Cholesterol cao: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và chế độ sinh hoạt phòng ngừa

407
Đánh giá
Cholesterol trong máu cao
Hình ảnh: Cholesterol trong máu cao

Cholesterol là thành phần chính của mỡ máu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể khi nó đạt chỉ số vừa phải trong giới hạn. Tuy nhiên khi cơ thể bị rối loạn, lượng cholesterol trong máu tăng lên vượt quá ngưỡng bình thường nó sẽ gây hậu quả nghiệm trọng cho cơ thể. Dưới đây, Y tế 24h sẽ cung cấp những hiểu biết cho bạn về tình trạng cholesterol cao trong máu.

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol trong máu cao là khi mà hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên trên mức cholesterol bình thường của cơ thể. Cholesterol có tác dụng quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào khỏe mạnh để đáp ứng được vai trò của chúng với cơ thể.

Tuy nhiên khi mà cholesterol cao sẽ gây tăng nguy cơ ảnh hưởng, tổn thương thành mạch, tăng mức độ lắng đọng mỡ thành mạch và gây tắc mạch, xơ vữa động mạch.

Khi lòng thành mạch bị thu hẹp lại do sự lắng đọng của các thành phần mỡ máu, máu sẽ bị cản trở lưu thông, gây thiếu máu ở nhiều cơ quan. Đặc biệt ảnh hưởng lớn tới tim, não (cơ quan vô cùng nhạy cảm với oxy nhưng lại không có khả năng tích trữ oxy). Khi không được nhận đủ máu chứa oxy có thể khiến bạn bị đau tim hay tổn thương não và đột quỵ.

Cholesterol cao là gì?
Hình ảnh: Cholesterol

Nguyên nhân cholesterol máu cao

Cholesterol không đơn thuần là một loại đơn độc, cholesterol trong cơ thể gồm nhiều loại tương ứng với các chỉ số khác nhau. Cholesterol sẽ gắn liền với protein tạo nên lipoprotein, một thành phần rất quan trọng với tế bào sống của cơ thể.

  • LDL cholesterol hay lipoprotein tỷ trọng thấp, đây là loại cholesterol không tốt với cơ thể, nó là chất giúp vận chuyển các hạt cholesterol đi đến tất cả các tế bào, cơ quan của cơ thể. Nhưng cũng vì điều này, khi nồng độ cholesterol trong máu cao nó sẽ lắng đọng lại thành mạch làm giảm độ đàn hồi cũng như mềm mại của thành mạch.
  • HDL cholesterol hay lipoprotein tỷ trọng cao, đây là loại cholesterol tốt với cơ thể. HDL cholesterol là chất có vai trò quan trọng giúp ổn định nồng độ cholesterol trong máu. HDL cholesterol sẽ đi gom lại tất cả các hạt cholesterol thừa ở toàn cơ thể, mang chúng về gan để thực hiện các quá trình xử lý.

Nguyên nhân tăng cholesterol trong máu do tăng nhiều cung cấp mà giảm tiêu dùng, ăn nhiều chất béo, béo phì, ít hoặc không vận động thể dục thể thao,… Điều này góp phần làm nồng độ LDL cholesterol cao trong máu và đồng thời giảm nồng độ HDL cholesterol máu (tăng yếu tố xấu, giảm yếu tố bảo vệ).

Ngoài ra nguyên nhân gây tăng cholesterol còn do rối loạn chuyển hóa, gan tăng sinh thêm nhiều cholesterol hay giảm chức năng loại bỏ LDL cholesterol.

Xem thêm: Bệnh rối loạn đa nhân cách (DID) là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị

LDL cholesterol trong máu bao nhiêu là cao?

Chỉ số LDL cholesterol tương ứng với tình trạng sức khỏe của cơ thể:

  • Nồng độ LDL cholesterol < 100mg/dL (< 2.6 mmol/L): Đây là chỉ số được đánh giá là rất tốt, cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh.
  • Nồng độ LDL cholesterol từ 100 – 129 mg/dL (2.6 – 3.3 mmol/L): Chỉ số được đánh giá là trung bình, tình trạng sức khỏe ở mức độ ổn.
  • Nồng độ LDL cholesterol từ 130 – 159 mg/dL (3.3 – 4.1 mmol/L): Chỉ số ở mức tăng giới hạn, đây là giai đoạn tiền tăng cholesterol máu.
  • Nồng độ LDL cholesterol từ 160 – 189 mg/dL (4.1 – 4.9 mmol/L): Chỉ số ở mức tăng, tức là nồng độ LDL cholesterol trong máu đã tăng cao, nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
  • Nồng độ LDL cholesterol ≥ 190 mg/dL (≥ 4.9 mmol/L): chỉ số ở mức rất cao, nồng độ LDL cholesterol trong máu của bạn đã tăng rất cao, nguy cơ cao dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Chỉ số HDL cholesterol cao hay thấp là tốt?

Chỉ số HDL cholesterol tương ứng với tình trạng sức khỏe của cơ thể:

  • Nồng độ HDL cholesterol < 40 mg/dL (< 1.0 mmol/L) ở nam giới; < 50mg/dL (< 1.3 mmol/L) ở nữ giới: Đây là chỉ số ở mức thấp, không tốt, nguy cơ lắng đọng mỡ ở thành mạch sẽ cao ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
  • Nồng độ HDL cholesterol máu > 60 mg/dL (>1.5 mmol/L): chỉ số ở mức rất tốt, đảm bảo giữ ổn định cho nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Chỉ số HDL trong máu cao hay thấp là tốt?
LDL cholesterol và HDL cholesterol

Chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao?

Chỉ số cholesterol toàn phần tương ứng với tình trạng sức khỏe của cơ thể:

  • Nồng độ cholesterol toàn phần < 200 mg/dL (<5.1 mmol/L): chỉ số ở mức rất tốt, nguy cơ cơ thể gặp các vấn đề về cholesterol sẽ rất thấp.
  • Nồng độ cholesterol toàn phần từ 200 – 239 mg/dL (5.1 – 6.2 mmol/L): đây là chỉ số nằm ở mức giữa an toàn và có nguy cơ, vì thế cần cân nhắc lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát.
  • Nồng độ cholesterol toàn phần ≥ 240 mg/dL (≥ 6.2 mmol/L): Chỉ số khẳng định rằng cholesterol máu đang bị tăng cao, cần được kiểm soát ngay.

Chỉ số cholesterol toàn phần cao sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể con người.

Cholesterol cao ảnh hưởng gì?

Tình trạng cholesterol total cao gặp khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Đã có ước tính cho rằng tăng cholesterol gây tử vong tới 2.6 triệu người.

Tăng cholesterol sẽ hạn chế được mức độ nguy hiểm dẫn đến các biến chứng chết người nếu bạn kiểm soát được mức độ cholesterol của bản thân. Khi giữ ổn định được nồng độ cholesterol máu, không tăng cao dần theo thời gian mà giảm dần về ổn định thì sức khỏe của bạn sẽ tăng lên.

Cholesterol cao ở phụ nữ có thai có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?

Khi mang thai mẹ bầu cần cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng để có thể đảm bảo chất cho em bé phát triển. Tuy nhiên không thể vì thế mà coi thường tình trạng chỉ số cholesterol khi mang thai được.

Một người phụ nữ bình thường nồng độ cholesterol máu ở mức bình thường, trong quá trình mang thai do một nguyên nhân nào đó nồng độ cholesterol máu có thể tăng lên trên mức bình thường. Hay những mẹ bầu đã gặp vấn đề cholesterol máu cao trước khi có thai thì sẽ càng nguy hiểm hơn với chế độ ăn trong thời kỳ thai kỳ.

Việc tăng nồng độ cholesterol ở mẹ bầu có thể gây ra các hậu quả như tổn thương gan (viêm gan, xơ gan), sỏi mật,… hay nghiêm trọng hơn là đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Mẹ bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ cho cả mẹ và bé để có thể kiểm soát được tình hình sớm nhất, hiệu quả nhất.

Một số biện pháp giúp mẹ bầu giữ ổn định nồng độ cholesterol máu mà vẫn bổ sung đầy đủ chất cho em bé:

  • Nên chọn và bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt cho cơ thể. Ngoài ra có thể ăn thêm nấm, các loại hạt: đậu, đậu phộng (lạc),…
  • Nên cân nhắc lượng thịt mỡ, thịt đỏ mỗi ngày sao cho phù hợp, không nên ăn quá thả phanh những loại thực phẩm này.
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với từng giai đoạn mang thai để nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé.
Cholesterol cao ở phụ nữ có thai có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?
Hình ảnh: Phụ nữ mang thai

Cholesterol cao gây bệnh gì?

Tăng cholesterol máu lâu ngày sẽ dẫn đến chúng lắng đọng, tạo thành từng tảng trong thành mạch. Khi các khối tảng lớn dần lên sẽ gây hẹp lòng thành mạch, giảm độ đàn hồi, mềm dẻo của thành mạch. Cuối cùng sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác như bệnh tim, bệnh mạch vành, hay thiếu máu não gây đột quỵ,…

Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, điều trị, tiêm phòng, kiêng gì nhanh khỏi nhất

Điều trị cholesterol cao

Những phương pháp, kỹ thuật chẩn đoán cholesterol máu cao

Để chẩn đoán cholesterol máu cao cần lắm xét nghiệm máu, và xét nghiệm thực hiện là Bilan lipid máu. Qua xét nghiệm này sẽ thu được các chỉ số liên quan đến nồng độ cholesterol máu gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol, triglycerides.

Dựa vào có chỉ số trên, so sánh với chỉ số ở mức độ bình thường tương ứng để rút ra kết luận. Nếu chỉ số LDL cholesterol cao, chỉ số HDL cholesterol thấp thì hàm lượng cholesterol trong máu cao ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, để kết quả được tối ưu và chính xác nhất bạn nên lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng, khi chưa ăn sáng. Vì kết quả sẽ chính xác nhất khi thời gian lấy máu cách bữa ăn gần nhất từ 9 đến 10 tiếng.

Khi nhận được kết quả hãy gặp bác sĩ phụ trách điều trị để được đưa ra những kết luận chính xác nhất.

Điều trị cholesterol cao
Hình ảnh: Cholesterol trong máu cao

Những phương pháp điều trị tăng cholesterol máu cao

Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, hoặc cảm thấy cơ thể bất bình thường. Nếu thấy nồng độ cholesterol của bạn không bình thường, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nồng độ cholesterol máu của bạn nằm ở mức nào bạn sẽ được kê đơn phù hợp. Một số thuốc dùng cho bệnh nhân có cholesterol cao:

  • Thuốc giảm tổng hợp lipid: Statin, acid nicotinic,…

Statin đây là loại thuốc giúp làm giảm cholesterol máu hữu hiệu và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc tác dụng do ức chế cạnh tranh với các chất nội bào tại gan tổng hợp cholesterol, từ đó làm giảm và ngăn cản quá trình tạo cholesterol tại gan.

  • Thuốc ức chế hấp thu lipid: các resin, ezetimib.

Resin sẽ phức hợp cùng acid mật, khi thuốc vào cơ thể hình thành phức cùng acid mật từ đó giảm nhũ tương hóa từ đó giảm hấp thu lipid. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng gián tiếp giúp tăng chuyển hóa cholesterol thành acid mật.

Ezetimib giúp giảm nồng độ cholesterol được hấp thu tại ruột non do ức chế các protein mang cholesterol từ ruột non vào máu.

Lưu ý:

  • Cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng các thuốc làm giảm cholesterol máu mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Nghiêm túc tiến hành điều trị, dùng thuốc thường xuyên, đúng liều được chỉ định.
  • Khi sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, để kết quả thu được tốt nhất bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục, chơi thể thao phù hợp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo và tăng cường rau xanh, hoa quả, chất xơ.
  • Nên hạn chế hoặc không nên dùng hẳn thuốc lá, rượu bia vì nó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.

Các bài thuốc chữa cholesterol cao

Chữa cholesterol máu cao bằng chanh, gừng, tỏi

Chuẩn bị: tỏi, gừng và chanh, máy xay làm nhuyễn nguyên liệu, nồi đun

Cách làm:

Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, gọt bỏ lớp vỏ ngoài và cho vào máy xay, làm nhuyễn hỗn hợp.

Bước 2: Nấu sôi sẵn một nồi nước, sau đấy cho hỗn hợp trong máy xay nhuyễn vào, để nước tiếp tục sôi tầm 10 phút, tắt bếp.

Bước 3: Để dung dịch nguội dần, rót nước đấy vào chai dùng dần mỗi ngày, bảo quản ở nơi mát.

Giảm cholesterol máu bằng lá sen

Cách làm: Chuẩn bị 1 lượng lá sen, có thể tươi hay khô đều được. Dùng lá sen này để nấu nước uống, bạn nên uống thường xuyên mỗi ngày thay cho nước thường ngày mà bạn hay uống.

Giảm cholesterol máu bằng bí đỏ

Cách làm: Làm kiểu sinh tố bí đỏ uống mỗi sáng. Bạn chuẩn bị bí đỏ, bỏ phần vỏ chỉ lấy phần thịt cho vào máy xay làm nhuyễn, cho thêm khoảng 1 cốc nước lọc. Sau đấy, loại bỏ cặn, chỉ lấy phần dịch để uống.

Giảm cholesterol máu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là một món rau rất thân thuộc, bạn có thể dùng ăn trực tiếp, xay lấy nước uống hay chế biến để ăn kèm các món ăn khác. Với cách dùng này sẽ giúp rau diếp cá phát huy tác dụng giảm mỡ máu rất hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh Whitmore là gì? Hình ảnh, dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người

Chế độ ăn cho người cholesterol cao

Người có cholesterol cao nên ăn gì?

Vậy chế độ dinh dưỡng của người đang có cholesterol máu cao nên là như thế nào cho phù hợp? Cholesterol trong máu cao nên ăn gì? Câu trả lời sẽ là:

  • Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt trong ngày để bổ sung vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể.
  • Ăn chất béo động vật ở mức ít, phù hợp. Có thể thay chất béo động vật bằng dầu thực vật với lượng vừa phải.
  • Nên uống đủ nước trong ngày (trung bình khoảng 2 lít nước) tùy thuộc vào từng độ tuổi và tường tình trạng sức khỏe. Có thể cung cấp thêm nước hoa quả mỗi ngày càng tốt.
  • Ăn nhạt lại, các món ăn trong bữa cơm đều nên giảm dần lượng muối đi. Ăn nhạt rất tốt cho sức khỏe, bảo vệ tim mạch, bảo vệ chất lượng xương.
  • Nếu cơ thể bạn đang bị thừa cân, béo phì, bạn nên thực hiện chế độ để giảm cân nặng dần dần. Cuối cùng hãy duy trì cân nặng phù hợp chỉ số BMI để có một sức khỏe tốt nhất.
  • Ăn uống đảm bảo chất cùng với những bài thể dục mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hơn nồng độ cholesterol trong máu.
Người có cholesterol cao nên ăn gì?
Hình ảnh: Rau xanh

Người có cholesterol cao kiêng ăn gì?

Khi đang trong giai đoạn lượng cholesterol máu cao thì bạn nên kiêng những yếu tố sau:

  • Hạn chế tối đa lượng mỡ động vật đưa vào cơ thể, thay vào đó nếu sử dụng chất béo bạn nên dùng dầu thực vật
  • Giảm tối đa lượng thịt mỡ, những vùng thịt có gân, các loại da động vật. Vì đây là những bộ phận chứa lượng lớn chất béo của động vật.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia.
  • Không nên ăn những đồ ăn có hàm lượng đường lớn, đồ ăn nhanh.
  • Tốt nhất không nên ăn đêm, có thể ngừng ăn sau 7, 8 giờ tối càng tốt.
Người có cholesterol cao kiêng ăn gì?
Hình ảnh: Mỡ động vật

Nếu bạn đang trong tình trạng chỉ số cholesterol trong máu cao bạn nên đi khám bác sĩ định kỳ. Nếu còn thắc mắc hay có vấn đề chưa hiểu hãy gọi vào hotline, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề.

Tài liệu tham khảo:

What causes high cholesterol?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/9152

High Blood Cholesterol
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/high-blood-cholesterol

LDL and HDL Cholesterol: “Bad” and “Good” Cholesterol
https://www.cdc.gov/cholesterol/ldl_hdl.htm