Thuốc chống say xe Nautamine: Liều lượng, chống chỉ định, có nên dùng cho phụ nữ mang thai?

4121
Đánh giá
Nautamin là thuốc gì?
Hình ảnh: Nautamin

Say tàu xe là hiện tượng không ít người mắc phải, tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng cá nhân mà có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người say xe thường có dấu hiệu chóng mặt, mệt mỏi, nôn nao trong người, đứng không vững, buồn nôn. Vì thế mà việc đi lại bằng tàu xe đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng bởi vì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một loại thuốc chống say xe khá phổ biến đó là thuốc Nautamine.

Vậy thuốc Nautamine được sử dụng như thế nào? Có tác dụng bao lâu và những điều gì cần lưu ý khi sử dụng thuốc? Để được giải đáp tất cả các thắc mắc trên hãy cùng theo dõi và tìm hiểu bài viết dưới đây của Y tế 24h nhé.

Nautamine là thuốc gì?

Thuốc Nautamine là thuốc có tác dụng chống say tàu xe dùng đường uống hiệu quả và an toàn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc được sản xuất bởi công ty Synthelabo Groupe, mang thương hiệu từ Pháp và được đăng ký bởi công ty Sanofi-Synthelabo., Ltd với số đăng ký là VN-7481-03.

Thuốc có thành phần chính là Diphenhydramin với hàm lượng 90mg và kết hợp cùng các tá dược khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.

Nautamine là thuốc gì?
Hình ảnh: Nautamine

Thuốc Nautamine có tác dụng gì?

Như đã nêu trên, Nautamine có thành phần hoạt chất chính là Diphenhydramin. Diphenhydramine là một chất thuộc nhóm kháng histamin H1, có tác dụng làm giảm nồng độ histamin – là một chất gây dị ứng mạnh. Do đó, diphenhydramin đem lại những tác dụng chủ yếu là giảm tiết dịch đường tiêu hóa, chống dị ứng, chống buồn nôn và nôn khi say tàu. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và có tác dụng an thần đáng kể.

Xem thêm: Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron: Tác dụng và liều dùng

Chỉ định của thuốc chống say xe Nautamine

Nautamine- thuốc thường được chỉ định sử dụng để điều trị trong cho các đối tượng sau:

  • Những người mắc chứng say tàu xe, máy bay,…
  • Người bị mắc các bệnh liên quan đến mẫn cảm, dị ứng, viêm da, ngứa.
  • Bệnh nhân viêm mũi họng, viêm kết mạc dị ứng.
  • Những người bị chứng rối loạn giấc ngủ lâu ngày.
  • Tình trạng nôn mửa trong thời kỳ mang thai.
  • Người mắc phải hội chứng Meniere.
Chỉ định của thuốc chống say xe Nautamine 
Hình ảnh: Triệu chứng say tàu xe

Nautamine chống chỉ định

Thuốc chống say xe Nautamine được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi (do dạng thuốc không phù hợp dùng cho bé)
  • Người mắc bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)
  • Tiểu tiện khó (do bệnh lý tuyến tiền liệt hoặc do các nguyên nhân khác)
  • Người có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người quá mẫn với thuốc kháng Histamin

Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thuốc đối với các đối tượng sau:

  • Người cao tuổi có chứng nhạy cảm hơn với hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt và an thần, táo bón mãn tính (nguy cơ liệt ruột), phì đại tuyến tiền liệt. hoặc trong tình trạng suy gan nặng hoặc suy thận.
  • Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính/ bệnh về phổi, bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh gan, thận kéo dài lâu ngày,…
  • Người mắc bệnh Phenylceton niệu.
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai/cho con bú hoặc khi đang điều trị với kháng sinh enoxacin, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Suntory Sesamin Ex có tốt không? Thành phần, Tác dụng, Liều dùng

Thuốc say xe Nautamine: Cách dùng liều dùng và có tác dụng bao lâu?

Thuốc Nautamine được bác sĩ khuyên nên uống thuốc 30 phút trước khi đi tàu xe, đặc biệt là đi xe đường dài, đi máy bay, thuyền,… Nếu các triệu chứng say xe vẫn xuất hiện, hãy tiếp tục uống Nautamine sau ít nhất 6 giờ, nên uống với bữa ăn và trong thời gian 30 phút trước khi đi ngủ.

Nautamine uống mấy viên? Liều dùng thuốc Nautamine đối với mỗi người là khác nhau, bởi tùy theo từng đối tượng sử dụng cũng như cơ địa của mỗi người để chỉ định liều dùng thích hợp. Theo đó, liều dùng thuốc Nautamine được chỉ định cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 1,5 viên mỗi lần, không dùng quá 6 viên/ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1 viên mỗi lần, không dùng quá 4 viên/ngày.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần nghiền 1/2 viên hòa với ít nước, không dùng quá 2 viên/ngày.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng.
Thuốc say xe Nautamine: Cách dùng liều dùng và có tác dụng bao lâu?
Hình ảnh: Thuốc Nautamine

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống say tàu xe Nautamine?

Mọi người nên sử dụng thuốc một cách đúng đắn và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc. Đồng thời, đọc kỹ thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc ở trên sản phẩm. Và đặc biệt lưu ý, không được tự ý tăng liều dùng, uống ít hơn và kéo dài thời gian dùng thuốc so với chỉ định khi chưa được cho phép.

Thuốc Nautamine có khả năng gây tình trạng buồn ngủ, lơ mơ, giảm tỉnh táo, tình trạng này càng gia tăng khi dùng chung với các chất có chứa cồn. Do đó, bạn không được dùng các loại thực phẩm, đồ uống và các loại thuốc chứa cồn như bia, rượu,.. trong khi dùng Nautamine. Đặc biệt lưu ý, sau khi dùng thuốc không được lái xe, vận hành máy móc hay những công việc cần sự tập trung cao, bởi nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tình mạng.

Mọi người cũng nên quan tâm đến quy cách bảo quản thuốc Nautamine. Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C. Đồng thời, nên để thuốc ở những vị trí khô ráo, thoáng mát và tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Vì như thế sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến những thành phần của thuốc dẫn đến mất hoặc giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc say tàu xe Nautamine có tác dụng phụ không?

Cũng như bất kỳ loại thuốc có hoạt tính khác, Nautamine cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn thường gặp sau đây:

  • Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, bị rối loạn phối hợp, gây cảm giác đau nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ…
  • Tác dụng kháng cholinergic: khô niêm mạc, khô miệng, táo bón, đánh trống ngực, bí tiểu, hạ huyết áp…

Ngoài ra, thuốc còn có các tác dụng phụ hiếm gặp khác ở một số đối tượng và không phải đối tượng nào trong khi sử dụng thuốc Nautamine cũng gặp phải những tác dụng trên. Tốt nhất là hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định, trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như khó thở, nổi ban đỏ, sưng tấy môi, mặt, lưỡi, họng, khô cổ họng,… thì bạn cần ngưng thuốc ngay và đi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp thời.

Thuốc say tàu xe Nautamine có tác dụng phụ không?
Hình ảnh: Say xe

Tương tác thuốc

Thuốc Nautamine có thể làm giảm hoạt động của các thuốc mà bạn đang dùng cùng hoặc làm tăng cường các tác dụng phụ của nó. Một số loại thuốc có tương tác xấu với Nautamine là:

  • Atropine và các thuốc có hoạt chất atropin khác (như thuốc chống viêm, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống co thắt, thuốc an thần phenothiazin): gây các tác dụng phụ như tiểu tiện khó, táo bón, khô miệng.
  • Các thuốc phong bế thần kinh trung ương khác (như thuốc giãn cơ hoặc an thần, barbiturat, clonidine và thuốc trị trầm cảm hoặc co giật có liên quan, thuốc ngủ, dẫn xuất morphin – thuốc giảm đau gây nghiện và chống ho…)

Như đã lưu ý ở trên, tác dụng của Nautamine sẽ giảm đi và gia tăng tác dụng không mong muốn khi sử dụng cùng với thực phẩm, đồ uống và các loại thuốc có cồn do cồn làm tăng cường tác dụng an thần của thuốc.

Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra, tốt nhất là bạn nên viết một danh sách những thuốc cũng như thảo dược và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn xem để có những chỉ định phù hợp và an toàn nhất cho bạn.

Xem thêm: Thuốc bổ não DuoGinko: Thành phần, Tác dụng [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Thuốc say xe Nautamine giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, thuốc chống say xe Nautamine hàm lượng 90mg được bán với giá trung bình khoảng 3.100 đồng/viên hoặc 245.000 đồng/hộp 20 vỉ x 4 viên. Giá bán này chúng tôi đưa ra chỉ có tính chất tham khảo, do giá thành của sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất cũng như hiệu thuốc khác nhau và yên tâm là chênh lệch này sẽ không đáng kể.

Tuy nhiên, bạn cần phải thật cẩn trọng và kiểm tra kỹ càng nhãn hiệu, hạn sử dụng có trên vỏ thuốc cũng như tem chống giả trước khi quyết định mua thuốc, không nên ham rẻ mà mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng như không nên mua trên mức giá trung bình để có thể đảm bảo tiết kiệm nhất cho túi tiền của mình.

Thuốc say xe Nautamine giá bao nhiêu?
Hình ảnh: Nautamine

Thuốc Nautamine 90mg mua ở đâu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

Hiện nay thuốc Nautamine được bày bán khá phổ biến và rộng rãi ở hầu hết những cơ sở sản xuất và kinh doanh dược phẩm trên toàn quốc. Các bạn có thể dễ dàng tìm và mua thuốc ở các hiệu thuốc uy tín ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên toàn quốc hoặc các nhà thuốc online. Ngoài ra để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể gọi điện thoại tới số hotline của chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Uống thuốc say xe Nautamine khi mang thai và cho con bú có ảnh hưởng không?

  • Đối với phụ nữ mang thai: có thể uống thuốc Nautamine trong thời kỳ mang thai nhưng chỉ dùng trong vài ngày theo liều khuyến cáo. Cuối thai kỳ, do thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai với một nồng độ khá nhỏ nên nếu sử dụng quá mức Nautamine có thể gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ với một lượng nhất định, vì vậy không nên dùng thuốc Nautamine trong thời gian đang cho con bú.

Tuy vậy, tốt nhất trước khi sử dụng thuốc, bạn hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để cân nhắc thật kĩ giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú.

Uống thuốc say xe Nautamine khi mang thai và cho con bú có ảnh hưởng không?
Hình ảnh: Phụ nữ mang thai

Nên làm gì nếu dùng thuốc Nautamine 90mg quá liều?

Các triệu chứng bạn có thể nhận biết khi quá liều Nautamine như chóng mặt, co giật, khó thở, bí tiểu, triệu chứng ngoại tháp, nhịp xoang tăng, block nhĩ – thất, kéo dài khoảng QT, dãn rộng QRS…

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý bằng các biện pháp như rửa dạ dày, dùng than hoạt, gây nôn. Có thể xem xét điều trị hỗ trợ tuần hoàn – hô hấp nếu cần. Điều trị bằng physostigmine trong trường hợp có triệu chứng ảo giác nặng. Khi có triệu chứng co giật, có thể dùng diazepam.

Thuốc say tàu xe Nautamine có tốt không?

Thuốc Nautamine có thể đem lại hiệu quả chống say tàu xe với tỷ lệ lên đến 99% nếu được sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, sẽ có một tỷ lệ không phải quá lớn, nhưng cũng cần phải lưu ý những trường hợp gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Chẳng hạn hay gặp nhất như buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng.