[TÌM HIỂU] Bệnh lậu là gì? Các triệu chứng ở nam và nữ, Cách chữa bệnh

Ngày viết:
1612
Đánh giá
Bệnh lậu
Bệnh lậu

Giống như bệnh giang mai và HIV thì bệnh lậu cùng là căn bệnh xã hội. Bệnh lậu đã được biết đến rất sớm trước kia và được miêu tả trong kinh thánh. Nhưng đến năm 1879 thì nhà khoa học Neisser là người đầu tiên mô tả lậu cầu.

Theo như thống kê của CDC thì năm 2015 có khoảng 395.216 ca mắc bệnh lậu tại Mỹ. Còn tại Việt Nam thì hàng năm có khoảng vài chục ngàn người mắc phải bệnh này.

Bài viết dưới đây của Y tế 24h sẽ cung cấp các thông tin về phòng tránh, điều trị bệnh lậu và những kiến thức liên quan khác liên quan đến bệnh lậu.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh gây ra một loại vi khuẩn Gram (-) là lậu cầu với tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae – được đặt theo tên người đầu tiên mô tả được lậu cầu.

Phân loại bệnh lậu theo diễn biến bệnh thì có hai loại :

  • Bệnh lậu cấp tính
  • Bệnh lậu mãn tính

Đa phần bệnh lậu thường tiến triển qua giai đoạn mãn tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Hình thái vi khuẩn lậu
Hình thái vi khuẩn lậu

Tác nhân gây bệnh chính là lậu cầu. Lậu cầu có hình thái là song cầu hình hạt cà phê, bắt màu gram (-) khi trên tiêu bản nhuộm tiêu bản. Lậu cầu không có lông, không có vỏ, không sinh nha bào. Có các khuẩn mao giúp lậu cầu bám chặt vào vật chủ.

Ở lậu cấp tính thì vi khuẩn lậu đứng thành đám ở trong bạch cầu đa nhân trung tính. Ở tình trạng mạn tính thì nằm ngoài tế bào bạch cầu.

Nuôi cấy lậu cầu rất khó khăn. Sức đề kháng của lậu cầu yếu dễ chết khi ra khỏi cơ thể người. Lậu cầu ưu độ ẩm vì vậy môi trường khô làm lậu cầu không phát triển được.

Vật chủ duy nhất của lậu cầu là người. Nếu lậu cầu không được điều trị thì có biểu hiện lan toả đến các bộ phận khác của cơ thể như viêm khớp, viêm gan, viêm màng não…

Triệu chứng của bệnh lậu

Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ
Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Ở nam giới thì tỷ lệ mắc lậu khuẩn khoảng 20 – 30% khi quan hệ 1 lần với người bị mắc bệnh lậu và tỷ lệ này tăng lên đối với quan hệ đồng tính.

Theo như thống kế 85% bệnh nhân là nam giới bị viêm niệu đạo do lậu sẽ có các biểu hiện cấp tính và các biểu hiện khó chịu như

  • Đái buốt đái buốt, khó đái, đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Dịch tiết bất thường từ đầu dương vật, có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh
  • Viêm (sưng) bao quy đầu
  • Đau hoặc đau ở tinh hoàn – điều này rất hiếm

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ

Ở nữ giới thì tỷ lệ mắc bệnh khoảng 60 – 80% đối với lần đầu tiên quan hệ với người bị mắc bệnh lậu. Tỉ lệ này cao gấp 3 lần so với nam giới với những triệu chứng phức tạp và khó phát hiện.

  • Dịch âm đạo của phụ nữ mắc bệnh có bất thường, khí hư ra nhiều màu vàng nhạt hoặc hơi trắng có kèm theo mùi tanh khó chịu nhưng phụ nữ thường nhầm với bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tiểu nhiều, khi đi tiểu buốt, cảm giác khó chịu khi tiểu tiện.
  • Âm đạo bị chảy máu mặc dù không phải trong kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng, đau lưng, đau vùng chậu, chú ý hai triệu chứng này hay bị nhầm đối với biểu hiện đến kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng ở nữ khó phát hiện do hay nhầm với các triệu chứng của bệnh khác như bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu có các dấu hiệu bất thường thì nên đi đến cơ sở y tế để thăm khám ngay để phát hiện bệnh.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Lậu cầu lây từ cơ thể người này qua người khác chủ yếu qua các con đường sau:

  • Lây truyền qua đường tình dục
90% số ca mắc bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục
90% số ca mắc bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục

Vi khuẩn lậu lây lan qua đường tình dục là chủ yếu, có đến 90% số ca mắc qua đường quan hệ. Các hình thức quan hệ như quan hệ tình dục thông thường bằng đường sinh dục hay oral sex (quan hệ tình dục bằng miệng), quan hệ tình dục theo đường hậu môn thì đều có nguy cơ cao mắc bệnh lậu

  • Lây truyền từ mẹ sang con:

Vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ tiếp xúc với con trong quá trình sinh đẻ.

  • Lây qua đường máu:

Lây qua đường máu khi có sử dụng kim tiêm với bệnh nhân chứa lậu cầu trong máu trường hợp này ít xảy ra, thường gặp ở tệ nạn tiêm trích.

Chú ý: Các tiếp xúc gián tiếp như mặc chung đồ với bệnh nhân thì khó có thể gây bệnh trừ khi bạn có vết thương hở tiếp xúc với quần áo đồ dùng với người bị nhiễm,

Chẩn đoán bệnh lậu

Chẩn đoán bệnh lậu
Chẩn đoán bệnh lậu

Chẩn đoán trực tiếp

Đối với chẩn truyền thông thì bệnh phẩm được lấy từ mủ niệu đạo của nam hoặc nữ. Bệnh phẩm sau khi được lấy thì sẽ qua bước nhuộm gram hoặc nhuộm xanh Methylen. Bước tiếp theo đó sẽ được đi nuôi cấy và phát hiện bằng các phản ứng sinh học khác nhau.

Nhưng hiện nay người ta hay dùng biện pháp PCR để phát hiện lậu cầu do PCR có độ nhạy và đặc hiệu cao.

Chẩn đoán gián tiếp

Phương pháp chuẩn đoán gián tiếp sẽ là lấy huyết thanh của bệnh nhân để đi xét nghiệm sau đó chuẩn đoán. Phương pháp này thường áp dụng với trường hợp lậu ngoài đường sinh dục như ở dịch viêm khớp.

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp truyền thống là phát hiện được bệnh lậu ở các dịch rỉ viêm ngoài đường âm đạo mà khi dùng các phương pháp truyền thống không phát hiện ra.

Cách điều trị bệnh lậu

Điều trị lậu bằng kháng sinh được sử dụng nhiều hơn cả tuy vậy đã xuất hiện nhiều chủng lậu  kháng kháng sinh. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh người ta dùng hai loại kháng sinh để điều trị tận gốc lậu khuẩn.

Để tránh tình trạng kháng kháng sinh thì bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Làm kháng sinh đồ để chọn được kháng sinh phù hợp nhất, điều trị triệt để không để bệnh chuyển sang mãn tính.

Khi vợ hoặc chồng bị mắc bệnh thì nên điều trị bệnh ở cả hai người để bệnh không lây qua lại lẫn nhau.

Các cách phòng chống bệnh lậu

Phòng tránh bệnh lậu
Phòng tránh bệnh lậu

Để phòng chống bệnh lậu thì các biện pháp vẫn là giải quyết các tệ nạn xã hội.

  • Quan hệ một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân bởi các bệnh lâu qua đường tình dục.
  • Đối với người mẹ mắc bệnh thì cần được chẩn đoán và điều trị dứt điểm tránh tình trạng lây sang con.

Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam, nữ: Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách chữa và điều trị