Một trong những bệnh rất phổ biến và thường xuyên gặp phải ở trẻ em là bệnh viêm họng. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng Y tế 24h tìm hiểu về nguyên nhân, các biểu hiện lâm sàng, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ.
Tổng quan về viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ có biểu hiện vùng niêm mạc ở cổ họng có dấu hiệu sưng, viêm trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Từ đó làm tổn thương vùng họng và gây ra những triệu chứng lâm sàng ở trẻ như sốt, ho, đau họng, ngạt mũi hay cơ thể mệt mỏi.
Theo các chuyên gia, viêm họng ở trẻ thường khá phổ biến vì hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn so với người lớn. Viêm họng ở trẻ được phân loại thành viêm họng mãn tính và viêm họng cấp (theo mức độ, tình trạng).
Viêm họng mãn tính ở trẻ
Đây là tình trạng mà viêm họng kéo dài trên dưới 10 ngày và thông thường có triệu chứng tiến triển ở mức độ nhẹ và khá chậm, hay có xu hướng bị tái phát lại khá nhiều lần trong năm. Viêm họng mãn tính ở trẻ sẽ được chia thành 2 loại chính:
- Viêm họng hạt: Đây là một kiểu viêm họng mãn tính không nguy hiểm đến trẻ, thường xuất hiện tại vùng niêm mạc họng đã bị viêm nhiễm từ đó dẫn tới các tế bào lympho hoạt động quá mức khiến trẻ xuất hiện các hạt nhỏ ở họng (từ đó gọi là viêm họng hạt). Tình trạng bệnh nếu không điều trị sớm sẽ gây vướng víu, khó chịu, đau nhức cho trẻ.
- Viêm họng mủ: Đây là tình trạng bệnh kéo dài khiến cho những tế bào lympho bị tổn thương, bệnh hoàn toàn có khả năng chữa trị khỏi và không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách có thể gây ra những biến chứng nặng chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang…
Viêm họng cấp ở trẻ
Không giống như viêm họng mãn tính ở trẻ, viêm họng cấp thường chỉ kéo dài từ 3 – 4 ngày rồi nhanh chóng khỏi bệnh. Thông thường bệnh có các triệu chứng kèm theo chẳng hạn như ho, sốt cao từ 39 – 40 độ, nổi hạch ở cổ, ho khan,…
Viêm họng cấp ở trẻ sẽ tiến triển theo mỗi giai đoạn và phương pháp điều trị với mỗi giai đoạn không giống nhau vì vậy không thể tùy tiện cho trẻ sử dụng những loại thuốc mà không được sự chỉ định từ bác sĩ.
Vì vậy cha mẹ cần quan sát những biểu hiện trên cơ thể trẻ, để từ đó có thể đưa đi điều trị kịp thời trong trường hợp nặng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ em
Trẻ viêm họng có thể vì nhiều tác nhân gây nên viêm nhiễm ở vùng họng. Những sự viêm nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ hay gặp:
Virus, vi khuẩn
Giống như các loại viêm họng hay gặp khác, ở vòm họng thường là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh, hầu hết vẫn là các loại virus cúm, sởi, bạch hầu hay các vi khuẩn liên cầu khuẩn làm trẻ bị sốt cao.
Tác động của môi trường
Những sự biến đổi từ môi trường là một trong những yếu yếu tố chủ yếu dẫn đến viêm họng ở trẻ em, khí hậu thay đổi, ô nhiễm môi trường, khói bụi từ những phương tiện giao thông trong khi lưu thông phần nào đó gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ em.
Dị ứng
Trẻ rất dễ bị dị ứng với khói thuốc lá, những loại phấn hoa, lông động vật, với thành phần thức ăn, chất kích thích, gia vị hay với khí hậu thời tiết.
Những tác nhân đó làm trẻ bị viêm họng, sổ mũi hay ho khan.
Vệ sinh răng miệng
Việc răng miệng không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nướu răng bị viêm, từ đó xuất hiện những mảng bám xung quanh chân răng.
Trong trường hợp nướu sưng to sẽ làm khó chịu, đau nhức, sau đó không lâu vùng viêm nhiễm lan xuống vòm họng khiến cho trẻ bị viêm họng
Trẻ bị lây bệnh từ người khác
Một số trường hợp trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng khi tiếp xúc với người đang bị viêm họng thì sẽ tạo ngay môi trường thuận lợi để những loại virus, vi khuẩn từ cơ thể người bệnh tấn công vào cơ thể của trẻ qua nhiều con đường khác nhau như: tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn, đồ dùng từ người mắc bệnh. Từ đó khiến trẻ bị viêm họng.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên , còn có thể có một vài nguyên nhân bắt nguồn từ việc vệ sinh cá nhân của trẻ không sạch sẽ , trẻ liên tục la hét làm cho họng bị căng hoặc vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu nên dễ mắc bệnh.
Xem thêm: Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng bệnh, điều trị
Viêm họng ở trẻ có đang lo ngại không?
Bệnh viêm họng ở trẻ em đơn thuần là bệnh lý phổ biến và dễ xảy ra đối với lứa tuổi của trẻ trong trường hợp có những thay đổi bất thường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể; vì vậy nên không quá lo ngại gì cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện như ho, sốt nhẹ, đau họng thì cho trẻ uống thuốc, chăm sóc đều đặn sẽ không gây hại gì đến thể trạng của trẻ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cơ thể trẻ sốt cao, tình trạng kéo dài, uống thuốc không thấy tiến triển và xuất hiện các dấu hiệu không bình thường thì phụ huynh cần cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nhằm kịp thời chữa trị, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng lâm sàng của trẻ bị viêm họng
Như đã giới thiệu ở phần tổng quan, viêm họng ở trẻ có khảng xảy ra theo một trong hai thể: viêm cấp tính và viêm mãn tính.
Trong hai thể, viêm mãn tính lại chia thành các dạng như: viêm có mủ, viêm họng hạt,… Tùy từng sự tiến triển của viêm họng mà có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể:
Viêm họng cấp
Nếu trẻ mắc viêm họng cấp, những triệu chứng như ho, đau họng, sốt,… sẽ giảm từ 3 đến 4 ngày sau khi chữa trị. Nhưng trong trường hợp để lâu, tự chữa trị sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Phụ huỳnh cần liên tục theo dõi biểu hiện của trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện sau đây:
- Sốt cao khoảng 39 đến 40 độ C; trẻ chán ăn, bỏ bú, hay khóc và đau nhức trên cơ thể.
- Khô họng, rát cổ họng, đầu tiên ho khan, lâu ngày tiến đến ho có đờm.
- Liên tục hắt hơi, chảy nước mũi.
- Khi quan sát họng có thể thấy niêm mạc sưng đau, mạch máu nhìn thấy rõ. Trong trường hợp tác nhân gây viêm là vi khuẩn, có thể thấy một số điểm trắng trong cổ họng.
Viêm họng hạt
Như đã đề cập ở trên, viêm họng hạt ở trẻ xảy ra khi tình trạng viêm kéo dài làm cho những tế bào lympho có nhiệm vụ diệt vi khuẩn đã quá tải, từ đó làm sưng những mô lympho ở sau họng. Dẫn tới hình thành nên những hạt kích thước không giống nhau.
Những dấu hiệu đặc trưng nhận biết thể viêm họng hạt ở trẻ như sau:
- Ngứa, đau rát họng, nhất là mỗi khi ngủ dậy
- Có nhiều đờm
- Khi quan sát thấy họng sưng, có hạch trắng xuất hiện nhiều vùng cổ họng
Bệnh viêm họng hạt mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chữa trị khá khó khăn, nhất là ở đối tượng trẻ em do viêm đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có biểu hiện của các triệu chứng không bình thường của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Viêm họng mủ
Viêm họng mủ là trạng thái phát triển nặng, đặc biệt nguy hiểm. Khi không được chữa trị kịp thời, viêm có khả năng ảnh hưởng đến những cơ quan khác ví dụ tai – mũi – họng, mặc khác còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Những dấu hiện nhận biết của thể viêm họng mủ ở trẻ có thể có:
- Ho khan, ho có đờm, thường rất khó chịu vào ban đêm
- Ngứa họng, rát họng, trẻ chán ăn, thường xuyên quấy khóc
- Hơi thở của trẻ mùi hôi vì dịch mủ tiết ra
- Trẻ sốt nhẹ, có thể sốt cao từ 39 – 40 độ C
- Khi khám cổ họng thấy họng sưng đỏ
- Khàn tiếng, lúc ngủ thở khò khè
- Đối với tình trạng nặng, phụ huynh nhìn thấy trẻ có hạch ở góc hàm, ấn vào làm trẻ thấy đau.
Đối với tất cả tình trạng viêm họng mủ ở trẻ, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà mà cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để có liệu pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, điều trị, tiêm phòng, kiêng gì nhanh khỏi nhất
Những biến chứng nguy hiểm của viêm họng ở trẻ
Biến chứng tại họng: áp-xe, viêm quanh họng, viêm quanh amidan, áp-xe thành sau họng.
Tại các vùng lân cận: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, thường khó phát hiện nên có khả năng xuất hiện những biến chứng khác nguy hiểm như viêm thanh quản, viêm phổi … Hoặc có thể gặp ở những cơ quan xa họng như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim…
Với viêm tai giữa: Viêm họng thường dẫn đến viêm tai vì vi khuẩn lây nhiễm qua đường thông giữa họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa. Trẻ em dễ bị viêm tai giữa do hệ miễn dịch yếu, … Viêm tai giữa thường tiến triển sau viêm họng. Khi trẻ bị viêm tai giữa sẽ quấy khóc, sốt; nghiêng đầu hay quờ tay vào tai.
Trong khi tắm rửa hay bởi 1 nguyên nhân nào đó mà tai bị va chạm, bé sẽ khóc thét. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ can thiệp, dẫn đến lưu mủ trong tai. Khi bị viêm tai giữa, cha mẹ cần chăm sóc cho trẻ thật kỹ; đưa trẻ đi khám nhằm chắc chắn viêm đã khỏi vì khi chữa trị không kỹ, có thể khiến trẻ bị viêm tai xương chũm.
Khi trẻ mắc viêm tai xương chũm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm tái viêm với triệu chứng sốt cao, đau tai, khó khăn khi nghe, tai chảy mủ. Nếu biến chứng nặng có khả năng gây tử vong.
Với biến chứng viêm phổi: Trong các trường hợp nhẹ, nếu không mặc đủ ấm, trẻ có thể bị nhiễm lạnh, vi khuẩn từ đường hô hấp trên sẽ lan đến phế quản, phổi. Phổi bị viêm khiến cho các phế nang sẽ chứa mủ, chất nhầy… từ đó làm khó thở, tỷ lệ tử vong cao.
Biến chứng ở tim, thận và khớp: Có nhiều vi khuẩn gây viêm họng, khi có một loại vi khuẩn đặc biệt khi xâm nhập họng, nếu không chữa trị tận gốc có thể gây thấp khớp, viêm cầu thận, …
Những phương pháp chữa trị viêm họng ở trẻ
Chữa trị viêm họng ở trẻ có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào tình hình phát bệnh, thể trạng, lứa tuổi của trẻ thì có các phương thức điều trị sẽ có 3 phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất như sau:
Phương pháp Tây Y
Ngày nay, việc điều trị bệnh dùng phương pháp Tây y là cực kì phổ biến và được các phụ huynh tin tưởng, phụ thuộc vào những mức độ mà sử dụng các loại thuốc phù hợp, hiệu quả. Nếu trẻ bị viêm họng thông thường có thể dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt chẳng hạn: Paracetamol, Aspirin,…
- Thuốc kháng sinh: nhóm thuốc beta – lactamin có ở Amoxicillin, Cephalexin, erythromycin, clarithromycin hay Penicillin V
- Những loại siro ho, thường dùng cho trẻ dưới 5 tuổi
- Thuốc xịt: giúp làm mát cổ họng, giảm đau; khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn, thường áp dụng với những bé từ 3 tuổi trở lên.
- Viên ngậm: phù hợp với mọi lứa tuổi. Nếu trẻ ho nhiều, khản tiếng thì mua viên ngậm nhằm giảm cơn ho, dịu mát cổ họng.
Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý việc chữa trị bằng thuốc Tây y cần được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc khi chưa rõ tình trạng bệnh của trẻ.
Phương pháp Đông Y
Đông y là phương pháp chữa trị từ rất lâu đời. Việc chữa trị viêm họng ở trẻ bằng thuốc Đông y cũng đem đến hiệu quả cao.
Phụ huynh có thể đưa trẻ tới những hiệu thuốc Đông y để được điều trị, trẻ sẽ được điều trị bằng những loại thuốc từ loại thảo dược chiết suất từ tự nhiên, những thuốc Đông Y đem đến hiệu quả cao, đặc biệt an toàn tuyệt đối với trẻ
Thuốc Đông Y chữa tận gốc, lành tính, đặc biệt không có tác dụng phụ nhưng cần thời gian dài điều trị. Do những hoạt chất có trong thuốc Đông Y sẽ chữa lành các tổn thương của cơ thể tự nhiên nhất nên cần đòi hỏi tính kiên trì.
Phương pháp dân gian không dùng kháng sinh
Những phương pháp dân gian được truyền từ bao thế hệ nhằm điều trị viêm họng cho trẻ ngay tại nhà mà không cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Khi viêm nhẹ thì áp dụng những phương pháp như sau:
- Chữa bằng hoa đu đủ: Phụ huynh cần chọn hoa đu đủ đực, lá chanh rồi mang rửa sạch, để khô rồi mang đi thái nhỏ. Đổ thêm đường phèn, tiếp theo cho vào bát rồi đun cách thủy, cuối cùng cho nước cốt chanh vào nước ấm và cho trẻ uống liên tục 5 ngày liên tiếp.
- Chữa bằng mật ong: Phụ huynh có thể dùng mật ong cùng nhiều dược chất khác, bằng việc pha nước cốt chanh cộng với một thìa mật ong, cho trẻ uống hằng ngày.
- Chữa bằng trà gừng: gừng có khả năng trị ho, viêm họng hiệu quả. Có thể nghiền nhỏ gừng, rồi đun với nước sạch. Lấy nước trà gừng, có thể cho thêm mật ong cho trẻ uống.
- Chữa bằng lá húng chanh: Sử dụng 15 lá húng chanh, 4 quả quất, đem rửa sạch. Cho húng chanh và quất vào một chút đường phèn, sau đó chưng cách thủy trong nửa giờ. Lấy nước cho trẻ uống từ 2 đến 3 lần một ngày, liên tục trong khoảng 3 ngày.
Việc điều trị viêm họng cho trẻ bằng phương pháp dân gian đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm, tốt cho cơ thể trẻ. Trong 5 ngày sử dụng mà vẫn không khỏi thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế.
Xem thêm: Bệnh Whitmore là gì? Hình ảnh, dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người
Phòng ngừa viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ em mặc dù dễ điều trị theo nhiều cách và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên việc phòng ngừa phát bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, súc miện, rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Tránh cho trẻ hít phải khói bụi bằng việc đeo khẩu trang, rửa tay, chân bằng dung dịch có tính sát khuẩn.
- Nếu thời tiết lạnh khô phải luôn giữ ấm vùng cổ của trẻ, không nên bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp ở mùa nóng, nhiệt độ thích hợp cho cơ thể trẻ là khoảng 25 đến 28 độ C.
- Thường xuyên cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất ở rau, củ, quả vào bữa ăn của trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, không nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm, đồ uống lạnh.
- Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi thì cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho trẻ, tránh tắm ngay.
- Vệ sinh phòng cho trẻ mỗi ngày, không nên cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá hay các đồ dùng có thể gây dị ứng.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang mang bệnh
- Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ
- Rèn luyện thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi một cách khoa học, hạn chế thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Xây dựng môi trường thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ.
Viêm họng ở trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Rất mong các vấn đề đã trình bày trên phần nào giúp cho các phụ huynh nhận biết, tham khảo nhằm hiểu rõ hơn khi trẻ mắc viêm họng. Đồng thời luôn thực hiện những biện pháp phòng bệnh và chữa trị đúng cách nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.