Thuốc dị ứng Stadexmin của Stada có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?

Ngày viết:
2077
Đánh giá
Stadexmin
Stadexmin

Stadexmin là tên biệt dược của dược phẩm Stada. Đây là thuốc được chỉ định trong các trường hợp dị ứng, phát ban ngoài da, hoặc các triệu chứng liên quan đến bệnh ở đường hô hấp.

Stadexmin có thành phần gì, công dụng, liều dùng ra sao, hãy cùng Y tế 24h tìm hiểu ngay sau đây.

Thuốc Stadexmin thuộc nhóm nào, số đăng ký.

Stadexmin là thuốc gì?
Stadexmin là thuốc gì?

Stadexmin là sản phẩm của Công ty TNHH liên doanh Stada – Việt Nam, SĐK thuốc Stadexmin ở Việt Nam là VD-20128-13, thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn.

Thuốc hiện được bán rộng rãi trên thị trường với cách sử dụng khá đơn giản. Tuy nhiên, vì thành phần có chứa corticoid nên khi sử dụng cần thận trọng và chỉ dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thành phần

Hoạt chất chính có trong thuốc Stadexmin bao gồm:

Cấu tạo hoá học của Betamethasone trong Stadexmin
Cấu tạo hoá học của Betamethasone trong Stadexmin
  • Betamethasone: 0.25mg.
  • Dexchlorpheniramine Maleate: 2mg

Đây là hai thành phần có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng, quá mẫn ,mề đay…

Cơ chế tác dụng của thuốc Stadexmin.

Stadexmin là sự kết hợp của hai thành phần thuộc nhóm Corticoid và nhóm thuốc kháng Histamin H1. Tuy hai cơ chế tác dụng khác nhau nhưng hiệu quả điều trị lại bổ sung cho nhau, tăng cường tác dụng phòng và điều trị bệnh.

Betamethasone là một corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch khá mạnh. Đây là hoạt chất có nguồn gốc bán tổng hợp từ Prednisolone nên tác động mạnh hơn các corticoid tự nhiên.

Cơ chế của Stadexmin
Cơ chế của Stadexmin

Betamethasone tác động lên chuyển hóa của cơ thể, ức chế hệ miễn dịch gây ra tác dụng chống dị ứng, chống viêm, và có thể sử dụng để thay thế hormon tuyến thượng thận trong các trường hợp thiếu hụt. Thuốc hấp thu tốt qua đường uống và nhanh chóng được phân bố đến cơ quan đích gây tác dụng.

Dexchlorpheniramine là hoạt chất thuộc nhóm kháng Histamin H1, có tác dụng chống dị ứng rất tốt theo cơ thế đối kháng với receptor của Histamin H1, làm giảm hoặc mất hoạt tính sinh học của histamin, từ đó làm giãn phế quản, co mạch, giảm tính thấm thành mạch. Dexchlorpheniramine là thuốc thuộc thế hệ 1 nên vẫn còn tác dụng an thần nhẹ, gây tác động trên cả trung ương và ngoại biên.

Xem thêm: Thuốc Rupafin 10mg có tác dụng gì? Liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

Thuốc Stadexmin chữa bệnh gì?

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp quá mẫn, dị ứng, mề đay, các triệu chứng về hô hấp hoặc huyết áp.

  • Dị ứng: Viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết hoặc phấn hoa, côn trùng đốt, mề đay, mẩn ngứa do dùng thuốc…
  • Các biểu hiện tổn thương da do lupus ban đỏ, viêm da dị ứng, vảy nến, nấm da…
  • Bệnh nội tiết: Có thể sử dụng để bổ sung hormon tuyến thượng thận trong trường hợp thiếu hụt nguyên phát hoặc thứ phát, suy vỏ thượng thận, viêm tuyến giáp…
  • Bệnh lý về mắt: Viêm kết mạc, giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác.
  • Các bệnh lý về máu như thiếu máu tan máu, phản ứng truyền máu …
  • Điều trị hỗ trợ  các bệnh lý viêm đại tràng, viêm gan mạn tính …

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng Stadexmin
Hướng dẫn sử dụng Stadexmin

Liều dùng

Tùy thuộc từng chỉ định của bác sĩ và độ tuổi mà liều dùng khác nhau.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều thông thường khởi đầu là 1-2 viên/lần, ngày 2 lần vào 8h sáng và 8h tối sau khi ăn no. Không uống quá 8 viên/ngày.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: Uống ngày 1 viên chia 2 lần vào 8h sáng và 8h tối sau khi ăn no. Tối đa không uống quá 4 viên/ngày.

Cách dùng

  • Thuốc sử dụng đường uống. Vì có chứa thành phần corticoid có khả năng kích ứng dạ dày nên uống sau ăn no.
  • Uống thuốc với nước lọc, có thể uống nhiều nước.
  • Nên uống thuốc đúng giờ, tránh quên liều.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng Stadexmin, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn do Betamethasone hoặc Dexchlorpheniramine như:

Tác dụng không mong muốn của Stadexmin
Tác dụng không mong muốn của Stadexmin
  • Rối loạn chuyển hóa: Tăng đào thải Kali gây mất Kali, tăng giữ nước và Natri.
  • Buồn ngủ, ngủ gà, an thần.
  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn kinh nguyệt, hạ Insulin làm nặng hơn tình trạng ĐTĐ, giảm khả năng dung nạp hoặc ức chế dung nạp Glucose ở ruột.
  • Mất kiểm soát cân nặng, yếu cơ, tăng độ loãng xương, hình thành áp xe dưới da.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Tuy nhiên các tác dụng phụ này ít gặp.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, nếu gặp tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, cần ngừng thuốc và báo cho bác sĩ để được tư vấn.

Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc.

Đối với các trường hợp sau đây nên thận trọng khi sử dụng Stadexmin:

  • Người lái xe và vận hành máy móc.
  • Người già trên 60 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Suy tim sung huyết, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
  • Suy gan, suy thận, thiểu năng tuyến giáp.
  • Bệnh nhân tiểu đường, động kinh, tăng nhãn áp.
  • Trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Sử dụng thường xuyên có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn, gây chậm phát triển về thể chất.
  • Người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh lao tiến triển hoặc nghi ngờ mắc lao tiềm ẩn, bệnh sởi, thủy đậu, zona nặng.
  • Khi sử dụng kéo dài cần theo dõi và có sự giảm liều phù hợp khi dừng thuốc. Xem xét bổ sung kali, calci đồng thời giảm lượng natri.
  • Thận trọng khi sử dụng chung với các thuốc an thần khác, không dùng chung với rượu bia vì tác dụng an thần, gây buồn ngủ của Dexclorpheniramin sẽ tăng lên.

Stadexmin giá bao nhiêu?

Stadexmin giá bao nhiêu?
Stadexmin giá bao nhiêu?

Stadexmin 0.25mg có giá bán tại các nhà thuốc khoảng 80.000 đồng/ lọ 500 viên nén.

Stadexmin chính hãng mua ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?

Thuốc hiện được bán rộng rãi tại khắp các nhà thuốc trên cả nước. Người có nhu cầu có thể mua tại các địa chỉ gần nơi mình sinh sống.

Trên đây là những thông tin về thuốc Stadexmin nếu còn gì băn khoăn thì bạn có thể để lại dưới phần bình luận hoặc có thể gọi trực tiếp đến hotline 0853 54 9696 để được những dược sĩ đại học tư vấn một các tận tình nhất.

Xem thêm: Thuốc xịt mũi Rhinocort Aqua: Thành phần, Tác dụng, Cách dùng, Giá bán