Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng bệnh, điều trị

Ngày viết:
1382
Đánh giá
Tìm hiểu về bệnh bạch hầu
Tìm hiểu về bệnh bạch hầu

Vài ngày trở lại đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về những trường hợp dương tính với một căn bệnh chết người mang tên bệnh bạch hầu.

Vậy bệnh bạch hầu có nguyên nhân, khả năng lây nhiễm, biểu hiện lâm sàng, cách phòng bệnh, điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng với Y tế 24h tìm hiểu cụ thể.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu (diphtheria): một loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm được gây ra bởi ngoại độc tố tiết ra từ vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae).

Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh thường dẫn đến xuất hiện giả mạc (mảng trắng) ở hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu đã được ghi nhận từ hàng ngàn năm về trước, một trong số đó là  Hippocrates –cha đẻ của Y học– miêu tả lần đầu vào thế kỷ thứ 5 TCN. Một vài tài liệu cũng đã nhắc đến sự hoành hành gây nên những đại dịch của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng những năm 1883-1884, và không lâu sau đó, kháng độc tố vi khuẩn được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.

Hiện nay, ở Việt Nam, bạch hầu là một trong những căn bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc.

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bệnh bạch hầu có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành thông qua con đường hô hấp. Và đây cũng là hình thức lây bệnh phổ biến nhất của bệnh.

Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu có thể truyền từ người này qua người khác bằng những vật trung gian như các vật dụng hay cả đồ chơi, … có chứa dịch tiết của người bệnh. Không những vậy, nếu da bị tổn thương, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập gây nên bệnh bạch hầu da.

Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là khoảng 14 ngày từ khi mắc bệnh.

Xem thêm: Bệnh Whitmore là gì? Hình ảnh, dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người

Nguyên nhân của bệnh bạch hầu

Như đã trình bày ở phần 1, bệnh bạch hầu gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này dưới kính hiển vi có dạng hình que, hình dùi trống và sắp xếp thành những hàng rào.

Tuy nhiên, điều thú vị là: vi khuẩn bạch hầu chỉ sản sinh ra độc tố khi chính bản thân nó bị nhiễm một loại virus đặc biệt có mang thông tin di truyền của ngoại độc tố (người ta gọi đó là những tox gene)

Và chỉ có những chủng vi khuẩn nhiễm virus mang tox gene mới có khả năng gây bệnh nặng.

Biểu hiện lâm sàng của người mắc bệnh bạch hầu

Sau 2-5 ngày nhiễm bệnh, các triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ban đầu những người nhiễm bệnh sẽ đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh, các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Những triệu chứng ban đầu khá giống với những triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Vậy nên nhiều người nghĩ mình đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Biểu hiện lâm sàng của người mắc bệnh bạch hầu
Biểu hiện lâm sàng của người mắc bệnh bạch hầu

Tùy thuộc vào nơi vi khuẩn gây bệnh, trú ngụ; bệnh bạch hầu có những triệu lâm sàng khác nhau:

  • Bệnh bạch hầu mũi trước: Người bệnh sổ mũi, chảy dịch trong mũi ra chất mủ có thể có lẫn cả máu. Khi khám lâm sàng đã có thể quan sát thấy màng trắng tại vách ngăn mũi. Ở thể này do vi khuẩn gây độc tố ít xâm nhập vào máu nên đa số là những thể nhẹ, không gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh bạch hầu họng và amidan: Người bệnh thấy mệt mỏi, đau rát họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày sẽ thấy có một lớp giả mạc  trắng xanh, rất dai và dính vào amiđan, hoặc có khả năng lan rộng và xâm lấn vùng hầu họng. Thường thể bệnh này có khả năng gây  nhiễm độc toàn thân do các độc tố đã hấp thụ vào máu một lượng lớn. Một số người bệnh có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng, đây là dấu hiệu lâm sàng đặc trưng gọi là dấu hiệu bạnh cổ bò. Người bệnh sẽ mệt mỏi, tím tái, nhịp tim nhanh, đờ đẫn, hôn mê nếu bị những ca bệnh nhiễm độc nặng. Trong trường hợp điều trị kịp thời, tích cực, trong vòng trên 1 tuần người bệnh có khả năng tử vong.
  • Bạch hầu thanh quản: Thể bệnh diễn biến rất nhanh và cực kì nguy hiểm. Bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sàng bằng dấu hiệu sốt, ho ông ổng, khàn giọng. Bác sĩ có thể thấy những mảng trắng từ hầu họng trở xuống hoặc ở thanh quản. Các mảng trắng có thể tiết ra độc tố làm tắc đường thở dẫn đến làm người bệnh suy hô hấp và có thể tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bạch hầu da: thường phổ biến ở những đất nước nhiệt đới, thường ở thể nhẹ và các vi khuẩn không sinh độc tố. Biểu hiện lâm sàng có thể nhìn thấy dưới hình thức một lớp da bong vảy hoặc một vết mạn tín.
  • Ngoài ra còn có các loại bạch hầu ở vị trí khác: thường có kết mạc mắt, lỗ tai bên ngoài, …

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Độc tố của vi khuẩn là nguyên nhân của mọi biến chứng của bệnh bạch hầu, trong đó có cả tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và những biến chứng thường tương ứng với mức độ lan tỏa tại chỗ tổn thương. Độc tố ban đầu tại vị trí tổn thương sau đó được hấp thu vào máu và gây nên biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan khác. Viêm cơ tim, viêm dây thần kinh là những biến chứng hay xảy ra nhất trong bệnh này.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Viêm cơ tim thường được biểu hiện bằng các rối loạn nhịp tim mà có thể là tổn thương tâm nhĩ ở các mức độ khác nhau, đó có thể là phân ly nhĩ thất, hay đôi khi rung thất kèm suy tim. Việc điều trị là cực kỳ khó khăn, nhiều trường hợp phải dùng máy tạo nhịp. Viêm cơ tim có thể gặp ở giai đoạn toàn phát của bệnh hay cũng có thể gặp sau một thời gian khi bênh đã khỏi. Khi biến chứng viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu tiên của bệnh bạch hầu, nguy cơ tử vong rất cao.

Viêm dây thần kinh là biến chứng hay gặp tiếp theo: biến chứng này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động và may mắn là có thể hồi phục hoàn toàn trong trường hợp bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác. Đầu tiên là liệt màn hầu: thông thường có biểu hiện vào tuần thứ ba. Tiếp theo hai tuần sau đó xuất hiện các biến chứng liệt những dây thần kinh hoặc liệt ở các cơ. Viêm phổi hay suy hô hấp có khả năng xảy ra do hậu quả của liệt cơ hoành.

Ngoài ra, những biến chứng khác thường xảy ra chẳng hạn như viêm kết mạc ở mắt hay suy hô hấp vì tắc nghẽn đường hô hấp. Những biến chứng này có thể xảy ra ở trẻ em và đặc biệt là nhũ nhi (những trẻ em vào giai đoạn đầu đời sau giai đoạn sơ sinh)

Tử vong (biến chứng nguy hiểm nhất) có tỉ lệ rơi vào khoảng 5 đến 10% và thậm chí có thể tăng cao đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và những người lớn trên 40 tuổi. Trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, tỉ lệ tử vong do bệnh bạch hầu gần như giữ ổn định.

Tại sao bệnh bạch hầu lại thường xảy ra đối với trẻ em?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: tất cả những người chưa tiêm vaccine đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu; tuy nhiên trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác. Nguyên nhân là do trẻ em có hệ miễn dịch còn kém, dễ bị vi khuẩn tấn công và thường dẫn đến những biến chứng rất nặng sau này.

Tại sao bệnh bạch hầu lại thường xảy ra đối với trẻ em?
Tại sao bệnh bạch hầu lại thường xảy ra đối với trẻ em?

Vì vậy, việc tiêm phòng vaccine cho trẻ là cực kì quan trọng, ngoài ra cần phải nhận biết sớm và điều trị cho trẻ.

Khi trẻ mắc bệnh bạch hầu thường có các biểu hiện lâm sàng như sốt nhẹ, đau họng, ho khan, khàn tiếng, chán ăn. Sau từ 2-3 ngày, trẻ xuất hiện màng trắng ở mặt sau hay hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hay có thể có màu đen. Giả mạc rất dai, dính, đặc biệt dễ chảy máu. Trẻ có thể có biểu hiện khó thở, khó nuốt. Bệnh có khả năng qua khỏi nhưng có thể trở nên nghiêm trọng và nguy cơ tử vong trong khoảng 6-10 ngày. Trong một số thể bệnh nặng không có dấu hiệu sốt cao mà xuất hiện dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến liệt.

Như những biểu hiện ở trên, bệnh bạch hầu đặc biệt nguy hiểm, diễn biến rất khó lường. Do đó, khi trẻ bị bạch hầu, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối và cách li trong khoảng 2 – 3 tuần. Phụ huynh giúp trẻ chăm sóc răng miệng; vệ sinh tai, mũi, họng; tránh để da tiếp xúc với những nơi không sạch sẽ để ngừa loét. Cần thực hiện tẩy uế các chất bài tiết của trẻ đúng quy cách để tránh lây cho những thành viên trong gia đình. Phụ huynh tăng cường cho trẻ ăn thức ăn phối hợp đảm bảo đủ năng lượng cho bé chiến đấu chống lại bệnh tật.

Cách phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo chương trình tiêm chủng mở rộng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu
Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu

Đối với trẻ từ độ tuổi 6 tuần tuổi cho đến 6 tuổi: Vaccine phòng bệnh bạch hầu có mặt ở tất cả các loại vaccine kết hợp như chẳng hạn như:

  • Vaccine 6 trong 1 có thể phòng ngừa 6 bệnh cùng lúc: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và bệnh do Hib.
  • Vaccine 5 trong 1 phòng 5 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và bệnh do Hib
  • Vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ComBE Five giúp phòng 5 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B.
  • Vaccine 4 trong 1 giúp phòng ngừa 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
  • Vaccine 3 trong 1 giúp phòng ngừa 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu các tiêm bạch hầu với 4 mũi tiêm cơ bản lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi và có thể tiêm liều nhắc lại là mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Nếu trẻ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ trên 6 tuổi thì tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và nhắc lại bằng mũi thứ 3 sau 6 – 9 tháng sau mũi thứ 2.

Đối với người lớn: Tiêm vaccine bạch hầu cho người lớn sẽ được tiến hành với 1 mũi vaccine tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, tính từ mũi tiêm chủng cuối cùng nằm trong độ tuổi 14 – 16 tuổi.

Trong trường hợp đối tượng tiêm ngừa không nhớ lần cuối cùng tiêm vaccine bạch hầu khi nào thì cần thực hiện tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 – 9 tháng sau mũi thứ 2.

Nắm rõ những kiến thức về bệnh bạch hầu

Thực hiện truyền thông Giáo dục sức khỏe để cung cấp những kiến thức cần thiết về bệnh bạch hầu, quan trọng, đặc biệt nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo nhằm nhận biết và phát hiện sớm bệnh, cách ly và phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đầy đủ.

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân mắc bạch hầu

Khi phát hiện có người mắc bệnh, tất cả bệnh nhân nghi ngờ bạch hầu cần phải được đưa vào bệnh viện để thực cách ly chặt chẽ cho tới khi kết quả xét nghiệm âm tính với bạch hầu 2 lần. Tất cả những mẫu bệnh phẩm phải được lấy cách nhau 24 giờ; không lấy quá 24 giờ từ khi bệnh nhân được điều trị kháng sinh.

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân mắc bạch hầu
Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân mắc bạch hầu

Đối với những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cần phải được xét nghiệm với bạch hầu và cần được theo dõi trong 7 ngày. Ngoài ra cần được tiêm 1 liều kháng sinh Penicillin hay uống kháng sinh Erythromycin từ 7 cho đến 10 ngày với những người đã bị lây nhiễm với chủng vi khuẩn bạch hầu.

Trong trường hợp người bệnh có xét nghiệm dương tính (+) với vi khuẩn thì cần được điều trị kháng sinh và phải tạm thời nghỉ việc và không được đi lại tại các trường học hoặc các nơi chế biến thực phẩm đến lúc có chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi khuẩn bạch cầu.

Khuyến cáo những người đã tiếp xúc với người bệnh bạch hầu và đã được gây miễn dịch ( tiêm vaccine) trước đây vẫn nên tiêm nhắc lại 1 liều giải độc tố bạch hầu. Đối với những trường hợp không có điều kiện để thực hiện các xét nghiệm thì  phải cách ly người bệnh sau 2 tuần và điều trị bằng kháng sinh.

Đối với những cơ quan y tế, cách khoảng 5 năm nên thực hiện đánh giá lại tiêm chủng một lần hoặc thực hiện phản ứng chuyên dụng để đánh giá tình trạng miễn dịch với vi khuẩn bạch hầu trong cộng đồng.

Thực hiện vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ

Nhà ở, nhà trẻ, trường học phải thông thoáng, đảm bảo vệ sinh và cần có đủ ánh sáng. Tăng cường, liên tục giám sát và phát hiện những trường hợp bệnh bạch hầu tại những nơi có ổ dịch cũ.

Thường xuyên sát trùng, tẩy uế tất cả những đồ vật có liên quan đến bệnh nhân bằng cloramin T, cloramin B, …; bát đũa, quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh… phải được sát trùng bằng việc luộc sôi; và cả sách, vở, đồ chơi… phải được phơi nắng để đảm bảo không lây nhiễm cho người tiếp xúc.

Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, điều trị, tiêm phòng, kiêng gì nhanh khỏi nhất

Bệnh bạch hầu có chữa được không?

Ngày nay, với sự phát triển của y học, đã có thuốc để chữa trị bệnh bạch hầu, nhưng trong giai đoạn phát triển, bệnh bạch hầu có thể gây biến chứng có hại cho tim, thận và cả hệ thần kinh của bệnh.

Ngay cả khi có thuốc điều trị, bệnh bạch hầu vẫn có thể gây tử vong với tỷ lệ khá cao, lên đến 3% số bệnh nhân, và tỷ lệ này còn cao hơn đối trẻ em dưới 15 tuổi – hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

Một số biện pháp điều trị bạch hầu

Dùng thuốc kháng độc tố

Sử dụng  40.000 đơn vị chống độc tố của bạch hầu, việc chậm trễ dễ dẫn đến làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân. Do có một nguy cơ nhỏ cơ thể có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh trong kháng độc tố, vì vậy đầu tiên cần phải thử kiểm tra trong da trước để phát hiện những phản ứng quá mẫn và phải luôn trong tư thế sẵn sàng để điều trị sốc phản vệ.

Dùng kháng sinh

Với bất kỳ trẻ nào khi có nghi ngờ mắc bạch hầu đều phải được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/ kg (liều tối đa 1,2 gram) trong 10 ngày. Không nên tiêm tĩnh mạch đối với loại thuốc này.

Dùng liệu pháp oxi

Dùng liệu pháp oxi để điều trị bệnh bạch hầu
Dùng liệu pháp oxi để điều trị bệnh bạch hầu

Cần tránh thở oxy trừ khi  bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu chẳng hạn như thở rút lõm ngực nặng hoặc bứt rứt có nhiều khả năng cần chỉ định mở khí quản (hoặc đặt nội khí quản) tốt hơn là cho bệnh nhân thở oxy. Tuy nhiên, cần chú ý rằng cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản là cần thiết.

Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, khi có biểu hiện của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, ví dụ như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, việc mở khí quản cấp cứu cho bệnh nhân cần được thực hiện.Có thể sử dụng kỹ thuật đặt nội khí quản qua miệng: là thủ thuật thay thế, tuy nhiên có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

Điều trị, chăm sóc tích cực

Phối hợp nhiều biện pháp phục hồi chức năng để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh và tránh những khả năng tái nhiễm.

Theo dõi bệnh nhân

Liên tục giám sát tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng hô hấp, cần được đánh giá bởi điều dưỡng viên mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ hai lần trong một ngày. Bệnh nhân nên được đặt nằm gần phòng điều dưỡng hoặc bác sỹ để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nào ngay khi dấu hiệu mới xuất hiện.

Khuyến khích bệnh nhân thăm khám thường xuyên sau khi khỏi bệnh.

Xem thêm: Shock: Thiết lập chẩn đoán, hồi sức khẩn cấp ban đầu, phân loại và sinh bệnh học hệ thống cơ quan

Tóm lại, bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao, rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, vì vậy mỗi người chúng ta nên chủ động phòng tránh bằng cách tiêm vaccine đúng hạn, tránh đi đến những nơi có người nhiễm bệnh để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.