp cơ thể giải độc, làm mát cơ thể và giảm stress.

Đặc biệt loại cúc này được hái lượm vào tháng 7, nó là sự lựa chọn ưa thích của các chị em phụ nữ trong quá trình ngăn ngừa hình thành mụn và chăm sóc da mặt.

Tuy bông nhụy to nhưng nó cũng có những công dụng đặc hiệu như tiêu độc tố và tăng thị lực. Vị nồng nồng kết hợp thêm một ít đắng, tạo cảm giác hứng thú đối với những người hay thưởng thức trà.

Cả 2 sự lụa chọn đều được người tiêu dùng sử dụng và tin tưởng. Luôn nhận được những đánh giá tích cực từ mọi người và luôn là đối tượng được quan tâm và săn đón.

Một số thương hiệu trà hoa cúc phổ biến

Trà hoa cúc Hán Linh

Đây là một loại trà hoa cúc được đóng thành dạng lon có chứa 60% là hoa cúc tự nhiên, kết hợp với đường tinh khiết được xuất xứ từ Việt Nam.

Các loại trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc Hán Linh

Đặc biệt Trà hoa cúc Hán Linh là loại trà hòa tan, nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ rất hiệu quả, tinh chất của hoa cúc sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa các triệu chứng của cao huyết áp hay làm dịu các cơn đau.

Sản phẩm được bình chọn trong “Thương Hiệu Nổi Tiếng” đạt Huy Chương Vàng, là sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Cách dùng: Có 2 sự lựa chọn

  • Uống nóng: Bạn chỉ cần cho 1 lượng thích hợp Trà hoa cúc hòa tan vào ấm và đổ nước sôi vào. Khuấy đều và để nguyên trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút bạn sẽ có ngay 1 ấm trà vừa ngon vừa bổ để thưởng thức.
  • Uống lạnh: Cũng tương tự các bước đầu như uống nóng, bạn sử dụng nước sôi để hòa tan, sau đó để nguội pha với nước lạnh, kết hợp cho đá vào để uống và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Giá thành sản phẩm: 60.000 VNĐ

Trà hoa cúc Phúc Long

Đây là một loại trà có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường, mẫu mã rất đa dạng từ dạng gói đến dạng hộp.

Quy trình sản xuất áp dụng chuỗi máy móc hiện đại, không sử dụng hóa chất bảo quản, nguồn nguyên liệu chế biến hoàn toàn tự nhiên, rõ nguồn gốc và đặc biệt rất an toàn cho sức khỏe.

Những loại trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc Phúc Long

Cũng vì thế mà sản phẩm trà hoa cúc Phúc Long có giá khá là cao so với mặt bằng các sản phẩm trà hoa cúc khác.

Giá thành sản phẩm: 79.000  VNĐ / hộp 60g

Trà hoa cúc La Mã

Có thể nói tên của trà đã chỉ rõ nguồn gốc xuất sứ của nó là đến từ Ai Cập. Từ xa xưa, người ta đã quan niệm rằng loại trà này có khả năng chữa bách bệnh, có những công dụng vô cùng lợi hại với những lợi ích đem đến cho mái tóc và làn da, bảo vệ hệ thần kinh đưa bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.

Các loại trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc La Mã Organic

Giá thành sản phẩm: 129.000 VNĐ

Trà hoa cúc Hàn Quốc

Hàn Quốc là một sứ xở được biết đến với những vẻ đẹp vô cùng thanh cao và tinh khiết. Những loại mỹ phẩm hay thảo dược trong chăm sóc sắc đẹp ở Hàn Quốc luôn được xếp ở các thứ hạng đầu Thế Giới.

Chính vì thế mà trà hoa cúc cũng không ngoại lệ. Hàn Quốc có rất nhiều loại trà hoa cúc nhưng đặc trưng và nổi tiếng nhất đó là trà Ssang Gye.

Trà được mô tả là có thể lưu lại cho cơ thể con người và tâm trí bằng cách bảo quản, lưu giữ mùi hương của loại hoa cúc Jirisan vào thời điểm cuối thu.

Các loại trà hoa cúc
Hình ảnh: Trà hoa cúc Ssang Gye Hàn Quốc

Sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp và hiệu quả bằng chuỗi các nhà máy sản xuất có uy tín ở Hàn Quốc. Hoa cúc được đóng gói thành dạng túi, có chứa rất nhiều thành phần có lợi như các loại vitamin A, Choline, B1,…

Trà hoa cúc giá bao nhiêu?

Trên thị trường xuất đa dạng mặt hàng về trà hoa cúc với nhiều nhãn hàng, thương hiệu khác nhau. Qua khảo sát nhanh, chúng tôi thu thập mức giá bán của một số loại trà

Trà hoa cúc vàng: 700.000 – 750.000 VNĐ/kg

Trà hoa cúc trắng: 700.000 – 800.000 VNĐ/kg

Trà nụ hoa kim cúc: 690.000 – 750.000 VNĐ/kg

Trà hoa cúc túi lọc: 50.000 – 70.000 VNĐ/hộp 20 túi

Trà hoa cúc mua ở đâu tại Hà Nội, tp Hồ Chí Minh

Trà hoa cúc vốn là sản phẩm phổ thông bởi nguyên liệu dễ trồng, kỹ thuật không quá phức tạp. Cho nên, loại trà bán rộng rãi trên thị trường. Ngoài cửa hàng dược phẩm thì chỉ cần nút nháy chuột, bạn đã tìm nhiều địa điểm bán trên các website, trang mạng về thảo mộc.

Hiện nay, vấn nạn dược liệu làm giả, không đảm bảo về chất lượng đang có xu thế gia tăng. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân, bạn cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm, cơ sở uy tín trước khi mua.