Dây gắm từ xưa đã được người dân tộc Tày sử dụng để làm thành nhiều vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh Gout hay các bệnh về xương khớp bởi dây gắm mang trong mình nhiều hoạt chất, tốt cho sức khỏe.
Vậy dây gắm có đặc điểm gì? Công dụng chữa bệnh như thế nào? Cách chế biến ra sao? Hãy cùng Y tế 24h tìm hiểu qua bài viết sau.
Cây dây gắm rừng
Đặc điểm
- Dây gắm còn có rất nhiều tên gọi khác như: dây sót, cây vương tôn, dây gắm lót, dây mấu,…
- Gắm là loài cây quen thuộc với người dân miền núi, nhất là dân tộc Tày. Dây gắm, giống như cái tên của nó, chúng không phải là cây gỗ lớn, mà là cây dây leo, chuyên bám vào các cây gỗ lớn để phát triển. Thân cây có kích thước khá to, các đốt trên thân cây có các nốt phình đặc trưng.
- Cây khá dài, thông thường một cây sẽ có chiều dài từ 10-12m. Cây đơn tính, mỗi cây chỉ mang một loại hoa là hoa đực hoặc hoa cái, hoa thường mọc ở kẽ lá. Cây ra nhiều hoa vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, kết quả và quả chín sau khoảng 4 tháng.
Hình ảnh cây dây gắm
Dược liệu dây gắm
Phân bố
- Cây dây gắm được tìm thấy nhiều ở những vùng núi cao. Tại những vùng này, cây phát triển mạnh, mọc xanh tốt do có nhiều cây gỗ lớn thuận lợi cho loài cây này bám vào, lớn lên và sinh sôi.
- Những vùng phân bố chủ yếu là vùng núi cao thuộc các tỉnh như: Hà Giang, Sapa, Tuyên Quang, Hà Tây.
Bộ phận dùng
- Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ dùng làm thuốc chữa bệnh, hạt có thể ăn, ngoài ra cũng được dùng làm thuốc xoa bóp trị đau nhức rất tốt.
Thu hái, sơ chế
- Thu hái: Cây sinh trưởng và phát triển quanh năm, hầu hết các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc. Hai bộ phận rễ và thân cây có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm..
- Sơ chế: Sau khi đem về, mang rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng, sau đó đem phơi cho khô hoàn toàn để sử dụng được lâu hơn.
Mùi vị
- Vị thuốc dây gắm có vị đắng và tính bình, có thể tiêu phong trừ thấp, tiêu viêm và giải độc rất tốt.
Thành phần hóa học của dây gắm
- Sau thời gian nghiên cứu và phân lập các bộ phận của cây người ta tìm ra các thành phần hóa học của dây gắm như sau: resveratrol, 2-hydroxy-3-methoxymethyl-4-methoxycarbonylpyrrol, 2-hydroxy-3-methoxy-4-methoxycarbonylpyrrol, bsitosterol, 4′-trihydroxy-4-methoxydibenzylether, N,N-dimethylethanolamin, 3-diphenylpyrrol,…
Xem thêm: Trà gạo lứt rang có công dụng gì? Cách nấu nước gạo lứt tại nhà.
Tác dụng của dây gắm
Trong thân và rễ của dây gắm có nhiều dược chất tốt nên được dùng để chữa bệnh với một số công dụng như sau:
- Giảm lượng axit uric trong máu tốt.
- Giúp cơ thể tăng chuyển hóa để tăng đào thải axit uric theo cơ chế sinh học.
- Tốt cho các bệnh nhân bị Gout bởi nó giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng như đau xương khớp, sưng đỏ, nhức nhối. Dùng thay cho các thuốc giảm đau có thể tránh được tình trạng lệ thuộc vào thuốc.
- Giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng gan và thận như làm tăng đào thải lượng axit uric tích tụ trong thận.
- Cắt cơn và làm giảm cơn đau cho Gout, tăng đào thải lượng axit uric tích tụ trong các khớp.
- Với phụ nữ mắc chứng kinh nguyệt không đều, có thể sử dụng rễ gắm sẽ làm giảm đáng kể tình trạng này.
- Rễ và thân cây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau thay cho các loại thuốc giảm đau thông thường khác để trị phong tê thấp.
- Khi bị rắn cắn, lấy rễ gắm giã ra đắp vào nốt rắn cắn có thể làm giảm lượng độc tố.
- Dùng trong trường hợp sản hậu mòn hay để làm giảm các chất độc không trong cơ thể.
- Ngoài ra, dây gắm từ xưa đã được dân gian sử dụng làm thuốc điều trị sốt và sốt rét.
Đối tượng sử dụng
Dây gắm mang lại hiệu quả trị bệnh tốt và an toàn nên các bạn cũng cần tìm hiểu rõ xem đối tượng nào nên sử dụng dây gắm để việc điều trị có thể đạt hiệu quả cao nhất. Các đối tượng sau có thể dùng dây gắm để chữa bệnh sẽ mang lại hiệu quả tốt rõ rệt:
- Người bị gút mãn tính hay cấp tính.
- Người bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay.
- Người có lượng axit uric trong máu cao.
- Người lớn tuổi hay mắc bệnh thấp khớp.
- Người bị sốt rét.
- Phụ nữ sau khi sinh.
- Người bị rắn cắn.
Cao Gắm và cách dùng
Dây gắm có rất nhiều công dụng nên nó là bài thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, dưới đây là một số phương thuốc chữa những căn bệnh điển hình, hay gặp trong đời sống hàng ngày:
- Điều trị Gout
- Liều dùng: Dùng khoảng 20-30 gam dây gắm.
- Cách dùng: Có thể sử dụng dưới hai dạng là thuốc sắc hoặc để ngâm rượu.
- Thuốc sắc: Sắc kỹ để lấy được hết dược chất có trong thuốc.
- Ngâm rượu: Ngâm trong khoảng một tháng với tỉ lệ 1kg dây gắm khô/3 lít rượu. Sau 1 tháng có thể sử dụng, mỗi ngày uống từ 2-3 ly rượu nhỏ hiệu quả rất tốt.
2. Điều trị thấp khớp
- Cách dùng: Ngâm rượu cùng với các loại dược liệu khác để đạt được tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, có thể dùng dầu chiết xuất từ hạt cây dây gắm để xoa bóp vùng chân hay tay đau.
3. Điều trị phong thấp
Đây là một phương thuốc hiệu quả, gồm có các vị thuốc sau:
- Chuẩn bị: Rễ gắm, ngưu tất, thạch lựu, ngũ gia bì, hy thiêm, cốt toái bổ với liều lượng mỗi loại 4 lạng, quản chúng và là ké mỗi loại 2 lạng 5 đồng cân, 8 lạng cẩu tích, 5 lạng tỳ giải.
- Cách làm: Sấy khô lượng dược liệu trên, đem nghiền mịn làm thành từng viên nhỏ (thuốc viên).
- Cách sử dụng: Uống dần lượng thuốc trên với rượu hoặc nước gừng. Ngoài ra, có thể sử dụng lượng thuốc trên để ngâm rượu.
4. Trị rắn cắn
Nếu không may bị rắn cắn, hãy hạn chế di chuyển hay cử động để tránh chất độc lan tỏa nhanh hơn. Sau đó, lấy lá gắm nhai nát, lấy phần bã đã nhai đắp vào vết thương, sau đó có thể đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
5. Chữa lở sơn
- Chuẩn bị: 20g rễ gắm, khoảng 300ml nước.
- Cách làm: Cho nước và rễ gắm vào nồi, sắc nhỏ lửa, đến khi còn một nửa lượng nước thì dừng.
- Cách dùng: Ngày uống 2 lần.
Một số cách chế biến dây gắm
Chế biến thành trà
- Pha trà
- Bước 1: Lấy khoảng 1 nhúm dây gắm khô (khoảng 10 gam) cho vào ấm trà.
- Bước 2: Đổ một lượng nước sôi vào ấm, lắc đều, đổ phần nước đi. Bước này là bước tráng trà nên không cần nhiều nước.
- Bước 3: Cho khoảng 150ml nước sôi vào, đợi từ 5-7 phút, thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận được hương thơm của trà.
2. Nấu trà
Cách này là dùng dây gắm nấu nước uống thay cho nước trắng hàng ngày. Có thể nấu với tỷ lệ 50-80 gam dây gắm khô với 1,5 lít nước.
Uống nước dây gắm hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa được các bệnh về xương khớp.
Cách nấu cao dây gắm chữa Gout
- Mua dây gắm về rồi đem rửa sạch.
- Nấu liên tục trong vòng 3 ngày 3 đêm.
- Cuối cùng đem tinh lọc và cô đặc là đã hoàn thành rồi.
Video hướng dẫn cách nấu cao gắm chữa Gout của người dân tộc:
Các bước nghe có vẻ đơn giản nhưng muốn nấu được cao gắm đạt chất lượng cần là người có kinh nghiệm, có đầy đủ các dụng cụ tinh lọc, nên cần tìm hiểu kỹ trước khi muốn làm.
- Cách sử dụng: Cao gắm thường được pha cùng nước sôi, sử dụng như trà để uống hàng ngày. Ngoài ra, cao gắm cũng có thể dùng để ngâm rượu uống.
- Ngâm rượu cây dây gắm
- Chuẩn bị: 1 cân dây gắm khô, 3 lít rượu.
- Cách làm: Cho rượu và dây gắm vào bình, ngâm với nhau trong khoảng một tháng là có thể sử dụng. Ngày uống từ 2 đến 3 ly rất tốt cho sức khỏe.
Dây gắm và cao gắm loại nào tốt hơn?
Giống nhau:
- Cao gắm hay dây gắm khô đều có nguồn gốc từ dây gắm trong tự nhiên thu hái về và qua sơ chế. Chúng đều có tác dụng dược lý cao và sử dụng để điều trị được nhiều bệnh, nhất là các bệnh về xương khớp hay bệnh Gout.
Khác nhau:
- Dây gắm:
Ưu điểm: Loại dược liệu này được chế biến một cách đơn giản hơn. Chúng ta chỉ cần thu hái dây gắm về rồi thái lát phơi khô là được.
Nhược điểm: Mặc dù chế biến đơn giản nhưng quá trình sử dụng phải qua đun nấu khá lâu và phức tạp, đôi khi đun và sắc như thế không thể tiết hết lượng dược chất ra được.
- Cao gắm:
Ưu điểm: Cách chế biến khá phức tạp, phải đun nấu qua nhiều ngày, tinh chế qua một số công đoạn mới có thể có được một sản phẩm cao gắm chất lượng.
Nhược điểm: Quá trình sử dụng tiện lợi hơn. Cao gắm qua quá trình đun nấu nhiều ngày và tinh chế cẩn thận thì có thể lấy được hầu như toàn bộ lượng dược chất có trong sản phẩm tươi ban đầu nên cao gắm thường có hiệu quả chữa bệnh tốt hơn và giá thành đắt hơn.
Vì các lợi thế đó nên cao gắm thường được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những kẻ vì lợi nhuận mà nấu ra cao gắm kém chất lượng, thêm nhiều chất phụ gia hay nấu không đủ thời gian dẫn đến dược chất không được tiết ra hết nên bạn cần thận trọng khi chọn mua cao gắm.
Xem thêm: Cây Bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh gì? Cách nhận biết và cách dùng.
Cao gắm chữa xương khớp
Cây gắm đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống của người dân tộc Tày từ lâu đời. Dây gắm không chỉ được chế biến bằng cách phơi khô để dùng làm thuốc mà đã được đem nấu thành cao.
Cao gắm có tính bình, vị mang chút đắng và thoang thoảng chút ngọt, đặc biệt, rất thơm mùi thảo mộc. Dùng cao gắm chữa xương khớp là bài thuốc hiệu quả, được nhiều người bệnh tìm hiểu để sử dụng. Vậy cao gắm tác động tới bệnh Gout như thế nào?
Video về dây gắm, cao gắm là thần dược điều trị Gout
- Giảm lượng acid uric trong máu
- Acid uric là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout. Bởi vì thành phần chủ yếu của acid uric là hidro, nito, oxi, cacbon. Khi cơ thể bị thừa một lượng acid uric cao mà không kịp đào thải ra ngoài thì chúng sẽ nhanh chóng bị tích tụ lại trong các ổ khớp.
- Tại đây, chúng gây nên tình trạng độc, sưng và đau khớp do cơ chế chuyển hóa acid uric thành các muối urat. Tình trạng sưng và viêm khớp do acid uric gây ra chính là bệnh Gout.
- Với người bệnh Gout khi sử dụng cao gắm sẽ làm giảm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể và trong các khớp, làm giảm tình trạng sưng đau, từ đó tình trạng Gout sẽ được cải thiện, thậm chí là được đẩy lùi. Sử dụng cao gắm thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa Gout tái phát.
- Làm giảm triệu chứng đau nhức tại các khớp
- Trong cao gắm có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau tự nhiên. Được nhiều người sử dụng để chữa các bệnh về viêm khớp hay làm giảm tình trạng đau do các vết thương gây ra.
- Dùng cao gắm cho người bị bệnh Gout sẽ giúp cho các cơn đau nhức hay nóng ran ở các khớp giảm đi rõ rệt. Đây cũng là một thảo dược giúp giảm đau tự nhiên, mà không cần phụ thuộc vào các chất giảm đau chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Giúp bồi bổ, tăng cường chức năng gan và thận
- Người bị bệnh Gout thường có chức năng gan và thận bị suy yếu dẫn tới quá trình đào thải acid uric không được hiệu quả, làm cho bệnh Gout ngày càng nặng thêm.
- Sử dụng cao gắm có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp phục hồi lại chức năng gan và thận. Khi gan và thận đã được phục hồi sẽ có thể đào thải các chất độc cũng như lượng acid uric dư thừa ra ngoài một cách tốt hơn.
- Cao gắm giúp đẩy mạnh quá trình đào thải acid uric
- Khi lượng acid uric đi tới các khớp, đọng lại và tạo thành thể muối urat thì khá bền vững và khó được đào thải ra bên ngoài.
- Cao gắm với các thành phần hoạt chất chứa trong nó có tác dụng làm cho các tinh thể muối urat lớn bị hòa tan thành các tinh thể nhỏ hơn, từ đó có thể lưu thông tới các mạch máu, vận chuyển tới thận và được đào thải dễ dàng qua đường tiết niệu.
Uống cao gắm có thật sự tốt không?
Cao gắm là sản phẩm được tinh chế hoàn toàn từ thảo dược trong tự nhiên, không chứa bất kỳ chất hóa học độc hại nào nên rất an toàn khi sử dụng cũng như không gây tác dụng phụ.
Cao gắm là từ cây dây gắm nấu chảy rồi qua tinh chế mà thành nên lượng dược chất được chuyển sang cao gắm một cách nguyên vẹn, hiệu quả điều trị tăng cao.
Đây là một trong số những sản phẩm giúp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh Gout rất tốt, được nhiều người tin tưởng, lựa chọn sử dụng.
Sản phẩm được đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành, là một trong những sản phẩm tốt nhất để điều trị các bệnh về Gout hay thấp khớp.
Cao gắm được cấp giấy chứng nhận về thành phần an toàn và quy trình đạt hiệu quả cao.
Cao gắm tuy có hiệu quả trị bệnh cao nhưng đáp ứng điều trị với mỗi người là khác nhau do mỗi người có một cơ địa khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng cao gắm
Tác dụng chữa bệnh của cao gắm hay dây gắm là rất rõ ràng, các sản phẩm từ dây gắm trong đông y đã được mọi người sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế, ngưng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: Nội tạng động vật, hải sản hay các loại thịt có màu đỏ,…
- Ăn uống đúng theo khoa học.
- Uống nhiều nước, ăn hoa quả và các thực phẩm chứa Vitamin để tăng đào thải lượng axit uric ra ngoài cơ thể.
- Tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của hệ xương khớp.
Dây gắm tươi tuy mang nhiều dược chất nhưng lại có nhược điểm là dễ bị mốc, không để được trong thời gian dài. Vì thế nếu muốn bảo quản và sử dụng gắm lâu dài bạn nên cắt lát rồi phơi khô, sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát.
Sau một thời gian đem ra phơi lại để tránh tình trạng mốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem nấu thành cao gắm, sử dụng cùng với rượu cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Viên uống cao gắm
Cao gắm Kiên Minh
Cao gắm Kiên Minh là sản phẩm điều trị Gout được sản xuất bởi Công ty TNHH Thảo Dược Kiên Minh.
Được sản xuất bằng phương pháp nấu cao thủ công từ nguồn nguyên liệu là dây gắm tự nhiên. Đặc biệt là loại cây dây gắm đỏ nên có tác dụng mạnh hơn so với những loại dây dùng để uống thông thường.
Với thành phần bao gồm:
- Tinh bột dây gắm: có hàm lượng 0,06g.
- Cao dây gắm: có hàm lượng 0,14g.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Sản phẩm được dùng để điều trị cho các bệnh liên quan đến xương khớp với liều dùng, sử dụng 10 viên một lần sau bữa ăn 30p, mỗi ngày dùng đều đặn từ 2 đến 3 lần để có được hiệu quả mong muốn.
Cao gắm Yên Bái Kaopharco
Cao gắm Yên Bái Kaopharco là sản phẩm của Công ty TNHH Thảo Dược Kaopharco mang lại cho những bệnh nhân điều trị xương khớp đặc biệt là bệnh Gout sự lựa chọn tốt nhất đó là sản phẩm Cao gắm Yên Bái Kaopharco.
Với thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ cây dây gắm với những cách sử dụng đa dạng như ngâm 100g cao sẵn trong 3 lít rươu. Mỗi ngày dùng 2 lần tại các thời điểm sáng và tối.
Hoặc người dùng có thể dùng bằng cách hấp với cơm, pha với nước nóng thêm một ít mật ong. Tùy theo mức độ của bệnh mà liều lượng sử dụng cho hợp lý.
Với giá bán trên thị trường hiện nay là 650.000 VND/hộp có thể mua ở các nhà thuốc cũng như liên hệ hotline để có được sản phẩm để tiêu dùng.
Dây gắm giá bao nhiêu?
Theo giá bán trên thị trường thì 1kg thân gắm khô có giá dao động khoảng 150.000 đồng, còn cao gắm đắt hơn nhiều với giá khoảng 290.000 đồng mỗi 100g.
Nếu bạn tìm mua tận nơi thì giá sẽ rẻ hơn và độ đảm bảo về chất lượng cao hơn là tìm mua ở những nơi khác, vì thế rất nhiều người chọn cách đến tận nơi để mua chứ không ưa chuộng kiểu mua sẵn để sử dụng.
Xem thêm: Cách pha trà táo đỏ cho bà bầu, những công dụng tuyệt vời mà trà đem lại.
Cao gắm mua ở đâu Hà Nội, TPHCM?
Do lượng dây gắm thường mọc tập trung nhiều ở các vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, Hà Giang hay Tuyên Quang,… nên nếu bạn ở gần các vùng đó có thể đến tận nơi mua để đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, nếu không có điều kiện đi xa, bạn có thể tìm mua dây gắm ở các cửa hàng thuốc Đông y hay những nơi chuyên nhập các loại dược liệu để làm thuốc đông y. Tuy nhiên, tìm mua ở các địa chỉ không uy tín, không rõ nguồn gốc có thể tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nên các bạn cần thận trọng và thật tỉnh táo khi mua hàng.
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về dược liệu dây gắm. Đây là một loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, hiệu quả trị bệnh cao mà lại an toàn cho người sử dụng. Mong rằng bạn đã có hiểu biết phần nào về một trong số dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên ở Việt Nam, từ đó tìm được giải pháp cho căn bệnh của bản thân và gia đình.
Phụ nữ có thai có sử dụng được không ạ?