Cây gừng gió: Hình ảnh, tác dụng và kỹ thuật trồng

3093
Đánh giá
Cây gừng gió
Hình ảnh: Cây gừng gió

Hình ảnh củ gừng không còn xa lạ đối với những người dân Việt Nam. Gừng không chỉ góp phần làm cho các món ăn trở nên độc đáo, đặc sắc hơn mà còn giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh, cơ thể khỏe mạnh. Có rất nhiều loại gừng nhưng chúng ta không thể không kể đến đó là gừng gió.

Vậy để biết được liệu thực tế, gừng gió có những tác dụng như vậy không?, cây gừng gió chữa bệnh gì?, kỹ thuật trồng và cách dùng như thế nào?,… Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Y tế 24h để tìm ra câu trả lời và thu thập thêm nhiều thông tin về gừng gió nhé!

Cây gừng gió

Cây gừng gió có tên khoa học là Zingber zerumbert sm. Đây là một loại cây dược liệu thuộc họ Gừng, tên Latin là Zinbiberaceae. Đối với chúng ta, gừng gió sẽ được quen gọi với những cái tên thông thường, ví dụ nhiều nơi gọi là ngãi xanh hay riềng rừng, riềng gió, riềng dại, ngãi mặt trời,…

Đây là một loại dược liệu quý, được mọi người coi là một cây thuốc. Khi nhìn vào hình dáng bề ngoài của gừng gió, ta sẽ thấy đây là giống cây không cao lắm, chiều cao của chúng chỉ khoảng 1 mét đến 1,4 mét. Cây loại thân rễ và dạng củ có phân ra nhiều nhánh.

Chúng ta có thể nhận dạng loại gừng này qua việc quan sát đặc điểm của lá. Lá của nó mọc theo kiểu so le và không có cuống. Mép lá hơi uốn lượn, có thể sử dụng đặc điểm này để phân biệt với một số loại cây khác. Mặt dưới của lá có nhiều lông mọc rải rác và mặt trên nhẵn.

Cây gừng gió
Hình ảnh: Củ gừng gió

Gừng còn được chiết xuất và kết hợp với một số nguyên liệu khác để làm dầu gừng, có thể nhiều người đã sử dụng những sản phẩm này, ví dụ như: dầu gió gừng Thái Dương,…

Củ gừng gió

Củ gừng gió khi còn non có màu vàng, mùi khá thơm. Sau khi phát triển hơn thì sẽ mang màu trắng và có vị đắng. Củ của nó sẽ có rất nhiều tác dụng mà ở phần sau của bài viết sẽ đề cập tới.

Mọi người đều biết đến củ gừng nhưng không phải ai cũng biết về một loại dược liệu được coi là “thần dược”-đó là gừng gió. Nếu tìm trên mạng, bạn sẽ thấy xuất hiện hình ảnh cây này với những công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như viêm gam, xương khớp, xơ gan,…

Hoa gừng gió

Hoa cũng là một điểm đặc trưng không thể không nhắc tới khi nói đến dược liệu này. Cụm hoa có hình trứng, sau khi các lá đã mọc, cụm hoa mọc từ thân rễ của cây thẳng lên trên.

Ban đầu khi còn non, cụm hoa có màu lục, khi đã phát triển đến giai đoạn già, cụm hoa chuyển sang màu hồng đỏ. Đặc điểm của đài và tràng hoa: đều có màu trắng, có xuất hiện cánh môi màu vàng nhạt.

Quả và hạt gừng gió

Đặc điểm của quả và hạt: Thông thường quả của chúng sẽ có hình bầu dục và hạt ở trong sẽ mang màu đen. Tuy nhiên, áo hạt lại có màu trắng và rất mềm.

Xét về thành phần hóa học, chắc hẳn sẽ nhiều người biết đến tinh dầu gừng gió hay dầu gừng gió. Đây là dược liệu có chứa nhiều tinh dầu bên trong, ngoài ra còn có nhựa và dầu béo.

Điểm qua vài nét về tinh dầu gừng gió, với thành phần là những hoạt chất như: các monoterpen như: camphen, cineol, pinen, campho, limonen và sesquiterpen: humulen và zerumbon.

Từ xa xưa và được sử dụng hiện nay, gừng gió được cho rằng có thể mang lại công dụng trong việc hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó có với một số loại bệnh ung thư, gừng gió cũng được xem là một sản phẩm có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc điều trị.

Ngoài ra, trong nhiều bài thuốc, gừng gió còn được sử dụng để giảm đau và giảm triệu chứng đau bụng.

Xem thêm: Uống nước vối để qua đêm có hại không? Có giảm cân không & Cách hãm.

Hình ảnh cây gừng gió

Cây gừng gió
Hình ảnh: Cây gừng gió

Phân bố

Nói đến khu vực phân bố gừng gió. Ta sẽ dựa vào đặc điểm thích nghi của loại cây này. Gừng gió khá dễ sinh tồn ở khí hậu của nước ta, những khu vực, địa điểm có khí hậu ẩm ướt hoặc ven bìa rừng và các con suối, trong rừng là sẽ thấy sự xuất hiện của loại cây này.

Đây là một loại cây mọc hoang, bạn có thể bắt gặp ở nhiều nơi trong rừng. Ngày nay đã có nhiều người trồng và xem nó như một vị thuốc hoặc sử dụng với mục đích trang trí, làm cây cảnh vì hoa gừng khi già màu hồng đỏ trông rất bắt mắt.

Có thể bạn chưa biết đến quê hương của loại dược liệu này. Gừng gió được trồng ở rất nhiều nơi, tuy nhiên, vùng đất Tây Trà ở Quảng Ngãi mới là quê hương của gừng gió. Gừng gió Tây Trà thường có hương vị rất đặc biệt, mang đậm dấu ấn của nơi đây.

Tác dụng của gừng gió

Được xem như một vị thuốc quý, gừng gió có tính ấm và vị của nó thì khá đắng. Với tính vị như vậy, đây được xem là một giải pháp thích hợp để trị ứ huyết, có tác dụng trong chữa trúng gió.

Tác dụng của gừng gió là làm tán phong hàn, nhiều người cũng sử dụng sản phẩm này để trị triệu chứng đau bụng và giảm đau nhức hoặc bị sưng tấy. Một số bệnh mà loại thần dược này hỗ trợ điều trị rất tốt bạn cũng nên biết đó là:

  • Căn bệnh suy dinh dưỡng sẽ không còn là nỗi lo của bạn và người thân, gừng gió sẽ thúc đẩy, giúp cho đối tượng sử dụng ăn uống cảm thấy ngon hơn. Ngoài ra chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện đáng kể, giúp cho bạn có một sức khỏe dồi dào.
  • Tính ấm của gừng phát huy công dụng rất tốt nếu bạn đang gặp vấn đề tay, chân bị lạnh và hay bị cảm giác tê.
  • Thay đổi thời tiết rất dễ dẫn tới bị cảm lạnh, khi đó sử dụng gừng sẽ là một biện pháp rất tốt và an toàn.
  • Phụ nữ bị rong kinh cũng có thể sử dụng ngãi xanh, đây là một sự lựa chọn mang lại nhiều hiệu quả.
Tác dụng của gừng gió
Gừng gió mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị rong kinh
  • Ngoài ra loại gừng này cũng phát huy công dụng rất tuyệt vời để điều trị mỡ máu và những bệnh lý về xương khớp, ví dụ như bệnh đau khớp xương chậu,…
  • Gừng gió được biết đến là một dược liệu giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mang lại niềm vui cho những người bị triệu chứng ợ chua và ăn uống khó tiêu.

Để gừng gió phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất, bạn cũng cần biết đến cách sử dụng, thông tin này sẽ được đề cập ở phần sau của bài viết. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi nhé.

Cách chế biến

Người ta thường chế biến để sử dụng gừng gió theo rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu gừng gió. Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ tới bạn những cách để có thể chế biến gừng gió một cách hiệu quả.

Sắc nước uống

  • Chuẩn bị khoảng 20 đến 50 gam gừng gió.
  • Bước tiếp theo, bạn đem gừng gió đã chuẩn bị, thêm nước vào và mang đi sắc. Có thể sử dụng uống mỗi ngày.

Chưng cách thủy

  • Chuẩn bị một vài củ gừng nhỏ và mang đi rửa thật sạch.
  • Bạn không cần gọt vỏ, dùng dao sắt số gừng đã chuẩn bị thành những lát mỏng vừa phải.
  • Cho gừng gió vào bát và mang đi chưng cách thủy, thời gian khoảng hơn 1 giờ.
  • Chia ra thành 3 phần bằng nhau và uống mỗi ngày.

Gừng gió ngâm rượu

  • Chuẩn bị khoảng 40 đến 50 gam gừng gió và khoảng 650 ml rượu 40 đến 50 độ.
  • Đem gừng đã chuẩn bị đi thái mỏng, miếng vừa phải. Sau đó bạn đem rửa sạch với nước.
  • Cho rượu và gừng đã chuẩn bị xong vào chai. Bạn có thể có gừng gió ngâm rượu trong khoảng thời gian từ 15 tới 20 ngày.
Cách chế biến gừng gió
Chế biến gừng gió ngâm rượu
  • Bạn có thể sử dụng 3 ly rượu gừng mỗi ngày. Ước tính mỗi ly khoảng 15 đến 20 ml. Sử dụng một thời gian sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Gừng gió, địa liền

Để đề phòng các bệnh nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết hay bệnh xương khớp ở người già, rất nhiều người đã đề cập đến một phương thức trị bệnh bằng thần dược, đó chính là rượu gừng gió địa liền.

Cách ngâm rất đơn giản để hoàn thiện. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thao tác cơ bản đó nhé!

  • Bước 1: Rửa sạch và giả nhuyễn cả địa liền và gừng gió.
  • Bước 2: Cho hết vào lọ thủy tinh ( lưu ý phải có nắp để đảm bảo chất lượng sản phẩm).
  • Bước 3: Đổ rượu 40 độ đầy lọ, hằng ngày đều phải lắc đều ít nhất 1 lần đến khi màu rượu chuyển dần sang màu ngà vàng. Khi này sản phẩm hoàn toàn có thể mang ra sử dụng được.

Xem thêm: [ĐẦY ĐỦ] Tác dụng của Hoa đu đủ và các cách sử dụng chi tiết nhất.

Cách sử dụng

Gừng gió hay ngãi xanh nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ trị được nhiều loại bệnh mà khi đọc xong những thông tin này bạn sẽ phải bất ngờ đó. Hãy cùng theo dõi xem sử dụng gừng gió có thể trị được những bệnh gì nhé.

Phụ nữ bị rong kinh: Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy làm theo cách sau đây

  • Chuẩn bị 10 gam gừng gió, 10 gam hoa của khoai mỡ và 5 gam lá của khoai mỡ.
  • Bạn cho thêm vào 3 bát nước, sắc cùng với những nguyên liệu trên đến khi còn khoảng nửa bát là được.
  • Mỗi ngày bạn sử dụng uống 2 lần, thời gian duy trì sử dụng chỉ khoảng 3 ngày là bạn đã thấy hiệu quả.

Ăn uống cảm thấy không ngon miệng: Tình trạng này có thể bắt gặp ở nhiều người, khi đó đừng lo lắng, hãy làm như sau:

  • Chuẩn bị 50 gam cà chua chín đã được bỏ hột, 50 gam ngọn bí đỏ, 50 gam thịt cá hồng đã bỏ xương, 5 gam gừng gió.
  • Tiếp theo bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và khoảng 500 ml nước. Thêm gia vị, khoảng ¼ thìa đường cát và ⅓ thìa bột nêm, nêm vừa ăn. Đến khi chín là có thể sử dụng.
  • Bạn chia ra thành 2 phần, ăn trong ngày: bữa trưa và bữa chiều. Chú ý nhớ phải cách một ngày thì ăn một lần nhé.

Nếu bạn lỡ dính nước mưa và bị cảm lạnh hãy sử dụng gừng gió theo cách như sau:

  • Chuẩn bị 50 gam lá khuynh diệp, 50 gam lá gừng gió tươi, khoảng 10 gam vỏ quýt đã được phơi khô.
  • Chuẩn bị nồi, đổ vào đó 1 lít nước, thêm các nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó, nấu đến khi sôi. Bạn đợi khoảng 10 phút, lấy ra và đem xông cho ra mồ hôi.
  •  Tiếp theo bạn lấy phần nguyên liệu ở trong nồi ra và chà quanh vùng lưng, ngực.
  • Lau khô người và nằm nghỉ ngơi khoảng 20 phút là bạn sẽ thấy đỡ hơn (chú ý nhớ phải đắp chăn ấm nhé).

Ăn uống khó tiêu:

  • Chuẩn bị khoảng 30 đến 50 gam gừng gió, 1 quả chanh và 30 gam bầu non.
  • Đầu tiên, bạn cần giã cho gừng gió nhuyễn ra. Sau đó chuẩn bị một cái nồi, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào và thêm tiếp khoảng 200 ml nước.
  • Bạn đun sôi trong khoảng thời gian chừng 15 phút. Vớt bỏ phần bã đi.
  • Lấy phần nước và uống cách nhau 5 phút một lần. Kết hợp với nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ.

Cầm máu vết thương:

  • Chuẩn bị khoảng 10 gam lá chàm mèo và 10 gam gừng gió.
  • Tiếp theo chúng ta cho vào giã nhuyễn nguyên liệu đã chuẩn bị và đắp vào vết thương, đây là một cách khá hiệu quả để cầm máu các vết thương.
Cách sử dụng gừng gió
Gừng gió cầm máu trong điều trị vết thương

Sử dụng ngãi xanh cho đối tượng là nam giới ở độ tuổi trung niên bị mỡ máu:

  • Chuẩn bị khoảng 10 gam lá gừng gió, 30 gam mộc nhĩ đen, 20 gam củ gừng gió, 10 quả táo tàu khô và 30 gam nấm bào ngư.
  • Với củ gừng gió, bạn đem xắt sợi còn lá gừng gió thì xắt nhuyễn.
  • Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước. Nấu đến khi cạn còn khoảng 500 ml nước là được.
  • Bạn chia thành 5 phần sử dụng trong ngày.
  • Chú ý thời gian sử dụng: Bạn nên cách 3 ngày rồi mới nấu và sử dụng. Duy trì dùng, chỉ trong thời gian nhất định bạn sẽ thấy bệnh lý thuyên giảm.

Sử dụng dành cho đối tượng bị đau nhức khớp chậu:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 20 gam lá ngải cứu, khoảng 50 gam gạo lứt rang đến khi màu vừa chuyển sang vàng sẫm, 15 gam hành lá, 50 gam củ gừng gió, lươn khoảng 200 đến 350 gam, 2 củ hành 20 gam.
  • Bước đầu tiên, bạn cần chế biến các nguyên liệu: Xắt nhuyễn thành sợi củ gừng gió và lá ngải cứu, hành lá thì đem xắt nhỏ còn lươn, bạn cần cho vào dấm để tiết bớt nhờn, sau đó mổ ra, bỏ ruột và chỉ máu, giữ lại đuôi.
  • Cho nguyên liệu vào nồi, thêm vào khoảng 800 ml nước và nêm gia vị vừa ăn.
  • Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 300 ml là được.
  • Bạn chia thành 2 phần ăn, sử dụng trong ngày vào bữa trưa và bữa chiều.
  • Chú ý thời gian ăn: bạn nên cách 2 ngày thì sử dụng 1 lần như vậy.

Chữa trị triệu chứng đối tượng bị tê, lạnh tay chân:

  • Chuẩn bị khoảng 30 gam ngãi xanh.
  • Tiếp theo, giã nhuyễn ra và thêm khoảng 5 ml rượu.
  • Tiến hành mang đi chưng nóng. Sau đó bạn sử dụng để xoa người và tay, chân.
  • Thời gian sử dụng: Mỗi ngày bạn dùng 2 lần, duy trì sử dụng khoảng 1 tuần là triệu chứng sẽ giảm, mang lại sự thỏa mái cho bạn.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mãn tính:

  • Chuẩn bị 100 gam ngãi xanh. Sau đó bạn rửa sạch và dùng dao thái mỏng thành miếng vừa phải.
  • Cho vào ấm, thêm khoảng 500 ml nước, đun đến khi nước cạn còn khoảng 150 ml. Đổ nước ra bát.
  • Thêm tiếp khoảng 400 ml nước và đun đến khi nước cạn còn khoảng 150 ml. Đổ vào bát vừa nãy. Sau đó bạn chia thành 3 phần và sử dụng trong ngày.
  • Thời gian sử dụng: Bạn dùng cách khoảng 3 tuần một lần.

Video về công dụng thần kỳ của gừng gió:

Giảm sưng tấy:

  • Chuẩn bị khoảng 15 gam nghệ vàng, 15 gam ngãi xanh và 15 gam nghệ đen.
  • Tiến hành rửa sạch bằng nước và giã nhuyễn các nguyên liệu.
  • Tiếp theo, bạn thêm khoảng 150 ml giấm ăn.
  • Trộn, sau đó vắt lấy phần nước và sử dụng.

Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, nguyên nhân gây bệnh không phải là viêm gan siêu vi B,C:

  • Chuẩn bị khoảng 200 gam xạ đen, 500 gam ngãi xanh, 200 gam nhân trần (đã được tán thành bột)
  • Bạn uống khoảng 10 gam một lần, thời gian sử dụng: mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Hết đợt sử dụng, bạn nên nghỉ ngơi, không dùng thuốc khoảng 10 ngày. Sau đó tiếp tục dùng đợt tiếp theo. Chú ý kiểm tra xem hiệu quả của sản phẩm đối với bệnh lý.
  • Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, bạn không nên dùng các loại đồ uống có chứa cồn và hãy ăn nhạt, điều này sẽ giúp việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao hơn.

Ngoài được sử dụng với mục đích chữa bệnh, đây cũng là một gia vị làm cho món ăn của bạn trở nên độc đáo hơn và rất tốt cho sức khỏe.

Cách đánh gió bằng gừng

Cảm, gió là tình trạng có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày và ở bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề này. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 cách vô cùng đơn giản dùng gừng và rượu để đánh cảm, đánh gió nhé!

Cách 1: Sử dụng rượu kết hợp với gừng tươi:

  • Bước 1: Chuẩn bị gừng, sau đó rửa sạch
  • Bước 2: Giã nhuyễn gừng vừa chuẩn bị, sau đó bạn tiến hành vắt lấy nước cốt và bôi đều lên khu vực muốn đánh gió.
  • Bước 3: Chuẩn bị một tấm vải mỏng, sau đó bọc vào phần bã gừng vừa giã lấy nước cốt, có thể thêm một vài cục tóc rối nhỏ.
  • Bước 4: Sau đó bạn đổ ra bát một lượng vừa phải rượu khoảng 35 độ đến 45 độ và tiến hành nhúng bọc vải vừa chuẩn bị ở bước 3 vào.
  • Bước 5: Sử dụng bọc vải đã nhúng rượu để chà lên vùng muốn đánh gió. Khi nào thấy người nóng lên là được.
Cách đánh gió bằng gừng
Kết hợp gừng gió với rượu để đánh cảm

Chú ý khi sử dụng:

  • Khi đánh gió, bạn cần chú ý thực hiện xuôi theo một chiều. Bạn có thể đánh gió xuôi từ trên xuống dưới, chọn vị trí ở giữa sau đó đánh sang hai bên.
  • Sau khi đánh gió xong, bạn dùng khăn sạch, khô để lau rượu và phần bã gừng còn dính ở trên người.
  • Trong trường hợp bạn không có rượu thì vẫn có thể đánh gió mà không dùng rượu, tuy nhiên hiệu quả sẽ giảm đi một chút. Để tăng sức đề kháng cho cơ thể và mau khỏi, bạn hãy bổ sung cho cơ thể đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết nhé!

Cách 2: Sử dụng rượu đã ngâm gừng một thời gian dài

  • Rượu đã ngâm gừng một thời gian sẽ có tác dụng đánh cảm rất tốt. Tác dụng của rượu ngâm gừng làm nóng cơ thể, khiến bạn nhanh chóng có cảm giác thỏa mái, dễ chịu.
  • Bước 1: Nếu bạn sử dụng theo cách này thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy rượu và xoa vào vùng cần đánh gió.
  • Bước 2: Vuốt và ma sát nhẹ, đến khi thấy nóng lên là được.

Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cao dây gắm điều trị xương khớp và cách sử dụng hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây gừng gió

Do có nhiều giá trị sử dụng nên ngày nay việc trồng cây gừng gió trở nên khá phổ biến. Để giúp bạn có thể dễ dàng tự trồng và chăm sóc gừng gió tại nhà, bài tiết sẽ chia sẻ một số kỹ thuật trồng cây gừng gió.

  • Bạn cần lựa chọn đất, nên dùng loại đất tơi và xốp. Chú ý cung cấp được đủ độ ẩm cho cây.
  • Bạn cần lựa chọn thời điểm trồng cây đó là vào khoảng tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 3 âm lịch. Khi đó thời tiết sẽ rất thích hợp, cung cấp lượng ẩm cần thiết cho cây phát triển.
  • Bước chọn giống, bạn nên chọn giống nuôi cấy mô. Cây giống cần phải khỏe mạnh, không có sâu bệnh, đủ các bộ phận: thân, rễ, lá.
  • Bạn trồng cây, mỗi cây cách nhau khoảng 30 cm. Các hàng có thể để giãn cách khoảng 40 cm.
  • Cách trồng: Đào hố đất sâu khoảng 3 đến 5 cm. Đặt cây giống xuống và lấp đất mịn vào. Sau khi lấp đất xong, ấn nhẹ tay.

Vậy chỉ với những bước vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự trồng cây gừng gió để làm cảnh hoặc dùng để sử dụng như một phương thuốc hiệu quả với nhiều loại bệnh.

Một số sản phẩm gừng gió

Tinh dầu gừng gió

Tinh dầu gừng gió với công dụng chữa rối loạn tiêu hóa cũng như những triệu chứng cảm cúm, trị phong hàn, giảm mỡ và giúp cho cơ bắp săn chắc được chiết xuất hoàn toàn từ củ Gừng gió nguyên chất được thu hái tự nhiên tại Lào Cai.

Tinh dầu gừng gió
Hình ảnh: Tinh dầu Gừng gió

Bạn hoàn toàn có thể chỉ với 2 đến 3 giọt tinh dầu để xoa quanh rốn khi bị đau bụng kinh, hoặc pha với nước để giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Với hạn sử dụng là 3 năm thì bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo hết hạn. Với điều kiện hãy để sản phẩm tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và đậy nắp kín để tinh dầu không bị bay hơi.

Giá của sản phẩm trên thị trường hiện nay là 75000 VND, bạn dễ dàng có thể sở hữu một lọ tinh dầu cho riêng mình.

Dầu gió gừng Thái Dương

Dầu gió gừng Thái Dương là một sản phẩm được chiết suất từ gừng. Có tác dụng điều trị các triệu chứng cảm thông thường như đau đầu, cảm lạnh hay bị tấn công bởi các loại côn trùng.

Với thành phần được kết hợp từ nhiều loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu long não, hương nhu trắng. Đặc biệt thành phần chính không thể thiếu đó là gừng với hàm lượng 12g đã đem lại hiệu quả rất cao cho sản phẩm.

Việc sử dụng hoàn toàn đơn giản: Bạn chỉ việc sử dụng 1 ngày từ 4 đến 5 lần bằng cách cho một lượng dầu vào lòng bàn tay, xoa đều và thoa lên những chỗ cần điều trị.

Dầu gió gừng Thái Dương
Hình ảnh: Dầu gió gừng Thái Dương

Tuy nhiên sản phẩm cũng có những tác dụng phụ không mong muốn như nổi mẩn đỏ, phát ban hay dị ứng tại chỗ. Khi gặp những tình huống như vậy thì bạn cần phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Gừng gió giá bao nhiêu?

Hiện tại giá của gừng gió có nhiều thay đổi tùy vào nơi bán sản phẩm, bạn có thể tham khảo giá gừng gió trên thị trường dao động trong khoảng từ 180.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ nếu mua 1 kg gừng gió.

Gừng gió mua ở đâu?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi bán sản phẩm gừng gió. Bạn có thể tìm mua tại các cơ sở phân phối sản phẩm uy tín hoặc các phòng khám Đông y. Hãy chú ý thật kỹ khi mua hàng để lựa chọn được sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Qua bài viết, bạn đã được cung cấp những thông tin rất chi tiết về loại dược liệu mang đến nhiều giá trị sử dụng cho chúng ta-gừng gió. Nếu có bất cứ thắc mắc nào muốn được giải đáp hãy liên hệ với web. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi.