Thuốc Atorvastatin 10mg/20mg/40mg: Thành phần, công dụng, liều dùng

Ngày viết:
1648
Đánh giá
Thuốc Atorvastatin giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc Atorvastatin giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Ngày nay, do chế độ ăn uống không khoa học, hay áp lực công việc quá lớn mà số người mắc các bệnh mạn tính ngày một tăng cao, như các về mỡ máu hay còn gọi là tăng lipid máu, đặc biệt là những người lớn tuổi. Cũng chính vì vậy mà các loại thuốc dùng để điều trị bệnh tăng lipid máu xuất hiện càng nhiều.

Một trong số đó là thuốc Atorvastatin, mặc dù được biết đến khá nhiều nhưng cụ thể tác dụng của nó ra sao, thành phần chính bao gồm những gì, cách dùng như nào và đặc biệt là giá thành của nó…thì không phải ai cũng biết.

Hy vọng qua bài viết sau đây của Y Tế 24h, các bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản của nó.

Thuốc Atorvastatin 10mg/20mg là gì?

Thuốc Atorvastatin là một loại thuốc có tác dụng giảm cholesterol máu, được chỉ định dùng trong các trường hợp như:

  • Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL hay HDL ở bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát, rối loạn Lipid máu; hỗ trợ điều trị tăng Triglyceride máu.
  • Hỗ trợ điều trị  tình trạng tăng betalipoprotein máu nguyên phát.
Thuốc Atorvastatin 10mg/ 20mg là gì?
Thuốc Atorvastatin 10mg/ 20mg là gì?

Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco- Việt Nam

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg.

Thành phần

Thuốc Atorvastatin bao gồm các thành phần chính là:

  • Atorvastatin calcium với hàm lượng là 10mg/ 20mg/ 40mg
  • Các tá dược cần thiết khác như: Tinh bột, lactose, Povidon, Sodium starch glycolate (DST).

Tác dụng dược lý

  • Atorvastatin là một chất thuộc nhóm ức chế HMG- CoA reductase, nó hoạt động bằng cách cạnh tranh với chất HMG- CoA reductase đồng thời làm xúc tác ngăn chặn quá trình chuyển đổi HMG- CoA thành acid mevalonic, vốn là tiền thân của cholesterol.
  • Atorvastatin có tác dụng làm giảm sự tổng hợp cholesterol ở gan và làm giảm dự trữ cholesterol ở trong tế bào.
  • Kích thích thụ thể LDL- cholesterol được sản sinh trên màng tế bào, dẫn tới làm tăng sự đào thải của LDL- cholesterol ra ngoài cơ thể.
  • Ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, làm giảm các tác nhân gây tổn thương mạch máu.

Công dụng

Với hai thành phần chính là Atorvastatin calcium thuốc có công dụng cụ thể sau:

  • Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Hạn chế hình thành các tác nhân gây tổn thương mạch máu.
  • Có tác dụng chống viêm, ngăn chặn các phản ứng gây viêm trong cơ thể.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng hiệu quả

Trước khi dùng thuốc bạn nên chú ý một số điều sau đây:

  • Dùng thuốc vào thời điểm cố định trong ngày để tránh hiện tượng quên thuốc.
  • Không nên sử dụng đồng thời thuốc với nước ép hoa quả, đặc biệt là bưởi, vì như vậy có khả năng sẽ gây ra hiện tượng quá liều Atorvastatin.
  • Không nên tự ý dùng thuốc cùng lúc với các loại thuốc điều trị mỡ máu khác nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Cách dùng cụ thể như sau:

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng hiệu quả
Hướng dẫn cách dùng và liều dùng hiệu quả
  • Liều dùng cho người lớn

Dùng để phòng ngừa các bệnh tim mạch: ngày uống 1 lần, mỗi lần từ 10mg đến 80mg tùy vào tình trạng bệnh.

Dùng để điều trị bệnh tăng mỡ máu thông thường: ngày uống một lần với liều 10mg/ 20mg/ 40mg tùy vào tình trạng của bệnh.

  • Liều dùng cho trẻ em

Thông thường trẻ em sẽ bị tăng cholesterol máu do di truyền và thường biểu hiện bệnh ở độ tuổi 10-17 tuổi. Khi đó liều dùng cho trẻ là 10mg trong một ngày, có thể tăng lên không quá 20mg trong ngày.

Thuốc Atorvastatin 10mg uống trước hay sau khi ăn?

Nên uống thuốc trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 4 giờ, uống thuốc cùng với nước lọc.

Không nên uống cùng lúc với nước ép hoa quả, đặc biệt là nước ép bưởi.

Xem thêm:

Thuốc Imidu 60mg là thuốc gì? Tác dụng, chỉ định, giá thuốc

Thuốc Atorvastatin 20mg có tác dụng phụ không?

Cũng như bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào khác, ngoài tác dụng chữa bệnh của thuốc nó cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như:

Mức độ nhẹ: sẽ xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, rát, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa..

Thuốc Atorvastatin 20mg có tác dụng phụ không?
Thuốc Atorvastatin 20mg có tác dụng phụ không?

Mức độ nặng:

  • Đau nhức cơ khớp, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Đi tiểu nhiều, rối loạn tiểu tiện, khát nước.
  • Nhiễm toan ceton, khô miệng, giảm cân, mất nước.

Tuy nhiên để chắc chắn bạn nên sử dụng đúng liều lượng và tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ các triệu chứng bất thường nào khác bạn phải báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Quên liều, quá liều và cách xử lí

Trong trường hợp bạn quên liều của thuốc thì bạn nên uống thuốc bổ sung càng sớm càng tốt, nếu khi nhớ ra đã gần đến thời gian uống liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và uống luôn liều kế tiếp, không được uống gấp đôi liều lượng cùng một lúc.

Nếu như uống quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc kết hợp với một số thuốc khác sẽ gây ra hiện tượng tương tác các thuốc đó với nhau. Tương tác thuốc không những có thể làm giảm tác dụng của thuốc mà còn gây ra các triệu chứng bệnh khác. Cụ thể, thuốc có thể gây tương tác với một số thuốc sau:

Atorvastatin không sử dụng được với thuốc nào?
Atorvastatin không sử dụng được với thuốc nào?
  • Dẫn xuất acid fibric, erythromycin, cyclosporin, niacin, thuốc kháng nấm nhóm azol vì có thể gây ra các bệnh lý về cơ vân.
  • Thuốc tránh thai.
  • Một vài loại khác sinh như rifampin, dalfopristin / quinupristin,  telithromycin.
  • Thuốc chống trầm cảm như nefazodone.
  • Và một số loại thuốc khác.

Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và liệt kê ra những thuốc mà bạn đang sử dụng.

Cách bảo quản thuốc

Một trong những việc tương đối quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến tác dụng của thuốc chính là khâu bảo quản thuốc, thuốc có phát huy được hết tác dụng và hiệu quả của nó hay không thì cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bảo quản. Đối với từng loại thuốc khác nhau hay từng dạng bào chế khác nhau sẽ có cách bảo quản khác nhau.

Thuốc Atorvastatin nên bảo quản trong nhiệt độ phòng, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm tay của trẻ em.

Xem thêm:

Thuốc Beatil 4mg/5mg giá bao nhiêu? Hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm

Dùng lâu ngày thuốc Atorvastatin 40mg có hại không?

Thuốc Atorvastatin có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tăng mỡ máu, ngăn chặn hình thành xơ vữa động mạch, ngăn chặn các bệnh về tim mạch. Thuốc  không chứa thành phần gây hại, không có chất bảo quản, chất tạo màu, các chất phụ khoa hay bất kỳ các chất độc hại nào khác.

Với những ưu điểm trên thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và được khách hàng vô cùng tin tưởng về chất lượng của sản phẩm.

Atorvastatin là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco- Việt Nam, thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ các bệnh về tăng mỡ máu, các bệnh tim mạch.

Xem thêm:

Thymomodulin dùng được cho trẻ em, bà bầu không? Công dụng, Cách dùng

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh gan đang trong tình trạng tiến triển của bệnh hoặc những bệnh gan mạn tính mà không rõ nguyên nhân.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Người đã sử dụng thuốc Atorvastatin nói gì về loại thuốc này?

  • Bác Hằng, tại Hà Nội có nhận xét: “Tôi bị bệnh mỡ máu nhiều năm nay, có đi điều trị nhiều lần nhưng mỡ máu không giảm xuống, có giảm cũng chỉ giảm rất ít, sau khi được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc này, sau khi dùng được hơn một tháng tôi đi khám lại và thấy tỉ lệ mỡ máu giảm đáng kể. Và hiện nay tôi vẫn đang tiếp tục sử dụng thuốc này.”
Những review tích cực từ người sử dụng thuốc Atorvastatin
Những review tích cực từ người sử dụng thuốc Atorvastatin
  • Chị Ngọc, ở Hà Giang nhận xét: “Mẹ tôi sau một lần đi khám định kỳ và phát hiện mỡ máu tăng cao, sau khi được bạn bè giới thiệu đến thuốc này, tôi đã mang đến hỏi bác sĩ và được đồng ý cho mẹ sử dụng, sau khi dùng được một thời gian và đến lần tái khám tiếp theo, lượng mỡ trong máu của mẹ tôi giảm đáng kể.”

Thuốc Atorvastatin có giá bao nhiêu?

Thuốc Atorvastatin được bày bán tại tất cả các cửa hàng thuốc trên toàn quốc với giá là 63.000 đồng một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên với hàm lượng 10mg; 210.000 đồng một hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên với hàm lượng 20mg.

Tuy nhiên tại các cửa hàng hay hiệu thuốc khác nhau sẽ có mức giá bán khác nhau, nhưng độ chênh lệch về giá không đáng kể.

Hiện nay, vì khâu quản lý về chất lượng thuốc chưa được chặt chẽ và nghiêm ngặt nên trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Sau đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để mua được sản phẩm với chất lượng tốt:

Hướng dẫn phân biệt thuốc Atorvastatin thật, giả
Hình ảnh hộp thuốc Atorvastatin
  • Trước khi mua bạn nên tìm hiểu trước về những thông tin cơ bản của thuốc như nhà sản xuất, thành phần, bao bì, mẫu mã và giá cả…
  • Bạn nên đến các cửa hàng thuốc uy tín để mua.
  • Khi mua hàng bạn nên kiểm tra kỹ càng những thông tin của sản phẩm như màu sắc  của mực in có đều màu hay không, và nét chữ được in trên vỏ hộp có rõ nét hay không, có sai chính tả hay không.
  • Nhà sản xuất, hạn sử dụng và công ty sản xuất.
  • Không mua thuốc đã bóc, đã bị thay đổi màu sắc, hoặc thuốc đã đã có mùi lạ.

Thuốc Atorvastatin chính hãng mua ở đâu? Hà Nội, Tp.HCM

Thuốc được phân phối và bày bán tại tất cả các cửa hàng thuốc khác trên toàn quốc. Bạn có thể đến tận nơi để mua và được tư vấn vấn cụ thể hơn.

Hoặc có thể đặt hàng trên những trang web của các nhà thuốc uy tín để được giao hàng tận nơi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thuốc Atovastatin, mong rằng những thông tin trên có thể mang lại lợi ích gì đó cho bạn giúp bạn sử dụng thuốc này hiệu quả hơn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu có bất kỳ thông tin gì hãy để lại comment mình sẽ trả lời sớm nhất nhé.

2 BÌNH LUẬN

Comments are closed.