Thuốc Medrol 16mg, 4mg có tác dụng gì? Liều dùng, Lưu ý khi sử dụng

2817
Đánh giá
Thuôc Medrol
Thuôc Medrol

Medrol là thuốc sử dụng để giảm sưng, đau và phản ứng dị ứng. Với tác dụng quan trọng như vậy, hiện nay trên thị trường Medrol đang được sử dụng rất phổ biến. Để hiểu hơn về chỉ định, liều dùng,… đặc biệt là tác dụng phụ và những điều thận trọng khi sử dụng Medrol, mời các bạn tham khảo bài viết của Y tế 24h sau đây:

Medrol là gì?

Medrol có hoạt chất là Methylprednisolon – một glucocorticoid tổng hợp bởi tuyến vỏ thượng thận, có chức năng quan trọng trong cơ thể.

Thuốc Medrol là gì?
Thuốc Medrol là gì?

Vì thế Medrol được phát triển, sản xuất và sử dụng như một hormon nhân tạo giúp hỗ trợ, bổ sung cho hoocmon tự nhiên trong cơ thể con người, nhằm tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống tế bào tăng sinh.

Thành phần và dạng bào chế của Medrol

Medrol có thành phần chính là methylprednisolone cùng các tá dược khác vừa đủ như: Calcium Stearate, bột ngô, Erythrosine Sodium, Lactose, dầu khoáng, Sorbic Acid, sucrose, F D & C Yellow No. 6 tùy thuộc vào hàm lượng bào chế của thuốc.

Medrol được bào chế dưới dạng viên nén với nhiều loại hàm lượng: 2mg, 4mg, 8mg, 16mg, 32mg.

Cơ chế tác dụng của thuốc Medrol

Cơ chế của thuốc Medrol
Cơ chế của thuốc Medrol

Hoạt chất chính của thuốc là Methylprednisolon- có tác dụng hạn chế sản xuất và giải các chất trung gian trong quá trình chống viêm (các nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm như prostaglandin, histamin, leucotrien…), từ đó thuốc làm giảm các biểu hiện ban đầu của quá trình viêm.

Bên cạnh đó, Methylprednisolone ức chế các bạch cầu đến khu trú và hoạt động tại vị trí tổn thương, làm giảm tính thấm ở vùng đó. Tác dụng này làm giảm hiện tượng sưng, phù, đau.

Chỉ định

Medrol được chỉ định dùng làm thuốc chữa rối loạn nội tiết, thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh xuất phát từ nguyên nhân như thấp khớp, viêm, dị ứng, các bệnh về huyết học, tự miễn, bệnh về da,mắt, hô hấp, ung thư…

Chỉ định của Medrol
Chỉ định của Medrol
  • Do rối loạn nội tiết:

Người bị mắc các bệnh như suy vỏ thượng thận nguyên phát và thứ phát. Người bị tăng sản thượng thận do bẩm sinh.

  • Do thấp khớp:

Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do vẩy nến, tình trạng viêm xương khớp sau chấn thương, khi mắc viêm cột sống dính khớp, viêm mỏm lồi cầu xương, khớp cấp do nguyên nhân bệnh gout, viêm màng hoạt dịch của chứng thoái hóa khớp,…

  • Bệnh về da và mắt:

Bệnh da do bỏng nặng, Pemphigus, da tróc vẩy nến nặng, tiết bã nhờn,…, viêm da, viêm loét kết mạc do dị ứng, viêm da do nguyên nhân tiếp xúc phải các dị tố, do di truyền, viêm màng mạch, viêm tại vị trí màng mạch – võng mạc, viêm mống mắt và viêm mống mắt – thể mi, viêm mắt đồng cảm, viêm thần kinh thị giác,…

  • Bệnh về đường hô hấp:

Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, các phản ứng quá mẫn với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, thuốc, thức ăn, bệnh sarcoid có triệu chứng, hội chứng Loeffler…

  • Các rối loạn huyết học:

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu thứ phát (sau nhiễm virus, do thuốc, hóa trị liệu,…) ở người lớn. thiếu máu tán huyết mắc phải, thiếu máu hồng cầu (do giảm sản bẩm sinh, các nguyên nhân nguyên, thứ phát)

  • Ung thư X:

Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,…

  • Các bệnh khác:

Dự phòng và điều trị thải ghép, giảm hiện tượng bị phù trong bệnh hội chứng thận hư do Medrol có thể giúp cho cơ thể bài niệu cũng như là tình trạng giảm protein, dùng trong cơn nguy kịch của các bệnh đường tiêu hóa (viêm loét đại tràng, viêm đoạn ruột non), dùng với các bệnh hệ thần kinh (đa xương cứng cấp tính ở giai đoạn trầm trọng, u não có kèm theo phù,…), bệnh giun xoắn liên quan đến cơ tim và thần kinh, lao màng não có tắc nghẽn khoang dưới nhện hoặc dọa tắc khi dùng đồng thời hóa trị liệu kháng lao thích hợp, người không có khả năng tự sản xuất đủ corticosteroid tự nhiên (chẳng hạn như người bệnh Addison).

Chống chỉ định

Chống chỉ định của thuốc Medrol
Chống chỉ định của thuốc Medrol

Trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với methylprednisolone hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân đang sử dụng vaccin sống hoặc vacxin sống giảm động lực.
  • Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân
  • Với phụ nữ có thai và cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Một số trường hợp cần lưu ý:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ em
  • Bệnh nhân loãng xương
  • Bệnh nhân đái tháo đường
  • Người mới nối thông mạch máu
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng
  • Các bệnh nhân suy gan, suy thận, suy tim, tăng huyết áp
  • Các bệnh về mắt như Glaucoma, đục thủy tinh thể,…

Để bảo đảm an toàn, các bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc để có những chỉ dẫn cụ thể hơn về các trường hợp chỉ định và các chống chỉ định của Medrol.

Liều lượng

Tùy thuộc vào trường hợp bệnh lý, thể trạng của bệnh nhân, khả năng đáp ứng thuốc và tương tác với các thuốc đi kèm mà Medrol được sử dụng với các liều lượng khác nhau. Các bạn nên có sự thăm khám của bác sĩ hoặc sự tư vấn của dược sĩ để có một phác đồ điều trị hợp lý, an toàn.

Sau đó bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo liều chỉ định đó để có một kết quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số liều dùng cho các bệnh lý và lứa tuổi cụ thể các bạn có thể tham khảo:

Người lớn

  • Bệnh xơ cứng rải rác: ban đầu 160mg/ngày/1 tuần, sau đó giảm liều còn 64 mg, 2 ngày/1 lần/1 tháng.
  • Bệnh thấp nặng: 0,8 mg/kg/ngày chia thành các liều nhỏ, uống cách xa nhau. Sau đó dùng 1 ngày 1 liều duy nhất.
  • Cơn hen cấp tính: Đầu giai đoạn cấp uống: 32-48 mg/ngày x 5 ngày. Sau đó được sử dụng liều duy trì giảm dần nhanh.
  • Viêm loét đại tràng mạn tính: Đợt cấp nặng: uống 8-24 mg/ngày.  Nhẹ: thụt giữ 80 mg.
  • Thiếu máu tán huyết do miễn dịch:  Uống 64mg/ngày x 3 ngày, phải điều trị ít nhất trong vòng 6-8 tuần để đạt được hiệu quả.
  • Một số bệnh cần dùng liều cao hơn so với bình thường như: Đa xơ cứng, phù não, ghép cơ quan,… nên tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.
  • Viêm khớp dạng thấp: liều bắt đầu 4-6 mg/ngày. Đợt cấp tính, 16-32 mg/ngày, sau đó giảm dần liều nhanh.
  • Bệnh sarcoid: Ban đầu dùng với liều lượng 0,8 mg/kg/ngày làm thuyên giảm bệnh. Sau đó sử dụng liều dùng duy trì thấp 8mg/ngày.

Trẻ em

  • Suy vỏ thượng thận: mỗi ngày chia ra ường 3 lần, với liều tổng mỗi ngày là 0,117 mg/kg
  • Các trường hợp khác: mỗi ngày chia ra uống 3-4 lần với liều tổng mỗi ngày là 0,417 – 1,67 mg/kg

Cách dùng

Hướng dẫn cách dùng là liều dung Medrol
Hướng dẫn cách dùng là liều dung Medrol

Thuốc được bào chế dạng viên nén dễ dàng sử dụng và hấp thu bằng đường uống. Bạn nên uống cả viên, không bẻ nhỏ hay nghiền nát và nên uống thuốc khi no để tránh các ảnh hưởng của thuốc lên dạ dày và ruột.

Nếu bạn quên liều bạn, hãy uống bù càng sớm càng tốt nhưng nếu lúc đó gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua liều đó và uống liều mới như bình thường để tránh hiện tượng quá liều.

Nếu bạn uống quá liều, không có triệu chứng lâm sàng nào rõ rệt, tuy nhiên bạn cần để ý các triệu chứng bất thường nếu có và báo cáo với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

Nếu đã sử dụng thuốc trong một thời gian dài và muốn ngừng sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn với các biểu hiện như sụt cân nhanh, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,… hoặc thậm chí nặng hơn là gây suy tuyến thượng thận.

Bên cạnh thuốc chống viêm theo đường uống thì có thuốc chống viêm tại chỗ theo đường bôi da. Bạn có thể tham khảo qua bài viết: Thuốc chống viêm dùng tại chỗ Beprosalic

Nên uống Medrol vào thời điểm nào?

Bạn nên uống thuốc vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Nếu liều thấp bạn có thể uống một lần duy nhất vào 8-10h sáng.

Nếu liều cao thì có thể chia làm 2 lần: lần 1 vào 8-10 giờ sáng với ⅔ liều; lần 2 vào 4 giờ chiều với ⅓ liều còn lại.

Bạn nên tham khảo thêm các hướng dẫn, chỉ định cụ thể từ bác sĩ hoặc dược sĩ cho từng loại bệnh lý riêng.

Tác dụng phụ

  • Miễn dịch: Tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, có các triệu chứng mẫn cảm với thuốc như sốc phản vệ.
  • Rối loạn nước và điện giải: giữ nước, giữ natri gây phù; suy tim sung huyết, mất kali, giảm kali trong máu, nhiễm kiềm, tăng huyết áp.
  • Hệ tiêu hóa: tăng ngon miệng, khó tiêu, loét dạ dày, viêm tụy, viêm thực quản (đau rát vùng dạ dày, ở chua, đầy hơi, nôn…); xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…).
  • Trên da: mụn trứng cá, chậm lành vết thương, có các đốm xuất huyết đỏ, nâu, bầm máu trên da, phù mạch máu, ngứa, nổi mề đay.
  • Các rối loạn chung: Đau đầu, rối loạn cảm xúc (cáu gắt, mệt mỏi,lo âu, buồn rầu,…), mất ngủ, tăng tiết mồ hôi,…

Các tác dụng phụ của Medrol ít khi xảy ra và trên đây chưa phải đầy đủ danh mục đầy đủ. Nếu muốn biết thêm thông tin hoặc bắt gặp các triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Tương tác thuốc và những thận trọng khi sử dụng Medrol

Đối với phụ nữ mang thai, nếu dùng kéo dài methylprednisolon có thể dẫn đến giảm nhẹ cân nặng của trẻ khi sinh. Trẻ sau sinh cần theo dõi và đánh giá các vấn đề về tuyến thượng thận. Cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra với mẹ và con để có hướng điều trị tốt nhất. Thuốc có thể tiết cùng sữa mẹ nên cần lưu ý trong quá trình sử dụng đối với phụ nữ đang cho con bú.

Đối với người cao tuổi, nên dùng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.

Medrol có thể ức chế hoặc gia tăng tác dụng của các thuốc dùng kèm như:

  • Thuốc chẹn thần kinh cơ,
  • Thuốc trị đái tháo đường,
  • thuốc ức chế enzym cholinesterase,…
  • Có thể tương tác với rượu, thuốc lá và một số loại thức ăn.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc dẫn đến giảm hoặc mất hiệu quả điều trị hay tăng độc tính, tăng tác dụng không mong muốn, bạn nên liệt kê danh sách thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng và cung cấp cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Ngoài ra, thể trạng và các bệnh lý mắc phải của bạn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc vậy nên hãy thông báo với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý hơn.

Medrol có dùng phụ nữ cho con bú và phụ nữ có thai hay không?

Đối với phụ nữ mang thai, nếu dùng kéo dài methylprednisolon có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi sinh. Trẻ sau sinh cần theo dõi và đánh giá các vấn đề về tuyến thượng thận.

Cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra với mẹ và con để có hướng điều trị tốt nhất. Thuốc có thể tiết cùng sữa mẹ nên cần lưu ý trong quá trình sử dụng đối với phụ nữ đang cho con bú.

Mua Medrol với giá bao nhiêu?

Giá bán của Medrol
Giá bán của Medrol

Medrol 16mg

Medrol 16mg đang có giá khoảng 120.000 VNĐ/hộp.

Medrol 4mg

Medrol 4mg có giá khoảng 39.000VNĐ/Hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Có thể mua Medrol chính hãng ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?

Hiện nay thuốc Medrol đang được bán ở hầu hết các hiệu thuốc và cơ sở y tế trên cả nước. Để đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả, không đạt hiệu quả mong muốn thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên liên hệ các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm Medrol chất lượng nhất nhất.

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Số đăng kí Medrol là gì?

Medrol được phân phối bởi công ty công ty cổ phần dược phẩm Pfizer Italia S.R.L. Trên thị trường Việt Nam Medrol được cấp phép lưu hành dưới số đăng kí VN-0549-06.

Uống Medrol bị phù mặt

Một trong tác dụng phụ của Medrol là rối loạn nước và điện giải. Trong cơ thể khi rối loạn chuyển hoá nước và điện giải thì có thể gây các triệu chứng giữ nước biểu hiện ra bên ngoài là phù.

Uống Medrol bị nổi mụn

Đây là một biểu hiện của tác dụng không mong muốn của thuốc Medrol trên da. Ngoài bị nổi mụn thì uống Medrol có thể làm chậm lành vết thương, bầm máu trên da…

Ngoài ra bạn có thể tham khảo về thuốc chống viêm khác sử dụng enzym chống viêm, được sử dụng rộng rãi trong giảm phù nề sau phẫu thuật và chấn thương là: Pedonase