Thuốc Sintrom 4mg là thuốc gì? Công dụng, Cách dùng, Thận trọng

Ngày viết:
3048
Đánh giá
Thuốc chống đông máu Sintrom
Thuốc chống đông máu Sintrom

Hiện nay, phẫu thuật thay van nhân tạo và các bệnh lý gây tắc mạch như huyết khối buồng tim, nhồi máu não, tắc động mạch phổi trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Trong những trường hợp này cần phải sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông và các biến cố tim mạch nguy hiểm tới tính mạng. Bài viết hôm nay của Y Tế 24H sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và hữu ích nhất khi sử dụng thuốc Sintrom trong điều trị bệnh.

Sintrom là thuốc gì?

Sintrom là thuốc thuộc nhóm thuốc chống đông kháng vitamin K.

Sintrom được sử dụng trong điều trị và phòng tránh các biến chứng gây tắc mạch ở bệnh nhân có các bệnh lý về tim, mạch máu.

Sintrom 1 và Simtrom 4
Sintrom 1 và Simtrom 4

Sintrom được bào chế dưới dạng viên nén 1mg và 4mg (viên nén 4mg có thể chia thành 4 phần). Thuốc Sintrom 4mg và Sintrom 1mg đều được đóng gói trong hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Thành phần

Acenocoumarol – thành phần chính của Sintrom có bản chất là một kháng vitamin K (vitamin K là thành phần tổng hợp nên các yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể).

Sintrom 4mg thuốc biệt dươ
Thuốc biệt dược Sintrom

Acenocoumarol có tác dụng chống đông máu thông qua việc ức chế hình thành các dạng hoạt động của yếu tố đông máu. Mà cụ thể Acenocoumarol ức chế hình thành cá yếu tố đông máu thông qua việc can thiệp vào cơ chế khử của vitamin K tại gan.

Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp khẩn cấp Adalat 10mg ngậm dưới lưỡi giá bao nhiêu?

Thuốc Sintrom có tác dụng gì?

Sintrom được chỉ định để điều trị bệnh lý về tim gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, viêm tắc tĩnh mạch sâu, và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

  • Bệnh tim gây tắc mạch: Ngăn ngừa các biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van nhân tạo, bệnh van 2 lá. Những trường hợp này cần phải sử dụng thuốc chống đông máu để có thể duy trì hoạt động của van tim nhằm tránh nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ hoặc phải phẫu thuật lại.
  • Điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi và dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho heparin.

    Sintrom điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
    Sintrom điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Nhồi máu cơ tim: dự phòng biến chứng gây tắc mạch trong nhồi máu cơ tim như huyết khối trên thành tim, loạn động thất trái, rối loạn chức năng thất trái nặng gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho heparin. Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được aspirin.
  • Dự phòng huyết khối trong ống thông.
  • Dự phòng nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch trong phẫu thuật khớp háng.

Cách dùng thuốc Sintrom

Viên Sintrom 4 có thể chia nhỏ cho phù hợp với liều dùng được chỉ định.

  • Liều dùng duy trì thông thường khoảng từ 1 mg đến 10 mg , dùng mỗi ngày 1 lần (cụ thể uống bao nhiêu mg thì theo kê đơn của bác sĩ). Nên uống Sintrom vào một giờ cố định trong ngày.
  • Liều dùng tùy thuộc vào đáp ứng điều trị của từng người. Các liều Sintrom của mỗi bệnh nhân được xác định dựa theo thời gian đông máu bằng xét nghiệm định kỳ INR (International Normalized Ratio). Bệnh nhân cần tuân điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Tránh dùng quá liều có thể gây ra chảy máu tự phát hoặc liều quá thấp có thể gây huyết khối. Không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do gì nếu chưa có ý kiến của bác sỹ.

Thuốc Sintrom uống trước hay sau ăn

  • Nên dùng thuốc vào buổi tối để hạn chế nguy cơ gây tắc mạch thường xảy ra vào sáng sớm.
  • Dùng thuốc vào chiều tối còn thuận lợi cho việc điều chỉnh liều dùng sớm nhất có thể sau khi có kết quả xét nghiệm trong ngày hôm sau.

Xử trí quên liều, quá liều Sintrom

Khi dùng thuốc quá liều, nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng lạ, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dùng thuốc Sintrom theo đúng chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc Sintrom theo đúng chỉ định của bác sĩ

Nếu quên uống thuốc và nhớ ra trong ngày, uống ngay liều thuốc đã quên. Nếu quên đến thời điểm gần dùng liều tiếp theo thì chỉ uống thuốc tiếp tục như bình thường, không được uống gấp đôi liều để bù cho liều thuốc đã quên. Nếu không chắc chắn những việc cần làm sau khi quên liều, liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Tương tác thuốc

Trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ về dị ứng có thể có, các thuốc đang sử dụng, tiểu sử các bệnh từng mắc và bất kì các vấn đề sức khỏe khác để được tư vấn, nhằm tránh các tương tác thuốc có thể gây gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Thuốc Sintrom tương tác với những thuốc sau:

  • Các thuốc làm tăng nồng độ, tác dụng của Sintrom: các loại thuốc chống đông khác (calciparine, enoxaparine,…), thuốc chống rối loạn lipid gemfibrozil, amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim), một số loại kháng sinh như ofloxacin, trimethoprim, tetracycline ,ciprofloxacin, norfloxacin, “Nhóm azole” thuốc kháng nấm (fluconazole, ketoconazole, miconazole), các thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel, aspirin), các thuốc chống viêm NSAIDS (ibuprofen, naproxen, voltarel, …), thuốc hạ huyết áp nicardipine, acetaminophen (paracetamol, thuốc cảm), thuốc trị tiểu đường như pioglitazone, sulfonamide. Khi dùng cùng với những thuốc này cần hết sức thận trọng vì chúng làm tăng hiệu lực tác dụng của thuốc Sintrom dẫn đến nguy cơ gây biến chứng, do đó cần theo dõi sát để điều chỉnh liều phù hợp.
  • Các thuốc làm giảm tác dụng, nồng độ của Sintrom: một số thuốc ngủ như phenobarbital, các thuốc khác như amioglutethimide, phenytoin… Các thuốc này làm giảm hiệu lực của Sintrom, khi dùng kết hợp với Sintrom có thể gây tai biến tạo huyết khối.

Các thuốc khác không liệt kê trên đây có thể tương tác với thuốc này. Báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc mua không cần đơn và thảo dược đang dùng, kể cả cà phê, rượu, thuốc lá, nên để bác sỹ biết nếu bạn sử dụng chúng.

Xem thêm: Thuốc Beatil 4mg/5mg giá bao nhiêu? Hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm

Uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K, gây cản trở tác dụng của thuốc này. Vì thế nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin K. Các loại thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm: cải xoăn, trà xanh, măng tây, bơ, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, mù tạc, gan, dầu đậu tương, đậu nành, đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh), củ cải, mùi tây, hành xanh, và rau diếp.

Ngoài ra, cần hạn chế dùng nhiều một số loại thảo mộc trong quá trình dùng Sintrom như Nhân sâm, Bạch quả, Đinh lăng, …

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng các loại thực phẩm.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia khi có bất kì thắc mắc nào về Sintrom
Tham khảo ý kiến của chuyên gia khi có bất kì thắc mắc nào về Sintrom

Chống chỉ định thuốc chống đông máu Sintrom

Sintrom chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút).
  • Suy gan nặng.
  • Dễ mất máu, thiếu máu
  • Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
  • Giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.
  • Trong khi sử dụng thuốc Sintrom không nên kết hợp với aspirin liều cao, các thuốc chống viêm NSAID và các thuốc thuộc nhóm thuốc: phenylbutazon, cloramphenicol, diflunisal.

Tác dụng phụ của thuốc kháng đông Sintrom

Tùy từng trường hợp Sintrom có thể gây tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau. Mặc dù hầu hết các tác dụng phụ liệt kê dưới đây không xảy thường xuyên, nhưng có thể dẫn đến nghiêm trọng hơn nếu không có tư vấn của bác sỹ.

Dưới đây là một số tác dụng phụ do Sintrom gây ra:

  • Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Đột ngột khó thở.
  • Chảy máu ở chân răng, chảy máu cam, , hoặc máu từ vết thương lâu ngừng.
  • Nhức đầu, chóng mặt, khó thở đột ngột, yếu người hoặc bất tỉnh.
  • Cảm giác tê, ngứa ran ở vùng mặt, bàn tay hoặc bàn chân.
  • Đau hoặc sưng bất thường.
  • Thời gian kinh nguyệt dài, chảy máu kinh nguyệt nhiều.
  • Nước tiểu có màu lạ (màu hồng hoặc nâu), phân có máu hoặc màu đen.
  • Nếu dùng Sintrom mà gặp các dấu hiệu sau cần dừng uống thuốc và đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Dị ứng nặng như sưng vùng mặt, sưng họng, phát ban hoặc tụt huyết áp, khó thở.
  • Nôn ra máu hoặc dịch màu đen như bã cà phê, ho ra máu, chảy máu ở mắt, phân đen, đi ngoài ra máu, đái máu.

Đây không phải là danh mục tất cả các tác dụng phụ khi dùng Sintrom. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Xem thêm: Thuốc Madopar 250mg là thuốc gì? Tác dụng, Liều dùng, Giá bán

Thận trọng khi sử dụng Sintrom

  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận cần thông báo nghe tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách và dung liều, đồng thời được theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Tai nạn: Người đang dùng thuốc này nên mang theo một thẻ hoặc giấy tờ tùy thân ghi là đang dùng thuốc chống đông phòng trường hợp mắc thương tích.

    Thận trọng khi dùng Sintrom
    Thận trọng khi dùng Sintrom
  • Phụ nữ cần tránh mang thai khi đang sử dụng thuốc này vì thuốc có thể gây dị tật đối với thai nhi.
  • Mẹ cho con bú: Thuốc chống đông máu có thể tiết qua sữa mẹ, do đó người mẹ cần thảo luận với bác sĩ để biết có nên tiếp tục cho con bú hay không.
  • Ngưng thuốc: Không được tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em: Chưa xác định sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng thuốc này khi sử dụng với trẻ em.

Nếu phải thực hiện các xét nghiệm, phẫu thuật hay thủ thuật, người bệnh cần báo cho bác sĩ về việc đang sử dụng thuốc chống đông.

Bảo quản thuốc

  • Thuốc cần được giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.
  • Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh, phòng tắm.
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không bỏ thuốc vào nguồn nước thải (ví dụ xuống bồn rửa hoặc trong nhà vệ sinh). Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn.

Thuốc Sintrom 4mg giá bao nhiêu?

Giá tham khảo cho 1 hộp thuốc Sintrom 4 là 150.000 VNĐ. Tuy nhiên giá có thể thay đổi tùy từng nhà phân phối, chi phí vận chuyển. Nếu mua thuốc mà giá chênh lệch quá nhiều thì có thể bạn đang bị ép giá hoặc mua phải thuốc kém chất lượng. Vì vậy, phải luôn chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy khi mua hàng.

Mua thuốc Sintrom 4mg ở đâu?

Để tìm mua thuốc Sintrom khách hàng liên hệ đến các nhà thuốc hoặc các website bán thuốc trực tuyến trên toàn quốc.

Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Sintrom, chúng tôi sẽ giải thích với bạn rõ ràng nhất.

Bài viết có liên quan: [HÉ LỘ] 10+ Cách hạ huyết áp cấp tốc tại nhà đơn giản