Tinh dầu gừng: Tác dụng, phương pháp chưng cất, liều dùng cho bé

2805
Đánh giá
Tinh dầu gừng có những công dụng tuyệt vời
Tinh dầu gừng có những công dụng tuyệt vời

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm tinh dầu các loại cây thuốc đã được bào chế và bày bán rộng rãi. Các loại tinh dầu này có rất nhiều công dụng hữu ích với cơ thể, làm tăng chất lượng cuộc sống.

Tinh dầu gừng được biết đến với rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ con người.

Dưới đây là một số thông tin đầy đủ về Tinh dầu gừng mà Y Tế 24H tìm hiểu được và bạn đọc có thể tham khảo, tìm cho mình biện pháp chăm sóc sức khoẻ tốt nhất nhé!

Tinh dầu gừng là gì?

Tinh dầu gừng là sản phẩm được chiết xuất trực tiếp từ củ gừng. Cây gừng là cây thân thảo, khá phổ biến trong dân gian và được coi là gia vị khó có thể thiếu khi chế biến những món ăn truyền thống. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất chính là củ gừng, củ gừng có màu vàng thuần, mùi nồng đặc trưng và hơi cay.

Tinh dầu gừng là gì?
Tinh dầu gừng là gì?

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết đến những tác dụng tuyệt vời của củ gừng trong việc chăm sóc sức khoẻ như điều trị bệnh liên quan đến tiêu hoá, liên quan đến hô hấp, viêm họng,…

Cho đến ngày nay, với công nghệ hiện đại hơn, chúng ta đã biết cách chưng cất tinh dầu gừng từ củ gừng bằng công nghệ lôi cuốn hơi nước để có thể tận dụng tối đa tác dụng của nó mà không gây ra bất cứ chút lãng phí nào.

Thành phần của Tinh dầu gừng

Trong củ gừng có chứa rất nhiều các kim loại, chất khoáng như: Ca, P, Fe, Mg, Zn, Ge, Se,… và một số các chất như tiền vitamin A, nhóm B,…

Ngoài những chất kể trên, Tinh dầu gừng còn chứa một số chất tiêu biểu khác như: zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone,… giúp tinh dầu gừng sở hữu những đặc tính không một loại tinh dầu nào có được.

Công dụng của Tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có tác dụng chủ yếu đối với sức khoẻ của con người, chính vì thế mà nó còn có tên gọi khác là “Tinh dầu quyền năng”.

Hỗ trợ tiêu hoá và điều trị dạ dày

Trong Tinh dầu gừng giúp bổ sung gastroprotective, một chất có trong thành dạ dày và củng cố “bức tường bảo vệ” cho dạ dày, cho thành dạ dày.

Nhờ được bổ sung gastroprotective thường xuyên nên thành dạ dày cũng sẽ được làm dày thường xuyên, từ đó làm giảm các cơn co thắt gây ra đau dạ dày và các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Chống nhiễm trùng

Tinh dầu gừng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm khá mạnh mẽ. Vì lẽ đó mà Tinh dầu gừng còn được dùng để hỗ trợ các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus như nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm.

Không những thế, Tinh dầu còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt, nôn mửa, nhức đầu, mệt mỏi.

Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp

Tinh dầu gừng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp
Tinh dầu gừng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp

Theo y học cổ truyền, gừng có đặc tính nóng và Tinh dầu gừng là tinh chất được chiết xuất từ củ gừng nên đặc tính nóng càng trở nên mạnh mẽ hơn, tác động vào tân dịch, giúp làm tan các chất nhầy cản trở đường hô hấp, đồng thời giúp cơ thể đào thải chúng ra bên ngoài một cách dễ dàng.

Do đó các bệnh có liên quan đến hô hấp như: cảm cúm, điều trị triệu chứng ho, hen suyễn, viêm phế quản và khó thở đều có thể sử dụng Tinh dầu gừng để hỗ trợ điều trị các bệnh này.

Giảm viêm nhiễm

Như đã biết bên trên, Tinh dầu gừng có khả năng kháng viêm, do đó Tinh dầu gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị như thuốc giảm đau theo cơ chế làm giảm đi lượng prostaglandin (một hợp chất được tiết ra để cơ thể cảm nhận được cơn đau), hỗ trợ làm giảm các tình trạng viêm khớp, đau nửa đầu và chống viêm mạnh mẽ.

Hỗ trợ tim mạch

Tinh dầu gừng tăng cường sức khoẻ cho tim mạch nhờ chứa một số thành phần có khả năng ngăn ngừa máu đông, chuyển hoá thành Lipid, giúp lượng cholesterol có trong máu giảm đi.

Nhờ vào đó các hoạt động của tim được giảm bớt, nâng cao sức khoẻ cho tim mạch đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Chống oxy hoá 

Hàm lượng gingerol và zerumbone cao trong tinh dầu gừng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá, làm chậm lại quá trình chết của tế bào hay hạn chế những tổn thương của tế bào.

Tinh dầu gừng giúp chống oxy hóa
Tinh dầu gừng giúp chống oxy hóa

Nhờ tác dụng chống oxy hoá mạnh mẽ của mình, Tinh dầu gừng giúp người dùng có thể ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim, ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư da, mất trí nhớ,…

Người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng Tinh dầu gừng để nâng cao sức khoẻ, phòng chống các bệnh nguy hiểm về sau.

Tăng ham muốn tình dục

Đặc tính nóng của Tinh dầu gừng giúp máu trong cơ thể được tuần hoàn và lưu thông tốt hơn. Lưu lượng tuần hoàn máu tăng như một liều thuốc tự nhiên thúc đẩy ham muốn tình dục ở con người, từ đó có thể hỗ trợ điều trị chứng bất lực, yếu sinh lý và tăng thời gian cương cứng trong quá trình quan hệ tình dục.

Hỗ trợ điều trị chứng lo âu

Tinh dầu gừng có chứa một chất gọi là chất hepatoprotective, chất này giúp chuyển hoá một phần lượng lipid thừa có trong gan do rượu bia, ngăn ngừa những tình trạng bệnh nặng hơn từ gan nhiễm mỡ thành các bệnh như xơ gan, ung thư gan,…

Top các sản phẩm Tinh dầu gừng trên thị trường

Dầu gừng Thái Dương 24ml

Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi công ty cổ phần Sao Thái Dương.

Dầu gừng Thái Dương dùng để xoa bóp hiệu quả
Dầu gừng Thái Dương dùng để xoa bóp hiệu quả

Dầu gừng Thái Dương kết hợp giữa tinh dầu gừng nguyên chất và Methyl salicylat tạo thành một loại dầu gió xoa bóp mới đã được đăng kí sở hữu trí tuệ bởi Cục Sở hữu Công nghệ Việt Nam.

Dầu xoa có công dụng giải cảm, chữa sổ mũi, nhức đầu, các bệnh nhẹ về đường hô hấp, chữa đau cơ, đau bụng, đau vai gáy. Dầu còn được dùng cho việc giảm chứng say tàu xe, giảm sưng do vết muỗi đốt, côn trùng cắn.

Quy cách đóng gói: Lọ 24ml dầu xoa.

Cách dùng: Dầu dùng bôi trực tiếp lên khu vực cần chữa trị như vùng vai gáy, vùng thái dương, vết muối đốt, côn trùng cắn, …

Giá bán: 80.000/ lọ 24ml

Chú ý: Sản phẩm không được uống, không bôi lên vùng niêm mạc, mắt.

Tinh dầu gừng Bạch Mai

Sản phẩm được chiết tách trực tiếp từ củ gừng, nên các công dụng tốt nhất của gừng được giữ trọn trong Tinh dầu gừng Bạch Mai như: hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm nhiễm, bổ sung vitamin cho cơ thể, …

Tinh dầu gừng Bạch Mai dùng được cho cả việc chế biến các món ăn
Tinh dầu gừng Bạch Mai dùng được cho cả việc chế biến các món ăn

Lưu ý khi sử dụng Tinh dầu gừng Bạch Mai:

  • Không xoa Tinh dầu gừng Bạch Mai lên vết thương hở.
  • Để tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh xa vật nuôi nếu có.
  • Tránh để tinh dầu rơi trực tiếp vào mắt
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi muốn sử dụng phải có chỉ dẫn của bác sĩ.

Giá bán: 100.000 đồng/ lọ 15ml

Bảo quản: Nhớ đóng nắp lọ khi không sử dụng, để sản phẩm nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Tinh dầu gừng Ginger Tấn Phát

Sản phẩm được chiết suất và chế biến bởi Công ty Dược liệu Tấn Phát – Taphaco.

Tinh dầu gừng Tấn Phát chiết suất 100% từ gừng nguyên chất
Tinh dầu gừng Tấn Phát chiết suất 100% từ gừng nguyên chất

Tinh dầu gừng Ginger còn được sử dụng với nhiều mục đích tuyệt vời khác như:

  • Xông hương, xông hơi: Có thể cho tinh dầu vào máy khuếch tán để tạo mùi thơm cho căn phòng của bạn.
  • Massage: Có thể kết hợp sử dụng tinh dầu gừng Ginger cùng chanh, đường và tinh dầu oliu để massage toàn cơ thể. Sau khi massage từ 15-30 phút có thể lau đi và tắm lại bằng nước ấm để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Ngâm chân
  • Đuổi muỗi: tinh dầu gừng Ginger còn có một công dụng bất ngờ khác là dùng để xua đuổi muỗi.

Sử dụng Tinh dầu gừng như thế nào?

Tinh dầu gừng sẽ được áp dụng khác đi tuỳ theo mục đích sử dụng của nó. Các bạn có thể tham khảo một số cách dùng theo tác dụng của Tinh dầu gừng sau đây:

  • Hỗ trợ tiêu hoá và điều trị bệnh dạ dày: Sử dụng Tinh dầu gừng để tắm: nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào bồn tắm và tắm như bình thường.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp: Kết hợp Tinh dầu gừng với nước uống hàng ngày: Nhỏ một giọt tinh dầu vào tách trà xanh bạn uống hàng ngày, ngày sử dụng 2 lần. áp dụng cách này một cách thường xuyên bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện của đường hô hấp cũng như các triệu chứng bệnh cũng sẽ thuyên giảm.
  • Nâng cao sức khoẻ tim mạch: Để nâng cao sức khoẻ trái tim của bạn, bạn nên massage vùng ngực kết hợp với 1-2 giọt tinh dầu 2 lần/ ngày.
  • Giảm đau: Tinh dầu gừng có thể hỗ trợ giảm đau rất tốt nếu bạn massage tinh dầu vào chỗ đau với 2-3 giọt tinh dầu. Cứ massage đều đặn khoảng 2 lần/ ngày, bạn sẽ cảm thấy cơn đau thuyên giảm dần và không còn cảm thấy chỗ đau ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của bạn.
Sử dụng Tinh dầu gừng như thế nào?
Sử dụng Tinh dầu gừng như thế nào?
  • Xả stress: Cách tốt nhất để xả stress bằng tinh dầu bưởi chính là dùng đèn xông tinh dầu khuếch tán hương thơm ra khắp phòng và nơi bạn sinh sống. Chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu là không gian đã bao trùm hương thơm đặc trưng hơi cay của gừng cả ngày. Hương thơm của Tinh dầu gừng giúp các bạn thư giãn đầu óc, đồng thời giúp não bộ có thể tập trung tốt hơn. Không những giúp thư thái đầu óc, không gian tràn ngập mùi hương dịu nhẹ của gừng giúp bạn giảm đi cảm giác nôn nao muốn nôn, đẩy lùi triệu chứng buồn nôn.
  • Giảm tình trạng buồn nôn: Pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu gừng vào cốc nước ấm để uống hàng ngày.
  • Dùng cho món ăn: Tinh dầu gừng được chiết xuất 100% từ củ gừng nên nó có thể thêm vào các món ăn trong gia đình, lưu ý là những món ăn kị với gừng thì không được cho thêm Tinh dầu gừng. Chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt Tinh dầu gừng vào món ăn là đủ để có một món ăn ngon cho mâm cơm gia đình.

Phương pháp chưng cất Tinh dầu gừng tại nhà

Gừng là loại củ phổ biến trong tất cả các gia đình ở Việt Nam, vậy nên gừng cũng là nhiên liệu rất dễ tìm kiếm. Thêm vào đó cách chưng cất Tinh dầu gừng cũng khá dễ dàng cho các chị em hay cánh đàn ông muốn tự mình mày mò ở nhà và tự mình làm ra Tinh dầu gừng. Chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy cách chưng cất tại nhà dưới đây rất phù hợp, dễ làm và lượng tinh dầu chưng cất được là lớn nhất.

  • Bước 1: Chuẩn bị gừng tươi với số lượng vừa đủ đã được rửa sạch và cạo sạch lớp đất  bên ngoài.
  • Bước 2: Cho gừng vào trong nồi và đổ nước lọc vào ngập lượng gừng có trong nồi. Sau đó đun sôi nồi nước gừng vừa chuẩn bị được. Khi đun sôi thì nên mở nắp để những chất thừa, không cần thiết có thể bay ra khỏi nồi.
  • Bước 3: Khi nồi gừng đã sôi thì mở nhỏ lửa, để chế độ ấm ủ trong khoảng 24 giờ. Trong khoảng thời gian ủ thì nên theo dõi xem gừng có bị hỏng hay không và nước có bị cạn hết, nếu xảy ra những trường hợp đó thì chúng ta loại bỏ củ gừng bị hỏng hoặc thêm nước sôi vào để tiếp tục ủ ấm.
  • Bước 4: Chuẩn bị 1 chai thuỷ tinh, sau đó lọc hỗn hợp chất lỏng vừa thu được bằng màng lọc vải. Để hỗn hợp đó trong chai 1 khoảng thời gian đến khi chúng tự tách thành 2 lớp chất lỏng riêng biệt.
  • Bước 5: Lớp tinh dầu chính là lớp màu vàng có trong bình. Chúng ta chuẩn bị một lọ thuỷ tinh khác, sau đó chiết lớp tinh dầu màu vàng trong bình cũ sang bình mới, và chúng ta đã tự chưng cất được Tinh dầu gừng rồi đó!

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo cách làm Tinh dầu gừng tại nhà từ video dưới đây:

Có nên dùng máy ép tinh dầu gừng?

Ngoài việc chưng cất Tinh dầu gừng bằng cách thủ công, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loại máy để ép được tinh dầu. Việc sử dụng máy vừa tiện lợi, an toàn, cho ra nhiều tinh dầu hơn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng Tinh dầu gừng

Khi sử dụng Tinh dầu gừng cần có chú ý:

  • Tinh dầu gừng có tính nóng khá mạnh nên không nên thoa Tinh dầu gừng nguyên chất lên da với một lượng lớn hay thoa Tinh dầu gừng vào vết thương hở, điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát như bị bỏng trên da và không thoa Tinh dầu gừng vào vết thương hở.
  • Khi xoa Tinh dầu gừng vào những vùng lân cận mắt thì nên cẩn thận, đừng để Tinh dầu gừng dính hay rơi vào trong mắt.
  • Với phụ nữ mang thai hay trẻ em thì nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn về việc sử dụng Tinh dầu gừng sao cho đúng cách và đúng liều.

Bảo quản Tinh dầu gừng như thế nào?

Sau khi chưng cất được Tinh dầu gừng cần phải bảo quản như sau:

  • Tinh dầu gừng hay bất kì một loại tinh dầu nào khác nên được bảo quản trong lọ thuỷ tinh vì tạp chất có thể lẫn vào tinh dầu hoặc tinh dầu dễ bị bay hơi nếu được bảo quản trong các lọ có chất liệu khác.
  • Không nên để nước hoa hay các chất lỏng khác lẫn vào với tinh dầu, điều này có thể làm biến chất hoặc làm suy giảm tác dụng của Tinh dầu gừng.

Xem thêm:

[REVIEW] Tinh dầu nước hoa Dubai cho nam và nữ mùi nào thơm nhất?

Tinh dầu gừng có tốt không?

Không chỉ ngày nay y học phát triển chúng ta mới biết đến tác dụng của Tinh dầu gừng, mà từ xa xưa các cụ đã sử dụng Tinh dầu gừng hay củ gừng để chăm sóc sức khoẻ. Người xưa có câu: “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, chúng ta nên chăm sóc sức khoẻ thường xuyên chứ đừng để đổ bệnh ra mới lo tìm cách chữa.

Chính vì thế, “thần dược” chăm sóc sức khoẻ là Tinh dầu gừng là sự lựa chọn sáng suốt đứng vào lập trường của người tiêu dùng cũng như của nhà sản xuất.

Dùng được Tinh dầu gừng cho bé không?

Như đã giới thiệu ở trên, Tinh dầu gừng có rất nhiều công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh cũng như tăng cường sức khỏe. Tinh dầu gừng cũng được rộng rãi ở nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng Tinh dầu gừng có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ hay không?

Tinh dầu gừng có nguồn gốc hoàn toàn từ củ gừng tự nhiên nên rất lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng cho bé, đối tượng sở hữu làn da nhạy cảm, lại là việc cần cân nhắc kĩ. Chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho con em mình sử dụng tinh dầu.

Xem thêm:

Thuốc Daleston-D có tác dụng gì? Dùng cho trẻ sơ sinh được không?

Tinh dầu gừng giá bao nhiêu?

Tinh dầu gừng được chiết xuất từ củ gừng, một nguyên liệu khá là dân dã trong đời sống, do đó nên giá của Tinh dầu gừng phù hợp rất nhiều đối tượng. Tinh dầu gừng có giá bán khác nhau tuỳ theo thể tích mà bạn muốn mua, sử dụng.

Cụ thể, 1 lọ Tinh dầu gừng 50ml có giá khoảng 225.000VNĐ. Bạn có thể tham khảo thêm giá Tinh dầu gừng ở chỗ bạn tìm mua để chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp.

Có thể mua Tinh dầu gừng ở đâu? Hà Nội, Tp.HCM

Tinh dầu gừng được bày bán ở rất nhiều nơi như nhà thuốc tây, các cửa hàng phân phối bán lẻ tinh dầu chính hãng hay các trang web bán hàng online uy tín.

Xem thêm:

Thymomodulin dùng được cho trẻ em, bà bầu không? Công dụng, Cách dùng