Thuốc Cocilone Colchicine Tablets BP 1mg: Tác dụng, Tác hại, Liều dùng

2795
Đánh giá
Cocilone
Cocilone

Bệnh Gout là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần,công việc của bạn. Bạn cảm thấy phiền toái về những cơn đau Gout, bạn cảm thấy mệt mỏi đau đớn không muốn làm gì?

Để giải quyết vấn đề của bạn, Y Tế 24H giới thiệu một loại thuốc có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau Gout, phòng ngừa sự tái phát của bệnh Gout, đó là thuốc Cocilone.

BỆNH GOUT LÀ GÌ?

Bệnh gout hay còn có tên khác là thống phong, vì nguyên nào đó mà việc chuyển hóa nhân purin trong thận bị rối loạn dẫn acid uric không được đào thải qua phân và nước tiểu.

Việc tích tụ nhiều acid uric sẽ dẫn đến hình thành tinh thể acid uric lắng đọng vào trong mô khớp, xương, gây đau đớn cho người bệnh.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH GOUT

Một số triệu chứng của bệnh gout có thể xuất hiện thường vào ban đêm, khiến người bệnh đau dữ dội. Bệnh xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Khớp bị sưng tấy, đau đột ngột với cường độ lớn.
  • Khớp bị sưng đỏ.
  • Khi động vào khớp sẽ làm đau hơn.
  • Vùng xung quanh khớp ấm hơn so với những vùng bên cạnh.
Bệnh Gout
Bệnh Gout

Bệnh Gout nếu không được điều trị ngoài việc gây ra đau đớn cho bệnh nhân còn có thể mang lại những biến chứng như:

  • Xuất hiện các khối u cục tophi xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai.
  • Gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không dùng thuốc điều trị vĩnh viễn.
  • Gây sỏi thận.

Việc điều trị bệnh Gout là vô cùng quan trọng và cần thiết và Cocolone là giải pháp hiệu quả cho bạn trong việc điều trị căn bệnh này.

COCILONE LÀ THUỐC GÌ?

Cocilone là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị Gout và các bệnh xương khớp. Thuốc Cocilone có tác dụng trong việc điều trị tốt các đợt bệnh Gout cấp, hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp do Gout. Bên cạnh đó thuốc còn phòng ngừa sự tái phát của bệnh, chữa bệnh sốt theo chu kỳ.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén không bao, thời gian tan rã của thuốc nhanh hơn làm giảm đau nhanh hơn. Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp lớn gồm 10 hộp nhỏ, mỗi hộp gồm 1 vỉ bấm có 10 viên.

Ngoài hãng có tên Cocilone Colchicine Tablets BP 1mg còn một số hãng khác cũng sản xuất thuốc này, một trong số đó là Colchicine Opocalcium 1mg của Pháp

THÀNH PHẦN

Thành phần chủ yếu của Cocilone là Colchicine với hàm lượng 1mg. Colchicine là hoạt chất được biết đến với công dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, chống viêm không đặc hiệu.

Colchicine là thành phần chính của Cocilone với hàm lượng 1mg
Colchicine là thành phần chính của Cocilone với hàm lượng 1mg

Vậy Colchicine là chất như thế nào, nó có dược lực học như thế nào?

TÁC DỤNG CỦA THUỐC COLCHICINE

Colchicine là một chất hóa học được chiết xuất từ các loại thực vật thuộc chi Colchicum hay còn gọi là cây bả chó. Colchicine một số tác dụng sau:

  • Colchicin không có tác động lên việc đào thải acid uric của thận tuy nhiên nó giữ cho pH tại chỗ được bình thường do pH là yếu tố tạo điều kiện tạo thành tinh thể monosodium urate kết tủa tại các mô khớp; do Colchicine làm giảm sự di chuyển của bạch cầu và ức chế sự thực bào các vi tinh thể urat.
  • Tác dụng chống viêm không đặc hiệu: Colchicine làm giảm các phản ứng viêm nhờ ức chế chuyển động và chức năng của bạch cầu đa nhân. Tuy nhiên mức độ chống viêm ở mức độ nhẹ.
  • Colchicine tác động lên thoi phân bào làm ức chế quá trình phân bào.
  • Colchicine có một số tác dụng khác như tăng sức bền của mao mạch, phân hủy tế bào lympho, ức chế hệ thần kinh phó giao cảm đồng thời kích thích hệ giao cảm, ức chế invitro khả năng ngưng kết tiểu cầu,…

Nhờ những tác dụng này của Colchicine mà Cocilone có những công dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh.

CÔNG DỤNG VÀ CHỈ ĐỊNH

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị các cơn gout cấp tính với hiệu lực trên 95% trường hợp. Nó có tác dụng giảm đau nhanh chóng không để người bệnh những cơn đau kéo dài.
  • Thuốc được dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp do gout do các tinh thể urat trong các mô khớp rất khó để nhận biết.
  • Phòng ngừa những đợt tái phát của bệnh nhân mạn gout.
  • Khi dùng thuốc với thời gian dài thuốc có làm giảm acid uric trong máu và ức chế tổng hợp acid uric, từ đó làm giảm uric niệu.
  • Ngoài ra thuốc còn chỉ định để chữa trị các cơn cấp khác do vi tinh thể, vôi hóa sụn khớp không do hydroxyapatite.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Behcet (hội chứng rối loạn hiếm gặp gây viêm máu toàn thân).
  • Dùng để điều trị các bệnh sốt theo chu kỳ.
  • Giúp điều trị dài ngày ở bệnh nhân bị xơ hóa đường mật nguyên phát, xơ gan.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC COLCHICINE
TÁC DỤNG CỦA THUỐC COLCHICINE

CÁCH SỬ DỤNG

Cách dùng: Thuốc được dùng qua đường uống. Tùy theo tình trạng bệnh mà liều lượng sử dụng cũng có sự thay đổi.

Liều dùng:

  • Lúc mới sử dụng thuốc liều dùng là 0,5 – 1,2mg, cứ cách 1 – 2 giờ  liều lượng uống là 0,5 – 0,6mg hoặc cứ 2 giờ lại liều lượng cung cấp là 1 – 1,2mg cho đến khi hết đau hoặc bị nôn hoặc bị ỉa chảy.
  • Trong một đợt điều trị liều lượng cocilone điều trị là 4-6mg.
  • Đối với trường hợp bị đau sưng xương khớp thì cocilone có tác dụng làm giảm đau trong vòng 12 giờ và khỏi hẳn trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy  nhiên nếu sử dụng lại thì đợt cũ phải cách đợt mới từ 2 – 3 ngày để tránh cocilone tích tụ trong đợt điều trị trước.

  • Đối với các bệnh lý xơ hóa đường mật nguyên phát: Uống 0,5mg cocilone với tần suất 2 lần một ngày và lặp lại nhiều ngày.
  • Với điều trị xơ gan: Mỗi tuần chỉ uống 5 ngày, mỗi ngày liều lượng sử dụng 1- 2mg.
  • Trong trường hợp đề phòng các cơn Gout cấp xảy đến trong giai đoạn đang điều trị, sử dụng kết hợp với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric 500 microgam với tần suất từ 2 – 3 lần một ngày.
  • Điều trị các bệnh viêm khớp cấp do tinh thể hoặc bệnh sốt do chu kỳ, liều lượng sử dụng là 1mg uống vào mỗi buổi tối.

Liều lượng sử dụng thuốc có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe bạn, bạn nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

THUỐC COCILONE UỐNG TRƯỚC HAY SAU ĂN?

Thuốc Cocilone có thành phần chính là Colchicine được bác sĩ khuyến cáo uống sau khi ăn khoảng 10 – 15 phút là tốt nhất. Bạn hãy cố gắng áp dụng đúng theo liệu trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất, để đánh bay bệnh Gút nhanh chóng.

Xem thêm: Thuốc Chymobest (Alpha Chymotrypsin): Công dụng, liều dùng, giá thuốc?

QUÁ LIỀU, QUÊN LIỀU THUỐC COCILONE COLCHICINE

Khi bạn sử dụng liều trên 10mg có thể gây độc và liều gây tử vong là 40mg.

Liều độc vào khoảng 10 mg. Liều luôn gây tử vong là trên 40mg.

Thuốc Cocilone Colchicine Tablets BP 1mg
Thuốc Cocilone Colchicine Tablets BP 1mg

Sau khi sử dụng từ 1 – 8 giờ (trung bình là 3 giờ) sẽ xuất hiện các triệu chứng:

  • Tác động lên hệ tiêu hóa: Đau bụng nhiều, nôn nhiều, liệt ruột và ỉa chảy thậm chí có thể ra máu dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Từ đó gây rối loạn tuần hoàn (hạ huyết áp). Ngoài ra gây viêm dạ dày, gan to, các Transaminase tăng cao.
  • Tác động lên hệ bài tiết: Sử dụng quá liều có thể gây tổn thương thận dẫn đến thiểu niệu và đái ra máu.
  • Tác động lên hệ tuần hoàn: Gây tổn thương mạch nặng gây sốc và trụy tim mạch. Ngoài ra khi bị độc các bạch cầu và tiểu cầu giảm gây tổn thương cho tủy.
  • Tác động lên hệ thần kinh: Nhược cơ thể nặng dẫn đến thần kinh trung ương đi lên bị liệt khi bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 do mất nước và các chất điện giải, trụy tim mạch, nhiễm khuẩn huyết.

Việc điều trị cho những trường hợp bị ngộ độc thường là không đặc hiệu.

  • Tăng đào thải thuốc bằng cách rửa dạ dày rồi sau đó là hút dịch tá tràng và dùng than hoạt tính.
  • Kết hợp các biện pháp bổ sung nước và các chất điện giải.
  • Dùng kháng sinh hợp lý có tác dụng toàn thân  hoặc tác dụng lên đường tiêu hóa.
  • Nếu bị suy thận có thể phải lọc thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.
  • Có thể chống sốc cho bệnh nhân, cho bệnh nhân thở oxy.

Xem thêm: Thuốc Difelene 50mg là gì? Công dụng, liều dùng

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Colchicine có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh Gout. Tuy nhiên nó cũng có tính độc nên khi sử dụng thuốc cần đặc biệt lưu ý. Thuốc Cocilone không được sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc là Colchicine.
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng.
  • Bệnh nhân bị Glaucom góc hẹp bị bí đái (bệnh liên quan đến vấn đề thị lực).

TÁC DỤNG PHỤ, TÁC HẠI CỦA THUỐC COCILONE

Bên cạnh có tác dụng chữa bệnh thì việc sử dụng thuốc cũng mang lại một số tác dụng sau. Tuy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà biểu hiện của những triệu chứng không mong muốn cũng khác nhau:

  • Thuốc có thể gây ra những biểu hiện đầu tiên của việc dùng thuốc quá liều: buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy. Việc cần làm là giảm liều và ngừng điều trị ngay sau 24 – 48 giờ.
  • Cơ thể có thể bị sốt, phát ban, nổi mề đay.
  • Gây rối loạn cơ, thần kinh, gây rụng tóc.
  • Ở nam giới có thể làm giảm lượng tinh trùng được sinh ra nhưng đây chỉ là tạm thời và không kéo dài.
  • Các chỉ số trong máu như thành phần bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu đa nhân trung tính đều bị giảm.
Hình ảnh hộp thuốc Cocilone 1mg
Hình ảnh hộp thuốc Cocilone 1mg

Những tác dụng phụ trên xuất hiện khi bệnh nhân dùng quá liều thuốc khiến bị ngộ độc Colchicine. Do đó nếu gặp phải những triệu chứng này hãy ngừng ngay thuốc điều trị và thống báo cho bác sĩ về những triệu chứng mà bạn gặp phải.

Xem thêm: Thuốc Arcoxia là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Lưu ý

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC

Colchicine được nghiên cứu tuy có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh gout nhưng lại có tính độc khi dùng quá liều. Do đó việc sử dụng thuốc cần phải tuyệt đối thận trọng với một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
  • Người mắc các bệnh về tim, đường tiêu hóa hay các bệnh về thận.
  • Người cao tuổi có thể dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc dẫn đến suy nhược.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Khi sử dụng thuốc Colchicine sẽ được đào thải qua đường sữa nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh bé có thể ngộ độc khi uống sữa mẹ.

Tuy niên để đề phòng với việc nồng độ thuốc tích tụ cao trong sữa, các bà mẹ nên sử dụng thuốc vào buổi tối trước khi khi đi hoặc sau khi con bú 8 tiếng.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc, thuốc không có ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Sử dụng thuốc an toàn ngoài dùng đúng liều lượng chỉ định mà còn tham khảo khi kết hợp với các thuốc khác, tránh trường hợp xuất hiện tương tác thuốc, gây ra những tác dụng không mong muốn.

  • Khi sử dụng đồng thời colchicine và cyclosporin sẽ làm tăng độc tính của cyclosporin (thành phần có tác dụng ngăn ngừa thải ghép ở những bệnh nhân ghép gan, ghép thận, ghép tủy xương hoặc cấy ghép tim).
  • Colchicine còn hạn chế hấp thụ vitamin B12 do nó gây độc đối với niêm mạc của ruột non, tuy nhiên sự hấp thụ này vẫn có thể được phục hồi.
  • Colchicine có thể làm tăng tác dụng của các chất ức chế lên thần kinh trung ương, làm tăng đáp ứng của cơ thể đối với các thuốc cường giao cảm.

KẾT HỢP THUỐC ALLOPURINOL VÀ COCILONE (COLCHICINE)

Hiện nay, có rất nhiều bác sĩ chỉ định bệnh nhân kết hợp thuốc Allopurinol 300mg với thuốc Cocilone để điều trị bệnh Gout hiệu quả.

KẾT HỢP THUỐC ALLOPURINOL VÀ COCILONE (COLCHICINE)
KẾT HỢP THUỐC ALLOPURINOL VÀ COCILONE (COLCHICINE)

Allopurinol là một loại thuốc giúp giảm hàm lượng acid uric trong máu. Tuy nhiên không nên dùng thuốc này ở bệnh nhân bị cơn gút cấp tính mà chỉ dùng khi quá trình viêm đã giảm bớt sau khi dùng Colchicine được 1 đến 2 tuần.

THUỐC COCILONE 1MG GIÁ BAO NHIÊU?

Một hộp thuốc Cocilone gồm 1 vỉ x10 viên hàm lượng Colchicine 1mg có giá trên thị trường là 60 000 đồng. Giá của hộp thuốc phù hợp với công dụng mà nó mang lại.

Tuy nhiên giá thuốc cũng có những thay đổi giữa các nhà thuốc khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí, địa điểm của từng cơ sở thuốc.

THUỐC COCILONE CHÍNH HÃNG MUA Ở ĐÂU HÀ NỘI, TPHCM?

Hiện nay Cocilone đã được bày bán ở khắp các cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hãy đến mua thuốc ở các cơ sở có uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả thuốc kém chất lượng, tiền mất tật mang.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo mua thuốc ở các trang bán thuốc có uy tín hiện nay. Nhưng trước khi mua thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng và tình trạng sức khỏe của bạn có thể sử dụng thuốc hay không.

2 BÌNH LUẬN

Comments are closed.