Nếu có người hỏi rằng, thứ gì là quý giá nhất thì có lẽ câu trả lời chỉ có một, đó chính là sức khỏe. Có sức khỏe, sẽ có tất cả, người có sức khỏe tốt, sẽ làm được nhiều điều mong muốn. Thế nhưng, hiện nay sức khỏe của con người ngày càng bị đe dọa bởi con người dễ bị mắc phải các bệnh hiểm nghèo, các bệnh về ung thư hơn.
Mà nguyên nhân chính là đến từ môi trường, từ thực phẩm bẩn, ô nhiễm, hóa chất… Chưa bao giờ thấy rằng trong thiên niên kỉ gần đây chúng ta lại thấy rằng “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”. Căn bệnh ung thư cũng như vậy, mức độ phổ biến mà người Việt Nam dễ mắc phải đang ở mức báo động.
Vì vậy mà tâm lý của người bệnh luôn mong muốn tìm được các phương pháp chữa hiệu quả mà chi phí đều trị phù hợp với điều kiện kinh tế. Phương pháp điều trị bằng các bài thuốc dân gian có lẽ là giải pháp thay thế phù hợp nhất. Một trong những bài thuốc dân gian chữa ung thư được sử dụng nhiều nhất có nguồn gốc từ nguyên liệu thảo dược là cây xương khỉ.
Vậy cây xương khỉ là cây gì mà lại có tác dụng chữa ung thư? Bài viết này Y tế 24h sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin và các vấn đề liên quan về loài cây này.
Cây xương khỉ là gì?
Cây xương khỉ là một loại thảo dược quý. Cây được xem là một loại cây phổ biến ở Châu Á. Trong lịch sử về Đông y, trước đây, các thầy lang ở Trung Quốc là những người đặt nền móng đầu tiên cho việc sử dụng cây xương khỉ trong điều trị bệnh cho con người.
Ở Việt Nam, loài cây này không phải ai cũng biết để sử dụng xương khỉ làm dược liệu, nhưng việc nghiên cứu và ứng dụng trong y học lại rất được khích lệ và phát triển.
Cây xương khỉ tên khoa học
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Tên khoa học có vẻ dài và khó nhớ, nhưng tên dân giã của xương khỉ lại rất gần gũi mà dân gian đặt cho là cây bìm bịp hay cây mảnh cộng, bách giải. Cây rất dễ sống vì độ thích nghi của cây rất cao, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở các vùng quê Việt Nam.
Lý giải về một tên Bìm Bịp của Xương Khỉ đó là bắt nguồn từ miền Nam của Việt Nam. Bởi có những hiện tượng tự nhiên gắn với cây liên quan đến con Bìm Bịp. Người ta quan sát thấy rằng, khi chim Bìm Bịp non bị thương, bố mẹ của chúng sẽ đi lấy lá cây này cắn nát và rít vào chỗ bị thương cho chim con. Nhờ thế mà vết thương của chim non nhanh chóng bình phục.
Từ lâu, trong dân gian, người ta đã sử dụng loại cây này để chữa bệnh cho con người. Đặc biệt, loại cây này được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh liên quan đến ung thư. Ngoài ra cây có tác dụng lên gan, làm hồi phục các tổn thương gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Đặc điểm cây xương khỉ
Cây xương khỉ là một loài cây thân thảo, nhưng mọc theo cụm, theo bụi lớn. Cây có chiều cao trung bình từ 1 m đến 1,5m. Tuy nhiên cũng có những cây phát triển ở vùng có khí hậu thích hợp thì cây sẽ có chiều cao lên đến 3m.
Lá cây có màu xanh thẫm, lá dài nhìn giống lưỡi mác, thuôn gọn, mặt dưới lá có nhiều gân. Cây xương khỉ có hoa màu đỏ hoặc hồng nhạt tùy vào nơi cây mọc có khí hậu như thế nào. Quả của cây có đặc điểm ngắn, quả nhỏ, giống chùm, hình trùy.
Xem thêm: Lan kim tuyến chữa bệnh gì? Cách dùng, hướng dẫn cách trồng & giá bán
Cây xương khỉ mọc ở đâu?
Cây xương khỉ là một loài cây có độ thích nghi cao, nên hầu như ta dễ bắt gặp và tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, có vùng phân bố rộng ở hầu khắp các khu vực. Tại nước ta, cây xương khỉ thường mọc dại ở các vùng nông thôn, đồng ruộng.
Khi nhắc tên cây xương khỉ có thể ít người biết, nhưng nếu gọi tên Bìm Bịp thì ai cũng sẽ thấy quen và từng nghe qua. Đặc biệt là các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, người ta còn sử dụng cây Bìm Bịp như một loại thức ăn hằng ngày. Bởi vị chua, thanh mát khi nấu canh, thích hợp ăn kèm với các món như xương, thịt, cá lẩu… vừa giàu chất dinh dưỡng lại rất tốt cho sức khỏe.
Cách trồng cây xương khỉ
Để trồng được một loạt cây gì trước tiên bạn cần phải chuẩn bị diện tích sống cho cây. Về đất, bạn phải cải tạo đất sao cho tơi xốp, cung cấp các khoáng chất như phân lân, đạm… để đất được bổ sung các vi lượng tốt.
Khi trồng cây xương khỉ cần để ý và thực hiện các bước sau:
- Chọn các cây giống tốt, không mang mầm bệnh như lá sâu nhiều, úa, héo.
- Bóc và tách túi nilon bọc bầu cây và đặt vào accs hố đào sẵn cây trên mặt đất nơi trồng.
- Lấp đất và đánh tơi đất, giữ cố định cây thẳng đứng, không vẹo vọ hay trồng cây quá nông.
- Tưới nước cho cây. Ngày tưới đều đặn 2 lần vào sáng và chiều tối.
- Sau khoảng 1 tháng cây có thể thu hoạch lá.
Cây xương khỉ có dễ trồng không?
Xương khỉ là loại cây dễ trồng vì độ thích nghi của cây rất tốt. Nó có thể mọc dại, nhưng nếu được chăm sóc tốt dưới bàn tay của con người thì việc tận dụng được các chất bổ dưỡng trong cây sẽ tốt hơn.
Bạn có thể mua giống cây, hạt giống hoặc cây sẵn ở các cửa hàng bán cây hay các trại giống cây thực vật.
Hiện nay, nhiều gia đình trồng cây xương khỉ trong nhà chăm sóc như những cây cảnh, vừa có tác dụng làm đẹp căn nhà của bạn, vừa có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Cây xương khỉ có tác dụng gì?
Cây xương khỉ là một loại thảo dược quý và được đánh giá là cây thuốc nam nên có của mọi nhà. Bởi cây có những công dụng và ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống nói chung và sức khỏe nói riêng. Cây có tác dụng trong chữa các loại bệnh về xương, cơ khớp, đau nhức người, bong gân…
Để làm sáng tỏ hơn về những hiểu biết về tác dụng chữa bệnh của loài cây này, xin mời bạn đọc theo dõi từ các bài thuốc dân gian từ xương khỉ dưới đây:
Tác dụng cây xương khỉ theo Đông Y
Trong Đông y, loài cây được ví là thần dược lành tính có tác dụng vô cùng to lớn trong quá trình điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, nan y, khó chữa như:
- Chữa các bệnh về da như chứng vàng da do gan hoạt động kém, viêm gan và men gan tăng cao.
- Điều trị chứng rối loạn huyết áp, giúp lưu thông máu tốt hơn.
- Giúp lợi mật, mát gan, cải thiện và hoàn thiện chức năng gan.
- Điều trị đau nhức xương khớp và phong tê thấp.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm đau nhức, đau lưng mỗi khi đến kì.
- Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị các chứng chướng bụng, khó tiêu, hạ sốt.
- Đặc biệt hỗ trợ điều trị ung thư.
Tác dụng cây xương khỉ theo Y học hiện đại
Xương khỉ được nghiên cứu và đánh giá về tác dụng, có lợi cho sức khỏe là rất cao. Trong thành phần của cây, nhất là trong lá, chứa rất nhiều các khoáng chất có lượi như các vitamin, các hoạt chất tốt như Glycosind không độc hại, các tanin, flavon.
Ngoài ra, cây chứa rất nhiều chất xơ, hàm lượng chát béo và đạm vừa phải nhằm đảm bảo công dụng tốt nhất. Do đó, cây xương khỉ trong y học hiện đại được dùng để điều trị các bệnh lý cũng gần tương tự như trong Đông y như sau:
- Hỗ trợ điều trị viêm họng, đau rát họng.
- Có tác dụng làm giảm lượng đường xấu trong máu.
- Điều trị viêm dạ dày.
- Điều trị bệnh vàng da, vàng mắt.
- Hỗ trợ điều trị viêm họng.
- Hỗ trợ điều trị ung thư đối với những người có thể trạng yếu, không thể chịu được tác dụng phụ của xạ trị, hóa chất.
- Việc sử dụng xương khỉ kết hợp với các phương pháp hiện đại giúp làm rút nagnws quá trình điều trị ung thư.
Đối tượng sử dụng cây xương khỉ
Xương khỉ là một loài cây được đánh giá là lành tính, tốt cho sức khỏe và không gây độc hại. Vì vậy, cây hoàn toàn phù hợp với hầu hết tất cả các đối tượng từ trẻ em đến người già, từ đàn ông đến phụ nữ, không giới hạn độ tuổi.
Sử dụng cây xương khỉ giúp sức khỏe được nâng cao và cải thiện. Các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, đã và đang mắc các bệnh viêm gan, suy giảm chức năng gan, men gan tăng cao do sử dụng nhiều chất kích thích và độc hại như thuốc lá, bia rượu… Những người mắc các bệnh về xương khớp, đau thấp khớp, và đặc biệt là những người bị chuẩn đoán mắc ung thư đều được khuyến cáo nên sử dụng.
Đối tượng không nên sử dụng cây xương khỉ
Tuy nhiên, không được sử dụng cây xương khỉ một cách tùy tiện và bừa bãi đến việc lạm dụng. Bạn cần lưu ý rằng, dù được đánh gái là lành tính nhưng nếu sử dụng dược liệu sai cách, sai người và sai phương pháp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Những người nằm trong danh sách dưới đây tuyệt đối không được sử dụng cây xương khỉ:
- Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại dược liệu này vì tính hàn và mát của cây cao.
- Người đang điều trị thoái hóa cột sống nhưng lại có chế độa ưn liên quan đến măng, măng tươi, măng già hay mang tây đều không được ngoại trừ.
Cây xương khỉ chữa bệnh gì?
Bản chất khi sử dụng các loại thảo dược nói chung để chữa bệnh thì người dùng cần kiên trì và tuân thủ các quy định về chế độ ăn cũng như sinh hoạt một cách nghiêm ngặt. Các bài thuốc nam sẽ có tác dụng từ từ, dài lâu nên người bệnh không thể vội vàng và thiếu kiên nhẫn và bỏ dở giữa chừng khi sử dụng thuốc.
Kết quả cuối cùng cũng bị phụ thuộc nhiều vào cơ địa, lẫn khả năng hợp, dung hợp của thuốc vào cơ thể. Và tùy vào từng loại bệnh sẽ có bài thuốc hay liều lượng cũng như cách dùng riêng.
Cây xương khỉ cũng vậy. Cách dùng xương khi để chữa một số các bệnh phổ biến đã được chứng minh và kiểm chứng qua các bài thuốc dưới đây:
Cây xương khỉ chữa ung thư
Có lẽ đây là công dụng mong chờ nhất của cây xương khỉ đối với mọi người. Như chúng ta đã biết, ung thư là một bệnh nan y, rất khó điều trị. Người mắc phải bệnh này nếu được phát hiện kịp thời vào giai đoạn đầu nếu điều trị theo phương pháp sử dụng dược liệu là cây xương khỉ sẽ đạt kết quả tốt nhất. Phương pháp này đã được kiểm chứng qua nhiều trường hợp đối với bệnh nhân mắc ung thư gia đoạn đầu.
Cách thực hiện:
- Sử dụng hằng ngày bằng cách mỗi lần lấy 10 lá cây, đem rửa sạch và nhai kĩ, không bỏ bã để nuốt như ăn bình thường. Thực hiện kiên trì trong vòng 3 tháng. Ngày làm đều đặn 5 lần, chia đều vào các khung giờ cố định, nên vào sáng – trưa – chiều và 2 bữa phụ trước ăn.
- Đối với trường hợp bị mắc ung thư đã chuyển biến lâu thì sử dụng tăng liều lượng lên bằng cách: Mỗi ngày đều đặn thực hiện 6 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 15 lá. Cách làm tương tự như trong trường hợp dùng cho bệnh nhân mới mắc ung thư giai đoạn đầu.
- Người bệnh cần thực hiện kiên trì và đều đặn để đem lại hiệu quả tốt nhất. Các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm, các cơn đau sẽ không còn bị đau như trước nữa và dần bình phục.
- Ngoài ra, để tăng hiệu quả chữa bệnh bạn có thể sử dụng xương khỉ như một loại thực phẩm để nấu ăn, hoặc thành nước uống. Nhưng chú ý, bạn chỉ nên bổ sung vào nguồn thực phẩm hằng ngày này vào buổi tối.
Cây xương khỉ có chữa được bệnh ung thư tận gốc không?
Khắc tinh của ung thư có thể nói đó chính là cây xương khỉ. Vì trong thành phần của cây có chứa các loại hoạt chất nhằm ngăn cản sự di căn của các khối u. Trong thực tế, cũng nhiều ca lâm sàng thành công trong việc điều trị chữa trị ung thư hay kéo dài tuổi thọ bằng phương pháp dân gian này.
Sự thật về dùng cây xương khỉ chữa bệnh ung thư
Loài cây này có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ giai đoạn đầu và làm giảm các tác dụng phụ do điều trị hóa trị và xạ trị của phương pháp y học hiện đại đã được kiểm chứng. Cây có vai trò hỗ trợ và khống chế sự di căn di chuyển của các khối u trong cơ thể.
Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, các chuyên gia y tế khuyên dùng bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp điều trị bằng y học hiện đại và phương pháp dân gian bằng các bài thuốc từ cây xương khỉ.
Những ưu điểm khi sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh ung thư là không gây mệt mỏi, không gây ra các tác dụng phụ, ơ thể tỉnh táo, không bị rụng tóc, đau mỏi cơ thể hay suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp lợi tiểu, thanh thải độc tố cơ thể, thanh nhiệt, mát gan, bổ thận, điều hòa huyết áp ổn định.
Quá trình chữa bệnh ung thư là một quá trình dài. Khi sử dụng thuốc Nam không thể nóng vội được, bạn cần phải kiên trì để có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Tuy nhiên, những người bị ung thư mà tiền sử bị mắc chứng huyết áp thấp hoặc hàn thượng, thì không nên sử dụng loại cây này. Nếu sử dụng thì cần giảm liều lượng xuống một nửa để đảm bảo độ cân bằng cho cơ thể. Vì những người bệnh này trong quá trình sử dụng sẽ dễ bị di tiểu nhiều, tiểu dắt và làm cơ thể mất nhiệt, lạnh hơn bình thường.
Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý sử dụng loại cây này một cách bừa bãi. Bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định có nên kết hợp cả 2 phương pháp Đông Tây y không.
Cây xương khỉ chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ được biết đến là một loại bệnh phổ biến ở tất cả các đối tượng từ trẻ đến già. Cuộc sông càng hiện đại, tấp nập và đa năng bấy nhiều thì tỉ lệ gia tăng bệnh này càng cao. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường và độc cho cơ thể như ăn cay, đồ nóng, ít ăn rau xanh, thiếu chất xơ, ngồi nhiều…
Tuy nhiên bệnh này được đánh giá là bệnh không nguy hiểm, nhưng những bất tiện mà người bệnh phải trải qua thì gây ra rất nhiều khó chịu như: đau rát, ngứa ngáy, chảy máu, thậm chí nếu để lâu dài không chữa bệnh dứt điểm có thể gây đến ung thư.
Sử dụng cây xương khỉ là một trong những phương pháp được khuyên dùng nhiều nhất. Việc điều trị bằng phương pháp dân gian, vừa tiết kiệm, an toàn và cũng hiệu quả không kém so với phương pháp Tây y.
Cách sử dụng: Lấy từ 7 – 10 lá cây xương khỉ, rửa sạch, sau đó nhai kĩ, lấy bã đắp và bôi vào chỗ hậu môn có búi trĩ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, ngày thực hiện 2 lần sáng tối, chú ý trước khi đắp hay bôi bã lá cây vào vị trí búi trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô thoáng chỗ bôi trước.
Cây xương khỉ chữa bệnh đau dạ dày
Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng cây Bìm Bịp. Để tăng tác dụng chữa bệnh của cây thì người ta đã đúc kết và rút ra những bài thuốc quý báu lành tính như việc kết hợp với các loại dược liệu khác như nghệ và với các nguyên liệu khác như mật ong.
Cách sử dụng:
- Lấy từ 10 – 15 lá cây xương khỉ rửa sạch, sau đó vò qua với muối và nhai khỹ, nuốt lấy nước, nhả bã. Ngày làm 3 lần vào sáng – trưa – tối trước mỗi bữa ăn. Ngoài ra có thể kết hợp với việc trước mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn uống 1 cốc nước mật ong nghệ ấm. Và sau đó mới nhai lá xương khỉ.
- Bên cạnh đó, bạn có thể giảm các cơn đau hằng ngày bằng cách náu canh lá xương khỉ như nấu canh chua, canh sấu. Mỗi lần nấu sử dụng từ 5 – 8 lá để nấu và dùng trước bữa ăn, chia ngày làm 2 lần.
Lưu ý: Đây là phương pháp dân gian được lưu truyền miệng hoặc tay từ người này qua người khác nên chưa có cơ sở khoa học nào kiểm chứng mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cũng như quá trình đúc kết từ nhiều người dùng lại. Do đó, nếu bị đau dạ dày, lời khuyên chính vẫn là bạn hãy nên đến gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị, tránh gây ra những hậu quả xấu sau này.
Xem thêm: Uống nước vối để qua đêm có hại không? Có giảm cân không & Cách hãm
Cây xương khỉ chữa bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm rất dễ gặp ở tát cả mọi người, chỉ cần thay đổi thời tiết, thời tiết nóng lạnh bất thường cũng dễ làm cho con người mắc các triệu chứng do virus cúm gây ra các khó chịu như sốt, mệt mỏi, đau đàu, có nước mũi, sổ mũi,…
Cách sử dụng: Sử dụng 8 lá/ 1 lần ăn nhai kĩ, nuốt. Làm như vậy đều đặn 1 giờ 1 lần và làm 3 lần / 1 ngày.
Cây xương khỉ giúp cầm máu
Xương khỉ có một công dụng đặc biệt đố là khả năng cầm máu và ành vết thương nhanh cả vết thương ngoài da lẫn những tổn thương trong cơ thể.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như chảy máu do đứt tay, chảy máu trong như xuất huyết dạ dày, đi đại tiểu tiện ra máu, chấn thương, tụ máu, ho ra máu… thì bạn nên sử dụng xương khỉ để làm cải thiện những triệu chứng trên.
Cách sử dụng: Bạn đem lá cây xương khỉ đem phơi khô và bảo quản kín trong túi nilon nơi khô thoáng. Sau đó mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy khoảng 8 – 10 lá khô sắc lấy nước uống vào trước khi ăn, ngày 2-3 lần, uống liên tục trong vòng 1 – 2 tuần sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cây xương khỉ chữa lành sẹo, mờ thâm, mụn lồi
Một trong những công dụng được nhiều người mong chờ nhất từ cây xương khỉ, nhất là phái đẹp càng mong chờ đó là khả năng làm đẹp, làm dịu, mờ sẹo, mờ thâm, làm xẹp cùi mụn, sẹo lồi lõm do bỏng hay chấn thương.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 10 lá đem rửa sạch với nước cho hết sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó có thẻ cho vào máy xay sinh tố xay hoặc cho vào cối giã nát và dắp lên vùng có sẹo hoặc bị mụn. Mỗi ngày làm 2 lần, chú ý trước khi đắp lên vị trí có sẹo cần vệ sinh chỗ đặp sạch bằng khăn sạch. Làm kiên trì trong vòng 1 tháng, vết sẹo sẽ mờ dần, còn đối với sẹo lồi thì xẹp dần và mịn màng hơn, đều màu hơn.
Cây xương khỉ giúp điều hòa huyết áp, ổn định tinh thần
Đối với những người gặp các tình trạng liên quan đến huyết áp như bị rối loạn, tăng giảm huyết áp dột ngột, huyết áp quá cao hoặc huyết áp dễ bị tụt quá thấp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên sử dụng bài thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng trên, giúp tinh thần thoải mái và ổn định hơn, sống vui sống khỏe hơn.
Cách sử dụng:
- Bài thuốc 1: Sử dụng trực tiếp, bạn lấy 9 lá xương khỉ tươi, đem rửa sạch và nhai kĩ nuốt nước. Và nằm nghỉ ngơi tại chỗ để huyết áp ổn định lại.
- Bài thuốc 2: Sử dụng cả lá và rễ cây của cây xương khỉ, cắt lát nhỏ và đem sao khô trên bếp lửa hoặc phơ kho dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Sau đó, mỗi lần sử dụng lấy một lượng nhỏ bằng nắm tay đem hãm lấy nước như trà, uống hằng ngày, duy trì trong khoảng từ 1 – 2 tuần có hiệu quả.
Cây xương khỉ chữa bệnh ho
Theo các nhà khoa học nghiên học, trong thành phần của lá cây xương khỉ có chất hoạt chất có tác dụng trong điều trị viêm phế quản, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi đau nhức do sưng họng.
Cách sử dụng: Lấy 8 lá xương khỉ nhai kĩ để ăn. Dùng 3 lần trên ngày. Thực hiện đều đặn thì bệnh tình sẽ thuyên giảm và nhanh bình phục.
Cây xương khỉ chữa bệnh xơ gan, viêm gan
Người mắc bệnh này thường lo lắng và mệt mỏi vì nếu sử dụng bằng phương pháp y học hiện đại thường có thể gây ra nhưng tác dụng phụ không mong muốn. Giờ đây, bạn hoàn toàn yên tâm, khi sử dụng dược liệu xương khỉ để chữa bệnh này, hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính và an toàn mà hiệu quả tác dụng nhanh không kém so với phương pháp y học hiện đại.
Cách sử dụng:
- Bài thuốc 1: sử dụng trực tiếp, lấy 10 lá tươi đem vệ sinh sạch sẽ và nhai thật kỹ, ăn trước bữa ăn, lúc đang đói. Ngày thực hiện 3 lần vào sáng – trưa – tối.
- Bài thuốc 2: Lấy lá xương khỉ đem phơi khô hoặc sao khô. Sau đó đem nghiền chung với củ tam thất để thành bột. Cách sử dụng cho mỗi lần uống là hòa với nước ấm. Uống ngày 3 lần vào sáng – trưa – tối. Mỗi lần uống, lấy 1 muỗng cafe bột để pha với 50ml nước.
Cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không?
Nhiều người lầm tưởng rằng cây xương khỉ và cây hoàn ngọc là của cùng một cây chỉ khác tên gọi. Đó là một sự nhầm lẫn sai lầm. Bởi đây là 2 cây hoàn toàn khác nhau, mặc dù chúng có đặc điểm ngoại hình bên ngoài hơi giống nhau và tương đồng nhau từ thân và lá.
Tuy nhiên, hai loại cây này tương đương là hai loại thuốc khác nhau, có công dụng khác nhau. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng, bạn cần chắc chắn rằng đâu là cây xương khỉ và đâu là cây Hoàn Ngọc để tránh gặp phải những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Cây xương khỉ mua ở đâu?
Bạn có thể mua cây xương khỉ ở các cửa hàng cây cảnh cây giống. Còn nếu phục vụ cho việc chữa bệnh, bạn nên tìm đến các nhà thuốc Đông y để mua thảo dược. Chúng tôi có cung cấp xương khỉ sấy khô, trà xương khỉ rất tiện lợi cho việc sử dụng, vừa nhanh chóng mà chất lượng luôn luôn được đảm bảo. Bạn có thể để lại các câu hỏi và giải đáp cho chúng tôi, hoặc gọi đến đường dây nóng của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhiệt tình của chúng tôi.
Xem thêm: Cây mần ri: Công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng
Cây xương khỉ có đắt không?
Vì xương khỉ bản thân là một loài cây thảo dược phổ biến ở Việt Nam. Do đó, giá thành của chúng tương đối rẻ và ổn định.
Trên đây, là những thông tin về loài cây xương khỉ – một loài cây thảo dược quý của mọi nhà. Để có thể có một sức khỏe tốt, phòng ngừa và chữa trị các bệnh về ung thư… bạn hãy nhanh chóng sở hữu cho mình các sản phẩm về loại cây này.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và tràn đầy niềm vui.