Nhục thung dung: Đặc điểm, tác dụng, cách ngâm rượu

1143
Đánh giá
Nhục thung dung giúp tăng cường sức khỏe toàn diện
Nhục thung dung giúp tăng cường sức khỏe toàn diện

Ngày nay, các vị thuốc đông y được sử dụng ngày một nhiều vì tính an toàn và khả năng chữa bệnh kỳ diệu của nó. Một trong số những vị thuốc được sử dụng nhiều nhất chính là Nhục thung dung.

Vậy cụ thể Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc như nào, tác dụng ra sao không phải ai cũng biết. Hãy cùng Y Tế 24h tìm hiểu về vị thuốc cổ truyền này.

Nhục thung dung là cây gì?

Nhục thung dung là một trong những vị thuốc của Y học cổ truyền, đã được biết đến từ lâu với tác dụng chính là bổ dương, cường gân tráng cốt cực kỳ hiệu quả.

Nhục thung dung là cây gì?
Nhục thung dung là cây gì?

Nó còn có những tên gọi khác là Thung dung, Địa tinh, Hắc tư lệnh, Đại vân hay Nhục tùng dung. Cây nhục thung dung thuộc họ Orobranh Ceae, tên khoa học của cây là Cistanche deserticola Y.C. Ma.

Tác dụng của Nhục thung dung

Nhục thung dung có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường sinh lực và có tác dụng như một loại hoocmon sinh dục.

Nó còn có tác dụng ngăn chặn và điều trị một số bệnh liên quan đến thận và chức năng của tuyến thượng thận nhờ vào khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận.

Ngoài ra nó còn có khả năng hạ huyết áp, làm giãn động mạch của cơ tim, trợ tim và điều trị u xơ tử cung.

Đặc điểm của cây Nhục thung dung

Nhục thung dung là một loại cây sống ký sinh trên thân của một loại cây khác. Cây có dạng dài nhìn giống một cái chày, đầu nhọn, được phủ một lớp vàng óng, mỏng trên đầu.

Đặc điểm của cây Nhục thung dung
Đặc điểm của cây Nhục thung dung

Cây có chiều cao trung bình khoảng 15 đến 30 cm, nhưng cũng có những cây cao đến vài mét. Cây thường nở hoa vào tháng 5, nở nhiều hơn vào tháng 6, hoa mọc trên ngọn cây, hình chuông, màu vàng nhạt. Quả thường có vào tháng 6 hoặc tháng 7, màu xám, nhỏ li ti.

Phân bố

Cây được phân bố ở vùng cao, nơi có khí hậu mát mẻ như một vài nơi ở Trung Quốc (Thiểm Tây, Cam Túc) hay một số nơi khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ. Hiếm thấy ở Việt Nam.

Bộ phận nào của cây nhục thung dung thường dùng để chữa bệnh

Toàn cây Nhục thung dung đều có thể sử dụng được, nhưng thường dùng để làm thuốc là rễ của cây.

Những củ có chất lượng tốt là những củ to, màu đen, mềm, vỏ mịn và có nhiều đầu.

Cách sơ chế

Thời điểm tốt nhất để thu hái Nhục thung dung thường vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Sau khi thu hái, thuốc sẽ được phơi khô, gọi là Điềm đại vân; rửa sạch, ngâm muối khoảng 1 năm sau đó phơi khô gọi là Diêm đại vân.

Cách bào chế, chế biến

Bào chế Nhục thung dung có nhiều cách khác nhau, với mỗi dạng bào chế khác nhau nó sẽ có những tác dụng khác nhau.

Nhục thung dung thường được bào chế với các phương pháp sau:

  • Để cả củ, mang hấp, sau đó đem ra sấy khô, hoặc phơi khô, hoặc có thể ngâm với muối trước rồi phơi khô, sau đó cắt thành lát mỏng.
  • Thái thành lát nhỏ, nếu có phần lõi màu trắng thì thái bỏ, sau đó ngâm với rượu. Khi dùng thì hấp lên.

Xem thêm:

Trà gạo lứt rang có công dụng gì? Cách nấu nước gạo lứt tại nhà

Đặc điểm của Nhục thung dung theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Theo Y học cổ truyền, Nhục thung dung là một vị thuốc có vị ngọt, mặn, chua; tính ôn; quy vào hai kinh là Thận và Đại tràng.

Đặc điểm của Nhục thung dung theo y học cổ truyền
Đặc điểm của Nhục thung dung theo y học cổ truyền

Công dụng

Theo Y học cổ truyền, Nhục thung dung có những công dụng như sau:

  • Đối với nam giới thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, kéo dài tuổi thọ; đối với nữ giới có tác dụng điều trị băng huyết.
  • Bồi bổ thận dương, ích tinh bổ huyết, nhuận tràng thông tiện.
  • Điều trị các chứng lạnh lưng, mỏi gối do thận dương suy gây ra.
  • Bồi bổ thông nhuận ngũ tạng, bổ ích Mệnh môn, ích tủy, cường cân, tráng cốt

Được chỉ định dùng trong những trường hợp nào?

  • Được dùng trong các chứng khí hư huyết hàn.
  • Dùng trong các chứng thận dương hư.
  • Dùng để nhuận tràng, thông lợi đại tiểu tiện.
  • Điều trị các chứng do nguyên nhân là thận dương hư như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, liệt dương, đi tiểu đêm nhiều lần, đau nhức mỏi lưng gối.
  • Dùng trong điều trị vô sinh, giảm ham muốn tình dục.
  • Dùng trong điều trị các chứng khí huyết hư.
  • Dùng để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt…

Xem thêm:

Trà hoa đậu biếc có tác dụng gì? Hướng dẫn cách pha đúng và cách đổi màu trà

Cách ngâm rượu Nhục thung dung

Ngoài dùng để làm thuốc chữa bệnh, Nhục thung dung còn có thể được sử dụng để ngâm rượu uống. Rượu nhục thung dung cũng có những tác dụng nhất định đối với sức khỏe.

Cách ngâm

Trước khi ngâm, hơ qua với lửa cho Nhục thung dung ấm lên, có thể hơ bằng bếp than hoặc bếp ga đều được. Ngâm khoảng 1kg Nhục thung dung với 8 đến 10 lít rượu, loại rượu 40 độ, ngâm trong bình thủy tinh. Sau đó đậy kín và để khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách ngâm rượu Nhục thung dung
Cách ngâm rượu Nhục thung dung

Ngoài ra, có thể ngâm Nhục thung dung kết hợp với các vị thuốc đông y khác. Có hai cách thường được dùng:

  • Cách 1: Ngâm với tỉ lệ như sau: Nhục thung dung 1kg; Sơn thù du 0,5kg; Sâm cau 0,5kg; Dâm dương hoắc 0,3kg. Ngâm với 15 lít rượu, ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng.
  • Cách 2: Nhục thung dung 1kg, Ba kích 0,5kg; Sâm cau 0,5kg; Nấm ngọc cẩu 0,5kh; Dâm dương hoắc 0,1kg. Ngâm với 15 lít rượu và có thể sử dụng sau 1 tháng.

Tác dụng của rượu Nhục thung dung

Bổ thận tráng dương, tăng cường khả năng sinh lý ở nam giới, điều trị tiểu đêm nhiều lần, điều trị các chứng đau nhức mỏi lưng gối.

Lưu ý: Vì Nhục thung dung có tính ôn ấm, nên không được sử dụng rượu này cho những người khí hư huyết yếu, khí huyết hư hàn, vì nó có thể làm cho khí huyết càng thêm hư tổn.

Liều dùng phù hợp: mỗi ngày nên uống 1 đến 2 lần trong bữa ăn, uống 1 chén nhỏ, không nên uống quá 50ml vì nó sẽ làm phản tác dụng của rượu thuốc.

Một số bài thuốc thường dùng với Nhục thung dung

Điều trị yếu sinh lý, vô sinh ở nam giới

  • Nguyên liệu: Nhục thung dung 30g, Thục địa 15g, Nhân sâm 15g, Hải mã 10g, Lộc nhung 10g.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu trên mang đi thái lát mỏng, sau đó ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng từ 15 đến 20ml.

Điều trị chứng thận dương hư, lạnh lưng gối

  • Nguyên liệu: Nhục thung dung 15g, Viễn chí 6g, Sa sàng tử 12g, Ba kích 10g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 12g, Phụ tử 12g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn với mật ong nhào đều đến khi có thể nặn thành viên, nặn thuốc thành viên hoàn với lượng 5g/ viên. Ngày uống 2 lần kèm với rượu hoặc nước muối nhạt ấm, mỗi lần uống từ 1 đến 3 viên.

Dùng điều trị chứng rối loạn sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương

  • Nhục thung dung dùng điều trị chứng rối loạn sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương
    Nhục thung dung dùng điều trị chứng rối loạn sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương

    Nguyên liệu: Nhục thung dung 200g; Huỳnh tinh 100g; Thục địa 100g; Kỷ tử 50g; Quy đầu 50g; Dâm dương hoắc 50g; Đẳng sâm 50g; Hoàng kinh 50g; Đỗ trọng 50g; Hắc táo nhân 40g; Cốt toái bổ 40g; Nhân sâm 40g; Xuyên tục đoạn 40g; Đơn sâm 40g; Lộc giác 40g; Xuyên khung 30g; Cam cúc hoa 30g; Đại táo 30 quả; Trần bì 20g; Lộc nhung 20g.

  • Cách dùng: Bỏ tất cả các nguyên liệu trên vào bình thủy tinh, đổ rượu cho đến khi sấp mặt thuốc, đậy kín và ngâm trong một tháng.

Dùng để điều trị vô sinh và giảm ham muốn ở nữ giới

  • Nguyên liệu: Nhục thung dung 16g; Thỏ ty tử 12g; Xà sàng tử 12g; Phòng phong 6g; Phụ tử 6g; Ba kích tím 6g; Ngũ vị tử 6g; Viễn chí 6g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, trọng với mật ong nhào đều đến khi có thể nặn thành viên, vo thuốc thành viên nhỏ. Ngày uống 2 lần kèm với nước ấm hoặc nước muối nhạt ấm, mỗi lần uống từ 12 đến 20g.

Xem thêm:

Trinh nữ hoàng cung: Tác dụng và cách nấu lá để uống