Pipolphen là thuốc gì? Thành phần, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

2538
Đánh giá
Pipolphen là thuốc gì?
Hình ảnh: Pipolphen

Trong thời đại công nghệ số phát triển, con người đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Bởi vậy, việc mỗi công nhân tự trang bị cho mình những kiến thức y khoa để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn quan sát một chút thì hầu hết trong các đơn điều trị chống viêm, giúp an thần sẽ xuất hiện một loại thuốc Pipolphen.

Tại sao Pipolphen lại được áp dụng phổ biến như vậy? Câu trả lời sẽ nằm ngay trong bài viết dưới đây của Y tế 24h. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Pipolphen là thuốc gì?

Pipolphen là thuốc điều trị chống viêm, dị ứng và chứng say tàu xe. Ngoài ra, thuốc được dùng phổ biến trong phẫu thuật, sản khoa để giúp bệnh nhân an thần và kiểm soát tình trạng buồn nôn, nôn do gây mê.

Đây là sản phẩm đến từ Hungary, do hãng dược phẩm nổi tiếng Egis Pharma., ltd sản xuất trên dây chuyền hiện đại.

Đóng gói: Dạng bào chế: dung dịch tiêm được đóng trong ống thuốc 2ml, cứ 5 ống tạo thành 1 vỉ PVC cứng, màu trắng. Trong mỗi hộp Pipolphen chứa 5 vỉ và kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Pipolphen là thuốc gì
Hình ảnh: Thuốc Pipolphen

Thành phần của thuốc Pipolphen

Qua quá trình nghiên cứu lâu dài, nhà nghiên cứu quyết định lựa chọn Promethazine là thành phần chính của thuốc với hàm lượng 50mg/2ml.

Trong những năm 1940, các nhà khoa học đã tổng hợp dược chất Promethazine – thuộc nhóm phenothiazin. Điểm khác biệt giữa Promethazine với các chất cùng nhóm nằm cấu trúc phân tử: chất này có cấu trúc mạch phân nhánh và không có thấy thế vòng.

Đến năm 1951, Hoa Kỳ cho phép chất này chính thức sử dụng cho điều trị y khoa. Hiện tại, Bộ Y Tế Việt Nam đã đưa dược chất vào trong phác đồ trị liệu. Có thể nói, Promethazine là một trong những chất kháng histamin H1 mạnh nhất hiện nay.

Tác dụng

Dược lực:

Cạnh tranh với histamin ở các tế bào đích, tại vị trí gắn với thụ thể H1, ngăn cản hình thành phản ứng viêm, dị ứng, chống các cơn co thắt phế quản do histamin gây ra.

Dược động học:

Hấp thu: Theo nghiên cứu, Promethazine hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và tại vị trí tiêm. Sau một số xét nghiệm, người ta xác định được hợp chất tác dụng trong vòng 20 phút với đường uống, còn đối với đường tiêm tĩnh mạch thì chỉ cần 3-5 phút.

Phân bố: Promethazine liên kết mạnh với protein huyết tương với tỷ lệ 76-93%. Phân bố khắp các mô của cơ thể với nồng độ không đồng đều: não có nồng độ thấp hơn so với các bộ phận khác nhưng vẫn cao hơn trong huyết tương.

Chuyển hoá: cơ quan đảm nhận chức năng chuyển hoá chính là gan và sản phẩm là N-demethylpromethazin và Promethazine sulphoxid.

Thải trừ: đào thải qua phân và nước tiểu dạng glucuronide, sulphoxide.

Tác dụng của Promethazine

  • Ngăn chặn quá trình hình thành phản ứng gây viêm, dị ứng.
  • Ức chế thần kinh trung ương, giúp an thần.
  • Với tác dụng kháng cholinergic, hợp chất chống say tàu xe, gây tê tại chỗ.

Xem thêm: Thuốc Glotizin 10mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

Pipolphen 50mg/2ml có công dụng gì?

  • Điều trị và làm giảm nhanh các triệu chứng do tình trạng dị ứng để lại như viêm mũi, viêm kết mạc, nổi mề đay,…
  • Dùng để an thần giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, lo âu, đặc biệt là trước và sau khi mổ kể cả trong sản khoa.
  • Giảm đau hiệu quả.
  • Phòng ngừa và kiểm soát tốt cảm giác buồn nôn, nôn xuất hiện sau khi mổ.
  • Chống say khi tham gia các phương tiện như: ô tô, máy bay, tàu hoả,…
  • Giảm cơn co thắt phế quản.
Pipolphen có tác dụng gì?
HÌnh ảnh: Thuốc Pipolphen

Tác dụng phụ của Pipolphen 50mg

  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thần kinh: buồn ngủ, chóng mặt, mất định hướng, mắt nhìn mờ.
  • Các triệu chứng ngoại tháp như cơn vận nhãn, vẹo cổ, lưỡi nhô ra.
  • Tiêu hoá: rối loạn chức năng bị táo bón, tiêu chảy, nôn.
  • Tim mạch: giảm huyết áp.
  • Máu: giảm quá trình tạo tiểu cầu, bạch cầu.
  • Ứ mật gây vàng da.

Chống chỉ định

  • Mãn cảm với Promethazine hoặc các loại phenothiazin khác.
  • Người bệnh trong tình trạng hôn mê,hệ thần kinh trung ương bị ức chế mạnh.
  • Trường hợp trong 14 ngày sau khi sử dụng thuốc ức chế MAO.
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Thuốc Pipolphen bào chế dưới dạng dung dịch nên thích hợp dùng cho đường tiêm và dùng trong các trường hợp không uống được Pipolphen viên bao mặc dù được chỉ định uống thuốc.

  • Tiêm bắp: áp dụng đối với trường hợp có phản ứng phản vệ, cần an thần, giảm đau trong sản khoa, mổ.
  • Tiêm tĩnh mạch: dùng để gây mê, giảm đau với những người phẫu thuật mắt, soi phế quản nhiều lần.

Liều dùng

Người lớn:

  • Phẫu thuật và sản khoa: tiêm bắp lượng 50mg trước khi mổ 2,5h. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng lặp lại sau 1h.
  • Dị ứng: 12,5mg/lần, mỗi ngày 3-4 lần hoặc có thể tiêm 25mg vào chiều tối. Chú ý dùng liều thấp nhất có hiệu quả, tránh lạm dụng.
  • Phòng ngừa buồn nôn và nôn: Nếu bệnh nhân không sử dụng được thuốc uống thì chỉ cần tiêm một liều 25mg. Có thể bổ sung thêm 1 liều 12,5-25mg nếu cần.

Liều dùng tối đa cho phép ở người lớn là 150mg Promethazine/ngày.

Trẻ em:

Trẻ trên 2 tháng tuổi: ngày tiêm bắp 3-5 lần, mỗi lần dùng 0.5-1mg/kg cân nặng. Nếu tình trạng nặng thì có thể tăng liều lên 1-2mg/kg cân nặng.

Trẻ 6-14 tuổi: ngày 3-4 lần, mỗi lần cho 25mg

Cách dùng Pipolphen
Hình ảnh: Thuốc tiêm bắp Pipolphen

Lưu ý khi sử dụng

Thận trọng khi dùng với các đối tượng sau, đặc biệt khi dùng với liều cao

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ em chưa chẩn đoán chính xác.
  • Người mắc các bệnh về tim mạch, gan, đường hô hấp, hen phế quản.

Những trường hợp trên có cơ địa nhạy cảm nên nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nặng là rất cao.

Hạn chế tối đa không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…khi dùng thuốc. Thay vào đó, mỗi người bệnh cần thay đổi và hình thành lối sống khoa học, thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: Peritol 4mg là thuốc gì? Cho bé uống có được không? Lưu ý khi dùng

Tương tác thuốc

Trong điều trị lâm sàng, tương tác thuốc thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến cố bất lợi cho quá trình điều trị, làm tăng độc tính, tác dụng phụ và thậm chí gây tử vong. Vì vậy, mỗi người bệnh cần trung thực khai báo về thuốc mình đã và đang sử dụng để bác sĩ có thể giải pháp điều trị thích hợp

Dưới đây là thông tin một số thuốc có phản ứng tương tác với Pipolphen, bạn đọc cần lưu ý:

  • Thuốc trị hạ huyết áp.
  • Thuốc an thần, giảm đau, gây mê,chống trầm cảm thuộc nhóm tricyclic.
  • Thuốc giống phó giao cảm.
  • IMAO.

Bảo quản thuốc Pipolphen tiêm bắp

Với dạng thuốc tiêm như thuốc Pipolphen 50mg/2ml thì tủ lạnh là nơi bảo quản tốt nhất. Nên điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm ngăn mát thích hợp để duy trì chất lượng tốt nhất. Trong trường hợp mất điện thì bạn có thể chuyển thuốc lên ngăn đá để bảo quản được 6-12 tiếng.

Khi thuốc bị hỏng hoặc hết hạn thì cần xử lý đúng cách theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tránh vứt thuốc vào nước qua đường ống dẫn hoặc toilet bởi làm thế gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Do Pipolphen 50mg thường để lại tác dụng phụ gây buồn ngủ, mất phương hướng nên khi mới điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không được lái xe hoặc vận hành máy móc để tránh gây ra tai nạn không đáng có.

Xem thêm: Thuốc dị ứng Zyrtec 10mg: Thành phần, công dụng và những lưu ý khi dùng

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Đã có nghiên cứu báo cáo về tình trạng vàng da và xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh khi người mẹ dùng Pipolphen trong lúc mang thai. Tuy nhiên vẫn chưa có các dữ liệu đầy đủ cho thấy thuốc có truyền qua nhau thai hay sữa mẹ hay không. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé thì khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần.

Sử dụng Pipolphen cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Hình ảnh: Phụ nữ mang thai

Thuốc Pipolphen giá bao nhiêu?

Theo thông tin mới cập nhật, Pipolphen đang được bán với mức giá 1.650.000 VNĐ/hộp. Con số tuy khá cao nhưng bạn cần lưu ý đây là sản phẩm nhập xuất và số lượng ống thuốc trong hộp là 100 ống. Hơn nữa, với mức giá đó thì Pipolphen chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về hiệu quả nó đem lại.

Thuốc Pipolphen mua ở đâu?

Pipolphen thuộc nhóm thuốc kê đơn nên bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, nhà thuốc trong bệnh viện để mua để đảm bảo an toàn chất lượng. Ngoài ra, nếu khó khăn trong việc tìm kiếm Pipolphen chính hãng thì hãy liên hệ đến số hotline để chúng tôi có thể giúp bạn đặt mua sản phẩm tốt nhất.

Với thông tin cơ bản trên, hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về Pipolphen- thuốc kháng viêm. Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi đến người đọc lời khuyên nhỏ: để đảm bảo an toàn tốt sức khoẻ của bản thân thì bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, các chuyên gia tư vấn trước khi sử dụng các loại thuốc nói chung và Pipolphen nói riêng.