Thuốc Lovenox 4000: Thành phần, công dụng, liều dùng

Ngày viết:
3480
Đánh giá
Thuốc chống đông máu Lovenox có xuất xứ từ Pháp
Thuốc chống đông máu Lovenox có xuất xứ từ Pháp

Những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay các biến chứng do bệnh suy hô hấp… Bạn có biết nguyên nhân từ đâu không? Phần đa điều gây ra là do sự đông máu thành những huyết khối, ngăn cản sự lưu thông của máu, gây áp lực lên thành mạch và những cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, đặc biệt gây nên nguy cơ tử vong rất cao.

Để giải quyết vấn đề này, những người có chuyên môn cao như bác sĩ, dược sĩ, nhà khoa học… đã cùng nhau nghiên cứu ra loại thuốc chống đông máu Lovenox.

Hãy đồng hành cùng Y Tế 24h để tìm hiểu rõ hơn về thuốc chông đông máu Lovenox nhé.

Thuốc biệt dược Lovenox là gì?

Lovenox là thuốc thuộc nhóm tim mạch, có thành phần chính là Enoxaparine natri. Thuốc được bào chế tại Pháp, dưới dạng dung dịch tiêm vô trùng, trong suốt, màu vàng thật nhạt, có số đăng ký là VN-9265-05, hoàn toàn đảm bảo về chất lượng.

Thuốc Lovenox là gì?
Thuốc Lovenox là gì?

Enoxaparine natri giúp ngăn ngừa huyết khối ngoài cơ thể khi chạy thận nhân tạo hay phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể dẫn tới thuyên tắc phổi.

Tác dụng của thuốc Lovenox 60mg

Được dùng kết hợp với aspirin để phòng tránh những biến chứng mạch máu ở người bị đau tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không sóng Q.

Ngoài ra, thuốc còn giúp ngăn ngừa cục máu đông có thể xảy ra với người tham gia một số ca phẫu thuật như phẫu thuật hông, đầu gối hay những bệnh nhân đang nằm liệt giường do bị bệnh kéo dài.

Xem thêm: Rosuvastatin 10mg, 5mg, 20mg thuốc biệt dược: Công dụng, giá thuốc

Liều dùng thuốc Lovenox an toàn, hiệu quả

Đối với người lớn

  • Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực:

Enoxaparine natri 1mg/kg tiêm dưới da với chu kì 12 giờ kết hợp với aspirin uống (100 đến 350mg mỗi ngày). Thời gian điều trị tối thiểu 2 ngày, đến khi ổn định lâm sàng là 2 đến 8 ngày.

  • Phòng ngừa huyết khối gây thuyên tắc mạch:

Phẫu thuật chỉnh hình: trước giờ phẫu thuật 12 giờ, tiêm một liều Enoxaparine natri 40mg (0,4ml) và tiêm đều đặn ít nhất 10 ngày tiếp theo đến khi bệnh nhân có thể đi lại được.

Phẫu thuật tổng quát: trước khi phẫu thuật từ 2 đến 4 giờ, tiêm liều Enoxaparine natri 20mg (0,2ml) đầu tiên, tiếp tục tiêm trong ít nhất 7 ngày cho đến khi qua khỏi giai đoạn nguy cơ hoặc bệnh nhân đi lại được.

Liều dùng thuốc Lovenox an toàn, hiệu quả
Liều dùng thuốc Lovenox an toàn, hiệu quả
  • Bệnh nhân nội khoa, phải nằm tại chỗ do bệnh lý:

Enoxaparine natri 40mg tiêm dưới da, ngày một lần trong khoảng 6 đến 11 ngày, cũng có thể lên tới 14 ngày, qua thử nghiệm cho thấy chuyển biến tốt.

  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp có hay không kèm thuyên tắc phổi:

Liều khuyến cáo là Enoxaparine natri 1mg/kg cứ sau 12 giờ tiêm dưới da. Bên cạnh đó nên điều trị với warfarin sodium khi thích hợp (thường là trong vòng 72 giờ sau khi tiêm Enoxaparine natri), tiếp tục tiêm Enoxaparine natri tối thiểu 5 ngày cho đến khi đạt được hiệu quả kháng đông (chỉ số IRN = 2-3). Theo nghiên cứu lâm sàng, thời gian trung bình là 7 ngày và có thể lên tới 17 ngày cũng cho kết quả rất tốt.

  • Với người chạy thận nhân tạo:

Liều lượng được tính theo mỗi bệnh nhân và điều kiện chạy thận nhân tạo để đưa ra mức tối ưu nhất. Trước khi chạy thận, tiêm liều duy nhất Enoxaparine natri(0,5-1mg/kg) vào đường dẫn máu và có tác dụng chỉ đủ trong 4 giờ.

Đối với trẻ nhỏ

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Lovenox cho trẻ nhỏ do có các phản ứng phụ rất nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong.

Xem thêm: Thuốc Crestor 10mg/20mg: Thành phần, công dụng, cách dùng

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêm Lovenox 4000

Lovenox là thuốc được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể tự dùng nếu bác sĩ cho phép và được hướng dẫn kỹ thuật tiêm dưới da.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Lovenox
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lovenox

Kỹ thuật đầy đủ: Bệnh nhân nằm dài trên giường, vị trí tiêm thường là vùng thành bụng trước bên, luân phiên giữa trái và phải. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay trái véo và giữ da trong suốt quá trình tiêm, bơm tiêm thẳng đứng và phần kim tiêm nằm hoàn toàn trong da.

Chú ý không đẩy bọt khí trước khi tiêm dẫn đến hao hụt thuốc, không được dùng tiêm bắp hay pha với bất kỳ thuốc tiêm truyền khác, không xoa vết tiêm để giảm thiểu vết thâm dưới da.

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Lovenox

Khi sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Xuất huyết bất thường, chảy máu không ngừng ở những vết thương.
  • Có thể gây giảm tiểu cầu, một vài trường hợp nặng đã được ghi nhận.
  • Máu tụ ở nơi tiêm chích, vài trường hợp có hoại tử da, xuất hiện các mảng đỏ hoặc các đốm rải rác, có thể gây đau. Những trường hợp này cần dừng điều trị ngay lập tức.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng kèm theo cảm giác buồn nôn, bị tiêu chảy, sưng bàn tay bàn chân.
  • Vụng bụng tiêm Lovenox dễ bị tím.

Thuốc Lovenox có dùng được cho phụ nữ có thai không?

Với phụ nữ mang thai và cho con bú, do có thành phần rượu bezyl – chất sử dụng để bảo quản Lovenox có thể đi qua nhau thai, vì vậy thai phụ có thể gặp phải các biến chứng sau:

Thuốc Lovenox có dùng được cho phụ nữ có thai không?
Thuốc Lovenox có dùng được cho phụ nữ có thai không?
  • Có nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.
  • Gây ra hội chứng thở hổn hển, sinh non, sinh nhẹ cân, suy thoái thần kinh, co giật ở trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong.
  • Với phụ nữ mang thai có van tim giả cơ học có thể có nguy cơ huyết khối cao hơn.

Vì vậy nếu bắt buộc phải sử dụng trong thai kì, hãy sử dụng công thức không có chất bảo quản nếu có thể.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm Lovenox

Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu bệnh nhân là một trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với Enoxaparine, với heparin, rượu benzyl hay các thực phẩm từ thịt lợn.
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu do enoxaparine hay một loại thuốc thuộc dòng heparin khác.
  • Đang có nguy cơ xuất huyết cao không kiểm soát, những tổn thương trong cơ thể như viêm loét đại tràng, xuất huyết não.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên sử dụng thuốc do dễ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sơ sinh, chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và có sự theo dõi của bác sĩ.

Trong thời gian sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Luôn kiểm tra tiểu cầu trước và trong khi dùng thuốc, đều đặn 2 lần/tuần. Nếu thấy lượng tiểu cầu giảm quá nhiều(từ 30-50% so với ban đầu) thì dừng điều trị và nhờ bác sĩ tư vấn để hồi phục.
  • Với những trường hợp bị suy gan, suy thận dễ có hiện tượng tê tủy sống, vì vậy nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để có biện pháp phù hợp.
  • Trường hợp bệnh nhân vừa phẫu thuật não, tủy sống, mắt hay bị rối loạn máu bẩm sinh có thể bị xuất huyết ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể, cần tìm ra vị trí đó nếu có sự giảm hematocrit hay huyết áp bất thường.

Xem thêm: Thuốc Atorvastatin 10mg/20mg/40mg: Thành phần, công dụng, liều dùng

Thuốc chống đông máu Lovenox có giá bao nhiêu?

Giá thuốc dao động từ 200.000 đến 250.000VNĐ/hộp tùy thuộc vào nơi bán.

Lovenox ra đời đã giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, vẫn còn những điều cần chú ý khi sử dụng, vậy nên hãy chăm sóc sức khỏe mình thật tốt và nghe lời tư vấn từ bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Mua thuốc Lovenox chính hãng ở đâu? Hà Nội, Tp.HCM

Lovenox là loại thuốc dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm mua ở các nhà thuốc lớn, mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các kênh online.

Chúng tôi rất hạnh phúc khi có thể chia sẻ cho bạn những thông tin này, hi vọng có thể giúp đỡ bạn phần nào đó. Nếu có vấn đề thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về Lovenox, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn bên bạn khi bạn cần. Chúc các bạn sống vui vẻ, hạnh phúc và có một sức khỏe thật dồi dào.