[CẢNH GIÁC] Tác hại của cây thuốc Dòi. Tác dụng & các bài thuốc trị bệnh

Ngày viết:
5045
Đánh giá
Cây thuốc Dòi
Cây thuốc Dòi

Đất nước Việt Nam được biết đến là một nơi có nguồn dược liệu, cây thuốc dồi dào, đa phần trong số đó đều có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Và một trong số những cây thuốc dân gian có hiệu quả trị bệnh tốt đó chính là cây thuốc Dòi (hay còn gọi là cây Bọ mắm). Vậy cây thuốc Dòi có tác dụng gì? Sử dụng chữa bệnh như thế nào?

Hãy cùng Y Tế 24h tìm hiểu!

Mô tả cây thuốc dòi

Tên khoa học

Cây thuốc Dòi có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica.

Tên gọi khác

Cây thuốc Dòi được người dân biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Cây bọ mắm, bơ nước tương, cây mút dòi, cây thuốc dòi tím, đại kích biển,… Tên gọi của loài cây này có phần hơi lạ lùng nhưng những tác dụng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.

Đặc điểm

Mô tả cây thuốc dòi
Hình ảnh cây thuốc dòi

Loài cây này được biết đến là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, toàn thân cây có nhiều lông nhỏ màu trắng, thường mọc sát đất chứ không vươn cao. Khi cây đã trưởng thành thì có thể ra hoa quanh năm. Hoa màu trắng, mọc chụm lại thành từng chùm ở kẽ các cành. Quả màu hồng tím hơi thuôn và nhọn ở đầu. Tuy cây mọc quanh năm nhưng thường được thu hái nhiều nhất trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 bởi đây là lúc cây phát triển tốt nhất, lượng dược chất trong cây dồi dào nhất.

Phân bố

Cây thuốc dòi được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là: Bán đảo Đông Dương, Ấn Độ, Malaysia, Philipin,..

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là những nơi có đất ẩm ướt, bỏ hoang nên có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Qua nghiên cứu và điều tra, thấy được cây sinh trưởng và phát triển mạnh ở các vùng như Lạng Sơn, Tây Nguyên, Gia Lai, Sapa,..

Hiện nay, nhiều người biết đến công dụng trị bệnh tốt của loài cây này nên đã trồng hàng loạt để thu hái kinh doanh, làm thuốc.

Thành phần hóa học

Tác dụng trị bệnh của cây thuốc đã có từ lâu nhưng lại không được nhiều người biết đến. Vì thế, các công trình nghiên cứu về loài cây này vẫn còn rất ít. Tới nay cũng chỉ có một vài luận văn nghiên cứu về loài cây này. Trong các đề tài nghiên cứu đó đã nghiên cứu và chỉ ra trong cây thuốc dòi có chứa hoạt chất Isoflavon.

Bộ phận dùng

Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, bao gồm: Thân, lá, rễ, hoa hay nhựa cây.

Thu hái và chế biến

Mô tả cây thuốc dòi
Thu hái đúng thời điểm cho Dược liệu chất lượng cao

Cây có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8.

Cây sau khi thu hái về đem rửa sạch rồi phơi cho khô hoàn toàn, đem gói vào các túi nilon sạch và để ở những nơi thoáng mát để bảo quản lâu dài.

Tính vị

Theo Đông y hay các lương y thì cây thuốc dòi có tính mát, có vị ngọt nhưng nhạt.

Tác dụng

Đây là loại thảo dược đã được sử dụng như một bài thuốc trong dân gian cũng như dược liệu trong y học cổ truyền từ lâu. Từ đó thấy được loài cây này có các tác dụng sau:

  • Trị tình trạng ho dai dẳng, viêm phế quản mãn tính.
  • Trị bệnh ho do nhiễm lao.
  • Giúp tiêu đờm.
  • Chữa viêm, đau họng.
  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
  • Điều trị chứng viêm mũi.
  • Trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú.
  • Chỉ khái.
  • Thông tiểu, trị chứng đái rắt, đái buốt do viêm tiết niệu, viêm bàng quang.
  • Thông sữa.
  • Tiêu vết bầm.
  • Tiêu viêm, giảm đau răng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
  • Ở Ấn Độ, loài cây này được sử dụng để điều trị giang mai, lậu hay bị rắn cắn.
  • Ở Malaysia, dùng để uống có tác dụng lợi sữa, dành cho sản phụ bị thiếu sữa.

Ngoài ra, trong ngành ẩm thực Việt Nam, loài cây này còn rất hiệu quả để tiêu diệt dòi. Trộn một vài cây thuốc dòi nhỏ với mắm tôm hay nước sốt thì các thực phẩm đó sẽ không bị dòi bọ. Đây là một phương pháp từ thiên nhiên an toàn, không cần sử dụng đến các chất hóa học độc hại.

Tác dụng
Cây thuốc Dòi được sửu dụng trong bài thuốc dân gian chữa nhiều căn bệnh

Xem thêm: Cách làm lá đu đủ chữa ung thư, ngộ độc lá đu đủ thì xử lý như thế nào?

Bài thuốc trị bệnh từ cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi trị viêm họng, ho lâu năm, ho lao

Tinh chất isoflavon có trong cây bọ mắm có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các loại virus trong đường hô hấp, các virus gây viêm phổi, vì thế có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh viêm họng, ho lao, ho lâu năm.

Bài thuốc: Dùng khoảng 40 gam cây thuốc dòi khô sắc lên, uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng nấu thành cao lỏng trộn cùng mật ong để tăng tác dụng. Uống chia thành 3-4 lần trong ngày.

Cây thuốc dòi trị chứng viêm ruột, kiết lị, viêm đường tiết niệu

Bài thuốc: Dùng 100 gam cây thuốc dòi tươi đem rửa sạch rồi giã nát. Đổ vào phần thuốc đã giã nhuyễn 250ml nước, sau đó đem lọc lấy nước trong, bỏ bã. Dùng uống mỗi ngày một lần sẽ có hiệu quả.

Cây bọ mắm trị rong kinh

Loài cây này có tác dụng giải độc, tiêu thũng, trừ thấp nhiệt, có tính mát nhưng lại có thể điều kinh rất tốt.

Bài thuốc: Sắc 30 gam cây thuốc dòi khô cùng với 500ml nước. Đủ thời gian thì để nguội và sử dụng 2 lần một ngày. Sau một tuần sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc trị tiểu buốt, tắc sữa

Cây thuốc dòi rất có tác dụng trong việc trị tiểu buốt, tắc sữa.

Bài thuốc: Sắc hỗn hợp gồm 40 gam cây thuốc dòi và 500ml nước, uống hằng ngày đến khi tình trạng dược cải thiện. Nếu tình trạng đã kéo dài và nặng thì có thể sử dụng cây thuốc dòi kèm các thảo dược khác để làm tăng tác dụng.

Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi với cây thuốc dòi

Bài thuốc: Dùng kết hợp cây thuốc dòi với cây long thảo sắc lên, uống hàng ngày trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh có khởi sắc.

Cây thuốc dòi tím chữa sâu răng

Trẻ nhỏ hay thậm chí là người lớn đều có thể bị sâu răng, cảm giác đau nhức khiến người bị ăn không ngon, ngủ không yên. Khi đó, có thể dùng lá cây bọ mắm tươi, rửa sạch rồi nhai trực tiếp cho nát ra, các dược chất trong cây sẽ thấm trực tiếp vào răng gây tác dụng. Dùng liên tục sau 5 ngày sẽ thấy có hiệu quả.

Cây mút dòi chữa viêm mũi, sưng đau

Bài thuốc: Dùng 20 gam lá cây tươi giã nát cùng muối, vắt lấy nước, bỏ phần bã. Phần nước vừa lọc được dùng bông thấm rồi thoa vào chỗ niêm mạc mũi bị viêm sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Dùng kiên trì hàng ngày đến khi khỏi hoàn toàn.

Xem thêm: Trinh nữ hoàng cung: Tác dụng và cách nấu lá để uống

Cây bọ mắm chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ hiệu quả

Bài thuốc: Lấy một nắm lá thuốc còn tươi, giã nát, đắp ngay lên vết đau. Đắp khoảng vài lần sẽ thấy hết đau nhức, nhọt tiêu đi.

Cách sử dụng cây thuốc dòi

Cách sử dụng cây thuốc dòi
Có thể dùng cây tươi hoặc khô
  • Chuẩn bị khoảng 10 đến 20 gam cây thuốc dòi khô, đem rửa bằng nước sạch.
  • Cho thuốc vào ấm cùng với 600ml nước rồi đem sắc, đến khi cong khoảng 300ml nước nữa là được.
  • Sử dụng nước sắc tương tự như thức uống hàng ngày.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng cây thuốc dòi tươi để sắc nước thì phải chú ý rửa kĩ bởi đây là loại cây mọc sát đất nên có thể bám nhiều bụi bẩn hay các loại vi sinh vật có hại.

Công thức nước uống thanh nhiệt từ cây thuốc Dòi

Ngoài các tác dụng trị bệnh trên, hẳn là ít người biết đến rằng loài cây này có thể dùng để nấu nước bí đao, vừa giúp giải khát, thanh nhiệt, lại dễ uống và tốt cho sức khỏe con người. Cách làm này rất đơn giản.

Đầu tiên chúng ta sẽ đi chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như sau.

  • Cây thuốc dòi: vốn có tính thanh nhiệt, giải độc tốt.
  • Rễ cỏ tranh: có vị ngọt, tính hàn, dùng tốt cho sức khỏe, lợi tiểu, mát gan.
  • Râu ngô: Với vị ngọt và tính bình, giúp kích thích ăn ngon, ngủ ngon, lợi tiểu.
  • Mía lau: Cũng có vị ngọt, tính bình, được biết đến với công dụng tiêu đàm, giải độc tố do uống nhiều bia rượu. Hơn nữa, lượng đường có trong mía lau là đường tự nhiên nên rất an toàn.
  • La hán quả: Có tính mát, dùng tốt cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
  • Lá mã đề: Có vị ngọt, tính lạnh đối với các kinh, can, thận và bàng quang. Dùng trị nhiều bệnh.
  • Lá dứa: Được dùng nhiều trong bánh, kẹo, sôi,… bởi mùi thơm tự nhiên lại có tác dụng thanh nhiệt, làm ức chế tế bào ung thư vú.
  • Cây mùi: Có vị cay, mùi thơm mát, giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt.
  • Bí đao: Có vị ngọt tự nhiên, tính mát, được mọi người sử dụng thường xuyên như một món ăn và cũng là nguyên liệu sản xuất nước giải khát.

Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu trên vào nấu, để sôi nhẹ trong khoảng 20-30 phút là có thể sử dụng. Có thể thêm đường hay đá tùy sở thích cá nhân. Đây là công thức nấu nước giải khát vô cùng hiệu quả, lại tốt cho sức khỏe, thích hợp cho những ngày hè nắng nóng.

Đối tượng sử dụng cây thuốc dòi

Với những dược tính của loài cây này thì nó phù hợp sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người hay bị mụn nhọt, lở loét.
  • Người bị viêm họng, ho lao, tình trạng ho kéo dài.
  • Người bị viêm ruột, kiết lị hay viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ bị rong kinh.
  • Người bị sâu răng.

Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi

Khi bạn đã biết được công dụng chữa bệnh của loài cây này thì cũng cần lưu ý những điều sau để đạt được hiệu quả trị bệnh cao nhất:

  • Mặc dù là các bài thuốc từ thảo dược nhưng bệnh nhân cũng cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn sử dụng bài thuốc đó.
  • Tùy vào cơ địa mà tác dụng của thuốc đối với mỗi người là khác nhau. Có trường hợp mang đến hiệu quả rất tốt, nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với một trong các dược liệu trong bài thuốc đó làm cho bài thuốc không có hiệu quả. Vì thế cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Trước khi dùng, bạn nên chú ý rửa sạch để có thể loại bỏ đất bụi cũng như các vi khuẩn còn bán trên thân, lá và rễ cây.
  • Bệnh nhân có các bệnh khác như tiểu đường, huyết áp thấp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng cây thuốc dòi để chữa bệnh.

Tác hại của lá cây thuốc dòi?

Tác hại của lá cây thuốc dòi?
Không dùng cây thuốc Dòi cho phụ nữ có thai

Không nên quá lạm dụng cây thuốc dòi để giải nhiệt. Bởi nếu dùng quá nhiều thì việc thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể có thể dẫn đến trường hợp cơ thể bị mất, thiếu hụt chất điện giải dẫn đến mệt mỏi và uể oải.

Cây thuốc dòi có tác dụng điều kinh, vì thế, sử dụng thảo dược này có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Phụ nữ đang mang thai không nên dùng.

Xem thêm: Cây Bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh gì? Cách nhận biết và cách dùng

Mua cây thuốc dòi ở đâu?

Lợi ích của cây thuốc dòi mang đến là vô cùng hiệu quả. Bạn muốn mua về sử dụng nhưng lại không biết nên mua ở đâu. Loài cây này mọc khá phổ biến nên bạn có thể tìm mua ở các tiệm thuốc đông y hay các nơi chuyên buôn bán dược liệu, cây thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng sau khi mua về, muốn sử dụng phải rửa sạch lại bằng nước bởi quy trình chế biến của người bán có thể không đảm bảo.

Cây thuốc dòi giá bao nhiêu?

Hiện nay, cây thuốc dòi ngày càng được bán phổ biến hơn với giá thành khoảng 100.000 đồng mỗi kg. Bạn hãy mua sản phẩm ở những nơi uy tín, không nên ham hàng rẻ bởi chất lượng sẽ không được đảm bảo.

Cây thuốc dòi có rất nhiều hiệu quả, lại là thảo dược có sẵn trong tự nhiên nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Hy vọng bài viết trên đã có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhất về loài cây này.

Tôi là Nguyễn Quý Dưỡng - Dược sĩ chính quy được đào tạo bởi trường Đại Học Dược Hà Nội. Tôi chia sẻ thông tin y tế và sức khỏe được cập nhật trên toàn thế giới tổng hợp từ các kiến thức đã được học và thông tin mới nhất từ các tạp chí y khoa trên toàn thế gới như: FDA, EMC, Dailymed,... Hi vọng răng những kiến thức tôi chia sẻ có ích đối với bạn.