Cây mần ri (hay còn gọi là cây màn ri) từ lâu đã được sử dụng và được xem là loại thuốc quý trị được nhiều bệnh, đặc biệt là những căn bệnh mãn tính. Là loại thảo dược quý với nhiều công dụng vượt trội nhưng không phải ai cũng biết đến loài cây này bởi nó còn chưa được trồng hay nghiên cứu nhiều. Vì vậy, qua bài viết này, hãy cùng Y tế 24h tìm hiểu để nắm rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng của loại cây này nhé.
Giới thiệu về cây mần ri
Mô tả cây mần ri
Tên gọi khác: Cây mần ri còn được biết đến với những tên gọi khác như màn ri tím, cây hoa trắng, hoa tím, màn ri tím, mùng ri,…
Đặc điểm cây: Có 3 loại mần ri là mần ri hoa vàng, mần ri hoa trắng và mần ri hoa tím. Đây là loài cây thân thảo, trên cây phủ nhiều lông nhỏ, mịn màu trắng. Cây có hoa nhỏ, không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm, nở quanh năm. Quả khi chín là quả nang dài, bên trong mang hạt hình thận, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều nơi từ bắc tới nam.
Màn ri hoa trắng: có tính ấm, vị cay và đắng. Sử dụng trong dân gian với tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu đờm, dùng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp, dùng kết hợp với các loại thảo dược để tăng cường chức năng gan, giải độc gan. Ngoài ra, hạt mần ri trắng còn được dùng để làm thuốc diệt chấy, rận.
Mần ri hoa tím: Không độc, tính ấm, vị cay, được sử dụng nhiều với các công dụng như: trị nhức đầu, cảm cúm, ho hen, trị các vết thương do rắn cắn, hay hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mãn tính.
Hình ảnh cây mần ri
Cây mần ri bông vàng
Cây mần ri bông tím
Cây mần ri mọc ở đâu?
Cây phân bố ở nhiều nơi trên cả nước nhưng tập trung nhất vẫn là ở các vùng đồng bằng, những nơi có độ ẩm cao. Trên thế giới, cây phân bố tập trung ở các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc,…
Thành phần hóa học của cây mần ri
Trong cây có chứa rất nhiều hoạt chất quý, có dược tính cao như: Glucocapparin, alucocleomin, glycosid,… ngoài ra còn chứa các dưỡng chất như: protein, đường khử, chất béo, vitamin A,… Người ta nghiên cứu được rằng trong hạt của loài cây này có chứa 0,1% acid viscosic và 0,04% viscosin.
Dược tính
Các loại cây mần ri đều có vị đắng, tính ấm, không độc và tốt cho cơ thể, dùng điều trị nhức đầu, rắn cắn hay cảm cúm. Trong dân gian, cây mần ri hoa tím được sử dụng phổ biến hơn.
Cách chế biến
Cây mần ri sau khi được thu hái về thì đem rửa sạch sau đó đem đi phơi cho khô hoàn toàn. Cuối cùng cho vào túi nilon kín là có thể bảo quản và sử dụng lâu dài.
Xem thêm: Uống nước vối để qua đêm có hại không? Có giảm cân không & Cách hãm
Tác dụng của cây màn ri
Việc nghiên cứu ra các loại thuốc trị bệnh từ cây cỏ dân gian đang ngày càng được ngành công nghiệp dược phẩm trú trọng. Cây mần ri cũng là một trong các đối tượng cần được nghiên cứu bởi nó mang lại rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng làm thuốc, dưới đây là một số tác dụng điều trị bệnh tiêu biểu của cây mần ri.
Mần ri chữa bệnh đau nhức xương khớp
Người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, nhất là trong lúc giao mùa hay khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu để lâu không chữa trị, bệnh sẽ càng tiến triển nặng thêm, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thoái hóa khớp, gây khó khăn trong việc vận động, đi lại.
Theo đông y, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do nhiễm phong hàn hay còn gọi lag phong tý, hàn tý. Với vị đắng, tính ấm và các hoạt chất có trong cây mần ri, đây thực sự là loại dược liệu rất hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp, phong tê thấp hay thoát vị đĩa đệm.
Mần ri chữa bệnh viêm gan, xơ gan
Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố, được ví như một nhà máy giúp chuyển hóa các chất. Tuy nhiên, với thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hay do tình trạng bệnh lý mà gan rất dễ bị tổn thương, bị xơ hay bị suy giảm chức năng. Dùng cây mần ri để chữa bệnh về gan có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, hàn thấp, từ đó giúp điều trị các bệnh như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ cực kì hiệu quả.
Cây cỏ mần ri chữa cảm sốt, đau đầu
Nguyên nhân chính dẫn tới cảm sốt, đau đầu là do sức khỏe yếu, chức năng hệ hô hấp bị giảm sút làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, mọi người thường hay tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Việc làm này có thể dẫn tới tình trạng sau này vi khuẩn có thể kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị.
Chúng ta không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi mà thay vào đó có thể sử dụng các loại thảo dược để thay thế. Cỏ mần ri từ lâu được biết đến với công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lại có tính ấm nên thích hợp để sử dụng giúp giảm ho, sốt và đau đầu.
Cây màn ri chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí sinh lý ban đầu của nó do một số yếu tố tác động nào đó. Hai vị trí thường bị thoát vị nhiều nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi đó, khối thoát vị và nhân nhầy của đĩa đệm không còn ở vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh cột sống, gây nên cảm giác đau nhức, co cứng, tê bì ở phần cột sống bị thoát vị. Để lâu không chữa trị, vị trí bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng viêm, sưng rất nguy hiểm. Đây là căn bệnh phức tạp, dễ bị tái phát gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cây mần ri kết hợp cùng các loại thảo dược khác có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, được nhiều người sử dụng.
Ngoài các công dụng chính trên, cây mần ri còn được sử dụng nhiều để điều trị một số bệnh khác như:
- Giải độc, trị các vết thương do rắn cắn rất tốt.
- Có tác dụng tiêu đờm, giải uất, thanh nhiệt, hoạt huyết.
- Trị các chứng như cảm cúm, mệt mỏi, da tái xanh, viêm tai, người hay bị nấc cụt, người hay cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, viêm xoang.
- Dùng điều trị các bệnh ngoài da như bong gân, xây xát.
- Điều trị giun và các bệnh về gan, thậm chí có thể dùng cho người bị viêm gan B mãn tính.
- Có thể sử dụng làm thuốc giảm đau, lợi tiểu, chữa các chứng như hay chảy máu cam, thân thể bị vàng, nôn ra máu.
Xem thêm: [CẢNH GIÁC] Tác hại của cây thuốc Dòi. Tác dụng & các bài thuốc trị bệnh
Cách sử dụng mần ri hàng ngày
Cây mần ri sinh trưởng và phát triển tốt quanh năm nên có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào. Dùng tươi hay phơi khô đều có tác dụng tốt như nhau nưng mần ri khô có thể bảo quản trong thời gian dài hơn. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Với màn ri khô, ta có thể sử dụng như sau:
- Chuẩn bị: 50 gam mần ri khô, 1 lít nước.
- Cách làm: cho mần ri và nước vào ấm, đun sôi cho các dược chất tiết ra là có thể sử dụng được.
Sử dụng mần ri hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, còn có thể ngăn ngừa một số bệnh về gan hay xương khớp.
Cách sử dụng cây mần ri để chữa bệnh
Dùng cây mần ri để chữa xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ
- Chuẩn bị: 50g cỏ mần ri, 30g diệp hạ châu, 6g mật nhân.
- Cách làm: Cho các dược liệu trên vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước. Sau khi sôi, vặn nhỏ lửa đun đến khi cong khoảng 1 lít nước là được.
- Sử dụng: chia làm 2 lần uống trong ngày.
Dùng mằn ri chữa đau xương khớp
Cây mần ri mua về đem phơi khô để sử dụng dần. Mỗi ngày chỉ cần lấy khoảng 50g sắc lấy nước uống là được.
Ngoài cách trên, có thể dùng mần ri tươi dã nát rồi đắp lên các khớp bị đau.
Cách dùng màn ri chữa đau đầu, cảm sốt
Cách làm này vô cùng đơn giản mà lại mang đến hiệu quả cao. Bạn chỉ cần lấy khoảng 20g rễ mần ri rửa sạch, sau đó đem giã nát rồi đắp tất cả lên vùng trán và thái dương của người bệnh, sau một khoảng thời gian, các triệu chứng sẽ giảm đi rõ rệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mần ri để xông hơi bằng cách: lấy 700g lá, thân hay rễ cây mần ri đun cùng với 5 lít nước rồi tiến hành xông hơi cho người bệnh trong khoảng 15 đến 20 phút là sẽ có hiệu quả.
Dùng mần ri để chữa thoát vị đĩa đệm
Người dùng có thể tham khảo một trong hai cách sau:
Cách 1: Dùng uống trực tiếp.
Chuẩn bị 30g mần ri khô (hoặc 200g mần ri tươi) đem sắc cùng với 300m nước, sử dụng hằng ngày. Với cách làm này bạn cần sử dụng kiên trì trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sẽ thấy có hiệu quả.
Cách 2: Dùng đắp vào vị trí bị thoát vị.
Để đạt được hiệu quả nhanh và tốt hơn, bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp với nhau. Bên trong thì uống, bên ngoài thì đắp.
Sử dụng cây mần ri tươi rửa sạch rồi đem giã nát cùng một ít muối. Sau đó, đem hỗn hợp vừa chuẩn bị đắp vào vị trí bị thoát vị của bệnh nhân. Sau thời gian khoảng 20 đến 30 phút thì thuốc đã có thể thẩm thấu qua da, đi vào vị trí đau thì bạn có thể bỏ thuốc ra. Sử dụng phương pháp đắp này sẽ giúp giảm cảm giác đau buốt, căng cứng ở các khớp. Ngoài ra, nó còn giúp khí huyết được lưu thông, giảm tình trạng căng cứng và giảm đau.
Mần ri hỗ trợ điều trị lao hạch
Người bệnh cần chuẩn bị 50 gam cây mần ri khô, 15 gam cam thảo và 50 gam hạ khô thảo. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng 1 lít nước. Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng hàng ngày.
Mần ri hỗ trợ điều trị tiểu khó, thận yếu
Chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 50 gam mần ri, 50 gam bán chi liên. Sau đó, đem sắc cùng 500ml nước và uống hàng ngày vào buổi sáng.
Điều trị sưng hạch ở cổ, cạnh tai
Bạn mang lá mần ri tươi về rồi rửa sạch, giã nát sau đó đắp vào vùng bị sưng hay đau. Nếu là vùng ở cạnh tai thì chỉ cần nhỏ phần nước giã của lá cây lên sẽ thấy có hiệu quả rất nhanh.
Đối tượng nào nên sử dụng cây mần ri?
Cây mần ri đem lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả đối với các đối tượng sau:
- Người bị đau đầu, cảm cúm.
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh nhân bị xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B hay viêm gan B mãn tính.
- Người bị đau nhức xương khớp lâu năm.
- Người bị viêm mũi, viêm tai.
- Nếu bạn hay bị nóng trong người, chảy máu cam thì nên sử dụng cây mần ri này.
- Người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém, da thấy xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên mệt mỏi.
- Người bị bong gân, xây xát, trầy da.
- Ngoài ra, mần ri không phải chỉ dùng cho những người bị bệnh mà những người bình thường vẫn có thể sử dụng hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cao dây gắm điều trị xương khớp và cách sử dụng hiệu quả
Những lưu ý khi sử dụng cây màn ri
Thận trọng
- Không sử dụng cây mần ri không rõ nguồn gốc xuất xứ hay mần ri bị mốc.
- Nhiều người thấy mần ri có tác dụng tốt nên lạm dụng uống quá nhiều. Điều này là không tốt cho sức khỏe. Chúng ta chỉ nên uống với liều lượng vừa phải trong thời gian thích hợp.
- Trong quá trình sử dụng cây mần ri để chữa bệnh, bạn nên kiêng, hạn chế sử dụng các chất béo, chất kích thích.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Cây mần ri có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Mang trong mình nhiều hoạt chất quý, có lợi, chữa được nhiều bệnh nhưng những hoạt chất trên có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nên các bà bầu không được sử dụng loại thảo dược này.
Lưu ý với người bị thoát vị đĩa đệm
Dùng cây mần ri chữa thoát vị điac đệm là một phương pháp đơn giản, hiệu quả nhưng người bệnh cũng cần phải chú ý một số điều sau:
- Không nên lạm dụng dùng nhiều bài thuốc cùng một lúc vi có thể dẫn đến hiện tượng tương tác thuốc xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị.
- Trong giai đoạn điều trị cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không lao động nặng, ngồi đúng tư thế, không bê vác những vật có trọng lượng quá 4kg, cần kết hợp với luyện tập thể thao nhẹ và đi lại nhẹ nhàng.
- Cần kiên trì sử dụng đủ thời gian thì mới thấy được hiệu quả.
Đối với các bài thuốc trị bệnh từ cây mần ri, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành đông y hay các lương y để có được liều dùng và cách dùng hiệu quả nhất.
Cây mần ri có tốt không?
Cây mần ri đã được nhiều bệnh nhân sử dụng, sau một thời gian thấy được đánh giá là có hiệu quả trị bệnh rất tốt.
Để đánh giá cây mần ri có thực sự tốt không còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như cách sử dụng cây mần ri để chữa bệnh của người đó có đúng không. Dưới đây là một số đánh giá của người bệnh sau khi dùng mần ri để chữa bệnh:
Bác Vũ Văn Tiệp 50 tuổi: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã nhiều năm nay. Mỗi lần bị tái phát lại là không đi lại được, chỉ nằm một chỗ. Tôi đã thử rất nhiều bài thuốc khác nhau nhưng hiệu quả không được như mong muốn, lâu dần các phương pháp cũ cũng không còn hiệu quả nữa. Sau đó, tôi đọc được phương pháp chữa bệnh bằng cây mần ri nên thử ngay. Sau 3 tháng kiên trì sử dụng đã thấy hiệu quả rõ rệt.”
Chị Thúy 30 tuổi: “Trước đây, tôi rất hay bị đau đầu, mỗi lần bị thường kéo dài tới vài ngày, rất khó chịu. Tôi thường sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng trên. Sau đó được người bạn chỉ cho phương thuốc trị đau đầu bằng cây mần ri, tôi đã thử và thấy có hiệu quả. Từ nay, tôi không cong phải lạm dụng thuốc giảm đau nữa.”
Cây mần ri mua ở đâu?
Cây mần ri không phải là một loại cây thuốc quý hiếm nhưng lại có công dụng trị bệnh rất hiệu quả. Vì thế, không khó để tìm mua cây mần ri. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng đông y hay các địa chỉ chuyên sỉ lẻ dược liệu. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi mua hàng vì rất dễ mua phải cây mần ri kém chất lượng, bị mốc, hay thậm chí mua phải hàng giả, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Vì thế, hãy tìm mua ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng. Nếu bạn mua được cây mần ri tươi, bạn nên đem phơi khô sau đó bảo quản trong túi nilon kín để có thể sử dụng được lâu dài.
Cây mần ri giá bao nhiêu?
Với hiệu quả tốt như thế, cây mần ri ngày càng được nhiều người biết đến và tìm mua. Giá bán ở mỗi địa phương lfa khác nhau nhưng chênh lệch không nhiều. Trung bình mỗi kg mần ri khô có giá từ 110.000 đến 200.000 đồng. Bạn nên tìm mua đúng giá, đúng sản phẩm chất lượng. Không nên ham mua hàng rẻ vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ là hàng kém chất lượng, quy trình chế biến không được đảm bảo gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiệu quả của cây mần ri đã và đang ngày càng được chứng minh, nâng cao thêm từ nhiều nghiên cứu y học. Việc sử dụng cây mần ri để chữa bệnh là một lựa chọn thông minh vì vừa có hiệu quả mà lại không xuất hiện tác dụng phụ, tránh được ảnh hưởng khi phải sử dụng thuốc tây quá nhiều. Cỏ mần ri chính là lựa chọn sáng suốt của nhiều bệnh nhân.