Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách phòng bệnh và điều trị

2587
5/5 - (2 bình chọn)
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là gì? Biểu hiện ra sao?

Bạn bị ngứa ngáy hậu môn, đi ngoài ra máu? Bạn bị đau rát hậu môn, hậu môn sưng đỏ? Nếu như bạn thấy mình xuất hiện những triệu chứng này thì rất có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng rồi. Và một trong số đó phải kể đến chính là nứt hậu môn.

Vậy, nứt kẽ hậu môn là gì? Liệu có phải bạn đang bị nứt kẽ hậu môn hay không? Và nó có những triệu chứng gì khác, có gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Nếu như bạn đang thắc mắc những vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Y tế 24h. Bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin quý giá.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi xuất hiện các vết rách, vết nứt ở hậu môn. Lúc mới đầu, các vết nứt này hoàn toàn bình thường, không có quá nhiều biểu hiện. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng có thể lan rộng, dẫn tới vết rách sâu hơn và đi kèm với nó là nhiều triệu chứng khác nhau.

Nứt kẽ hậu môn là gì?
Tình trạng nứt kẽ tổn thương hậu môn

Nứt kẽ hậu môn được đánh giá là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ độ tuổi nào. Theo như các nghiên cứu và thực tế thống kê cho thấy bệnh lý này hay gặp nhất ở đối tượng là trẻ em và người trung niên, chiếm tỷ lệ tương đối lớn, cao hơn hẳn so với người già và thanh thiếu niên.

Các giai đoạn phát triển của nứt kẽ hậu môn rất nhanh, triệu chứng thường diễn ra đột ngột trong một thời gian ngắn. Việc điều trị cũng được đánh giá là không quá khó khăn, đa số người bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có số ít những bệnh nhân chủ quan để cho bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính và phải tiến hành điều trị bằng phẫu thuật gây tốn kém hơn.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Trải qua quá trình nghiên cứu, các bác sĩ đã kết luận và chỉ ra rằng nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số những nguyên nhân đó, nguyên nhân hàng đầu và có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác đó chính là táo bón kinh niên. 

Cụ thể các nguyên nhân được chẩn đoán dẫn tới bệnh lý nứt kẽ hậu môn đó là:

  • Bị chấn thương hậu môn:

Trong quá trình đi đại tiện, nếu như bạn gặp khó khăn trong một khoảng thời gian dài thì có thể dẫn tới hậu quả là hình thành nên các vết nứt ở vùng hậu môn. Bởi vì quá trình đẩy phân ra ngoài cơ thể khiến cho lỗ hậu môn của bạn phải giãn tối đa và chịu nhiều thương tổn.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Táo bón kéo dài làm tổn thương dẫn đến nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh đó, nếu như bạn có tìm hiểu qua thì có thể biết được táo bón kinh niên chính là nguyên nhân điển hình hình thành nên các búi trĩ. Và bệnh trĩ này lại gián tiếp là nguyên nhân làm hậu môn tổn thương nhiều hơn dẫn tới nứt kẽ.

Do đó, chấn thương hậu môn thường hay gặp nhất là ở những người bị trĩ và cả những phụ nữ mang thai thực hiện sinh con qua phương thức sinh thông thường.

  • Quan hệ qua đường hậu môn:

Một trong những tư thế quan hệ được nhiều cặp đôi sử dụng hiện nay đó là quan hệ thông qua đường hậu môn. Nếu như cách thức quan hệ nhẹ nhàng thì có thể không gây ra ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu như bạn quan hệ quá thô bạo thì có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rách và nứt kẽ hậu môn.

  • Cơ thể đang bị thiếu máu:

Ít ai biết rằng, thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn của bạn. Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đóng vai trò trao đổi chất và giúp cho quá trình làm lành sẹo diễn ra được dễ dàng hơn.

Chính vì thế, nếu như cơ thể bạn bị thiếu máu thì sẽ làm gia tăng thời gian làm lành các thương tổn, vết rách ở vùng hậu môn.

  • Bị bệnh viêm ruột:

Bị bệnh viêm ruột cũng được đánh giá là nguyên nhân gây ra các vết nứt ở vùng hậu môn. Lý do ở đây chính là khi bị viêm ruột, người bệnh sẽ dễ bị các vi khuẩn, vi trùng tấn công và từ đó gây nên nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm này càng ngày càng nặng sẽ dẫn tới nứt kẽ hậu môn.

  • Bệnh trĩ lâu năm:

Như đã nói ở trên, khi bị trĩ lâu năm mà không khắc phục, không cải thiện sẽ khiến cho các búi trĩ ngày càng to ra và lòi ra nhiều hơn. Khi đó sẽ gây ra nhiều biến chứng trong đó có nứt kẽ hậu môn.

  • Một số nguyên nhân khác:

Những nguyên nhân bên trên là những nguyên nhân phổ biến nhất hình thành nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó, vẫn còn những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng không thể loại trừ nguyên nhân xảy ra như:

  • Ung thư hậu môn.
  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác.
  • Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
  • Mụn cóc sinh dục.
Nguyên nhân gây tình trạng nứt kẽ hậu môn
Virus HIV xâm nhập có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Làm thế nào để có thể chắc chắn rằng nhiều khả năng bạn đang bị nứt kẽ hậu môn để có thể kịp thời đi khám và điều trị? Hãy dựa vào những triệu chứng, biểu hiện dưới đây của bệnh:

  • Đau rát vùng hậu môn: Đây được coi là triệu chứng điển hình nhất. Khi hậu môn xuất hiện các vết nứt có thể gây ra cảm giác đau rát, nóng bức khó chịu cho bạn. Cảm giác này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất là khi đi đại tiện và có thể kéo dài đến vài giờ.
  • Đại tiện ra máu: đôi khi trong quá trình đi đại tiện, bạn có thể phát hiện thấy phân của mình có dính chất nhầy và máu.
Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn
Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn là đi ngoài ra máu
  • Ngứa rát hậu môn: dù chạm vào hay không chạm vào hậu môn thì bạn vẫn có thể cảm nhận được những cơn ngứa ngáy khó chịu đang hoành hành mình.
  • Biểu hiện giúp bạn xác định được dễ dàng nhất, đó là phát hiện những vết rách, vết nứt khi sờ vào hậu môn của mình.
  • Chứng “sợ” đi đại tiện do cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mang lại, kèm theo đó là tình trạng uể oải, mệt mỏi, khó chịu trong người, người xanh xao.

Các triệu chứng trên đây đều được đánh giá là khá dễ nhận biết và gần như là tương tự như triệu chứng của bệnh trĩ. Cả 2 bệnh lý đều thuộc nhóm các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Vậy, điểm khác nhau cơ bản giúp cho bạn phân biệt chúng là gì?

Để phân biệt 2 bệnh lý này, bạn hãy dựa vào đặc điểm bệnh của chúng. Nếu bị bệnh trĩ, bạn sẽ thấy các búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn, sờ vào có thể cảm nhận được chúng như những cục thịt thừa. Còn nếu như bạn bị nứt kẽ hậu môn thì khi sờ vào sẽ không thấy các “cục thịt” này mà cảm nhận được các vết nứt, vết rách.

Như vậy, khi xác nhận bạn có những triệu chứng bên trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tránh để lâu gây nguy hiểm và xuất hiện nhiều biến chứng hơn.

Xem thêm: Bệnh Polyp hậu môn là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng ở người lớn, trẻ em.

Đối tượng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn

Những đối tượng nào là người có nguy cơ có thể bị nứt kẽ hậu môn? Hãy tham khảo những đối tượng sau đây:

  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ và nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất béo.
Đối tượng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn
Chế độ ăn không hợp lý, ít chất xơ, nhiều chất béo sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn
  • Người lười vận động.
  • Trẻ em trong những năm tháng đầu đời.
  • Người lớn tuổi, nguyên nhân do thiếu máu, giảm việc tưới máu tới vùng hậu môn trực tràng.
  • Người bị táo bón lâu năm mà không có biện pháp chữa trị cũng như cải thiện.
  • Phụ nữ sau khi sinh, nguyên nhân có thể do vấn đề kiêng khem nghiêm ngặt dẫn tới táo bón hoặc do đẻ thường.
  • Người bị bệnh Crohn.

Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn

Đến đây thì bạn đã có được khá nhiều thông tin cần biết về bệnh lý nứt kẽ hậu môn rồi. Vậy, nếu như không thấy mình có những biểu hiện, những triệu chứng như đã đề cập thì làm thế nào để bạn có thể phòng ngừa nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn bây giờ? Hãy tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Xây dựng cho mình một thói quen đi đại tiện thường xuyên, tốt nhất nên đi vào một thời điểm cố định.
  • Nếu như bạn đang bị táo bón nhưng mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không nên dùng sức rặn quá mạnh trong khi đi đại tiện. Việc nên làm ở đây đó là sử dụng nước muối ấm để thụt tháo phân.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện là một việc nên làm. Bạn có thể sử dụng giấy mềm để lau trước, sau đó sử dụng vải sạch để lau khô lại. Cần hạn chế những giấy có mùi thơm hoặc để hậu môn ẩm ướt, không được lau chùi sạch sẽ. Bởi vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của ban.
  • Tăng cường vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu đứng nhiều.
  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, dinh dưỡng, khoa học như sau:
  • Nên bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng cách tăng cường ăn rau, củ, quả, nhất là những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn
Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
  • Cần tránh ăn những thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và những chất kích thích. Không hút thuốc lá.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày theo khuyến cáo của Bộ y tế. Thỉnh thoảng bạn có thể đổi mới hương vị bằng cách sử dụng nước ép rau, củ, quả.

Chuẩn đoán nứt kẽ hậu môn

Để chẩn đoán xem mình có bị nứt kẽ hậu môn hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp. Khi đó, họ có thể sử dụng những cách chẩn đoán sau đây:

  1. Lâm sàng
  • Kiểm tra bên ngoài hậu môn: 

Bằng cách đưa ngón tay vào hậu môn để kiểm tra sự co thắt của cơ thắt và kiểm tra mức độ xơ cứng. Đôi khi các bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách banh nhẹ hậu môn của bạn để tìm kiếm những vết nứt, vết rách hoặc bảo bạn cố rặn thật mạnh để hậu môn được mở rộng hơn. 

Dựa vào các vết lở loét, vết nứt, vết rách, họ sẽ phân biệt xem đâu là vết cũ, vết mới để từ đó đưa ra kết luận. Điều cần lưu ý lúc này đó là tránh nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn với các bệnh lý khác liên quan đến hậu môn, trực tràng, nhất là những vết loét của bệnh lây qua đường tình dục,

2. Xét nghiệm

Việc tiến hành các xét nghiệm chuyên khoa sẽ giúp cho các bác sĩ chẩn đoán được bệnh lý một cách rõ ràng và chính xác hơn. Những biện pháp xét nghiệm ở đây là:

  • Nội soi trực tràng: phương pháp này thường được thực hiện với những bệnh nhân dưới 50 tuổi và không bị mắc thêm các bệnh lý khác liên quan đến ruột non và hậu môn.
  • Nội soi đại tràng: phương pháp này có thể thực hiện đối với cả những bệnh nhân ngoài 50 tuổi và giúp cho các bác sĩ quan sát được toàn bộ đại tràng của bạn.
  • Đo áp lực hậu môn: mục đích của phương pháp này đó là đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn và đánh giá chức năng hoạt động của trực tràng.

Từ kết của của những quá trình thăm khám bên trên, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý mà bạn đang gặp phải rồi từ đó đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp đối với thể trạng của bạn. 

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Nứt hậu môn là một căn bệnh thường xuyên gặp phải ở những trẻ nhỏ từ 6 đến 24 tháng tuổi, và hiếm gặp đối với các trẻ lớn.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Trẻ em từ 4 đến 24 tháng tuổi rất hay bị nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến ở trẻ đối với bệnh nứt kẽ hậu môn rất đa dạng:

  • Táo bón kéo dài do chế độ ăn uống không phù hợp ở trẻ là nguyên nhân chính. Thực phẩm bổ sung thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng táo bón nhẹ. Vì ở thời điểm độ tuổi đang còn nhỏ thì trẻ không thể tự ý thức được việc đi đại tiện điều độ của mình. Chính vì vậy mà đây chính là yếu tố khách quan dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
  • Khi đi đại tiện, thói quen rặn quá mạnh, tạo áp lực lớn lên thành hậu môn sẽ ảnh hưởng gây tổn thương gây rách.

Từ những nguyên nhân trên gây cho trẻ cảm giác đau khi đi đại tiện, xuất hiện sự sợ hãi nhất thời, làm cho lượng phân ngày càng được tích trữ với số lượng nhiều hơn, đồng thời lượng nước mất đi do phân lưu trữ quá lâu trong cơ thể làm cho phân cứng lại đã làm cho tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn.

Từ đây, hình thành vòng xoắn bệnh lý ở trẻ. Nếu không kịp thời phát hiện, đưa trẻ đến các cơ sở y tế thì có thể nguy hiểm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Điều trị nứt kẽ hậu môn

Khi đã xác định được chính xác mình đang bị nứt kẽ hậu môn, bạn không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh lại, nghe theo những lời tư vấn của bác sĩ về cách điều trị thích hợp dành cho mình.

Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người mà cách điều trị nứt kẽ hậu môn là khác nhau. Với những người bị nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên. Nhưng đối với những người mà bệnh đã nặng hơn rồi thì cần phải tiến hành phẫu thuật ngay để tránh bệnh phát triển mạnh hơn nữa và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

  • Việc đầu tiên mà bác sĩ khuyên bệnh nhân cần làm đó là thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt và chế độ ăn uống như đã nói đến ở bên trên.
  • Sử dụng phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm với thời gian khoảng 15 phút. Mục đích của việc làm này đó là giúp cho cơ thắt được thư giãn hơn để từ đó rút ngắn thời gian điều trị.

Sau đây là một số cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng nha đam:

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Sử dụng nha đam trong điều trị nứt kẽ hậu môn
  • Chuẩn bị nha đam tươi, đem đi rửa sạch và gọt đi phần vỏ, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Vệ sinh, chùi rửa sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Bôi trực tiếp phần thịt của nha đam lên các vết nứt ở hậu môn.
  • Nằm yên trong khoảng 30 phút sau đó mới đi vệ sinh lại vùng hậu môn.

Với phương pháp này tương đối an toàn và lành tính nên bạn có thể sử dụng hàng nagyf để rút ngắn thời gian điều trị.

Sử dụng dầu dừa:

  • Nấu dầu dừa nguyên chất. Nếu như bạn gặp khó khăn trong vấn đề thời gian cũng như quá trình nấu thì hoàn toàn có thể mua dầu dừa ở bên ngoài, lưu ý nên chọn những cơ sở uy tín.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Bôi trực tiếp dầu dừa lên các vết nứt.
  • Nằm yên khoảng 20 phút sau đó vệ sinh lại thật sạch sẽ vùng hậu môn.
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Sử dụng tinh dầu dừa để điều trị nứt kẽ hậu môn

Với phương pháp này, bạn chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì?

Nếu như tình trạng nứt kẽ hậu môn của bạn tiến triển nặng hơn nhưng vẫn chưa đến mức phải phẫu thuật thì hoàn toàn có thể sử dụng những loại thuốc bôi trên thị trường. 

Hầu hết các sản phẩm hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn trên thị trường ngày nay đều kèm theo công dụng giảm đau và giúp hạn chế những tổn thương gây ra nhiều nhất. Những sản phẩm được các bác sĩ khuyên nên sử dụng đó là:

  • Thuốc mỡ gây tê: mang đến tác dụng giảm đau đơn mỗi khi đi đại tiện.
  • Thuốc nhuận tràng: làm cho phân mềm hơn, việc đi đại tiện được dễ dàng và bớt ám ảnh hơn.
  • Thuốc GTN: tăng độ giãn, độ mở rộng của hậu môn. Từ đó giúp cho máu được lưu thông một cách dễ dàng hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nứt kẽ hậu môn thì sử dụng thuốc gì?
Sử dụng thuốc GTN trong điều trị nứt kẽ hậu môn
  • Tiêm botox: nhằm thư giãn cơ thể một cách tối đa, giúp rút ngắn thời gian làm lành các vết nứt.

Xem thêm: Bệnh trĩ – Nguyên nhân, dấu hiệu – triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả.

Phẫu thuật nứt hậu môn

Khi mà tình trạng bệnh đã tiến triển nặng tới mức mãn tính thì các biện pháp bên trên hầu như chỉ hỗ trợ được một phần và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật nứt hậu môn với các biện pháp như:

  • Cắt bỏ các cơ xung quanh hậu môn để mở rộng độ giãn của hậu môn.
  • Cắt bỏ cơ thắt hậu môn. Đây được đánh giá là biện pháp có tỷ lệ thành công cao nhất, lên tới 95%.
  • Cấy mô khỏe mạnh.

Một số câu hỏi về nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được không? Điều đó còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nứt kẽ hậu môn được chia làm 2 giai đoạn tương đương với 2 mức độ nguy hiểm khác nhau:

Nứt kẽ hậu môn cấp tính:

  • Ở cấp độ này, mức độ tổn thương nhẹ hơn, những vết nứt có kích thước nhỏ, hơi viêm nhẹ. Làm cho người bệnh cố cảm giác rát khi đi đại tiện.
  • Và vết nứt này hoàn toàn có thể tự khỏi trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 tiếng nếu người bệnh có chế độ ăn cũng như sinh hoạt lành mạnh.

Nứt kẽ hậu môn mạn tính:

  • Là tình trạng kích thước vết nứt đã trở nên nghiêm trọng, độ rộng dài hơn, sâu hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân, gây co thắt, đau dữ dội, chảy máu dẫn đến mệt mõi và có thể stress nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Ở mức độ này, vị trí tổn thương không còn khả năng tự hồi phục được nữa mà cần phải có sự can thiệp của chuyên gia y tế, có thể tiến hành các ca phẫu thuật để trị dứt điểm ngăn chặn tái phát về sau.

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn có gây nguy hiểm không? Một khi đã được xác định là bệnh thì tất nhiên, ít nhiều đều có những ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Đối với bệnh nứt kẽ hậu môn này, ảnh hưởng đến sức khỏe được đánh giá là không quá cao và có thể chịu đựng được. Trong quá trình bị bệnh, người bệnh luôn trong tâm lý đứng ngồi không yên vì cảm giác ngứa rát và đau đớn, khó chịu. Điều này có thể gây đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

Nỗi ám ảnh lớn nhất, kinh hoàng đối với những người bệnh lý về hậu môn trực tràng nói chung và nứt kẽ hậu môn nói riêng đó chính là đi đại tiện. Những cơn đau thấu tim gan sẽ xuất hiện khiến cho bạn cảm thấy tinh thần bất ổn, mệt mỏi và căng thẳng. Bằng một cách nào đó nó sẽ tạo cho bạn một nỗi sợ hãi vô cùng lớn đối với vấn đề đại tiện. 

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến nỗi sợ mỗi lần đi đại tiện

Điều trị nứt kẽ hậu môn khá là dễ dàng. Tuy nhiên, không phải bạn chỉ cần điều trị 1 lần là xong. Đây là một căn bệnh có thể tái trở lại và tiến tới giai đoạn mãn tính khá là nhanh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần phải kiên trì và có một quyết tâm cao độ mới có thể điều trị dứt điểm được nó.

Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ bên trên, bạn đã có thêm những hiểu biết vô cùng quan trọng về bệnh lý nứt kẽ hậu môn rồi. Nếu như bạn cảm thấy mình thực sự đang có nguy cơ cao bị bệnh này thì hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sống cho lành mạnh hơn.

Hãy đến gặp các bác sĩ đẻ được chẩn đoán một cách chính xác và tiến hành điều trị kịp thời. Không nên chủ quan và coi thường, mặc kệ cho nứt kẽ hậu môn tiến triển nặng lên. Hãy điều trị trước khi quá muộn.