Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị an toàn

Ngày viết:
1345
Đánh giá
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung

Mang thai là niềm mong mỏi của nhiều người phụ nữ đã có gia đình nói riêng và toàn thể các gia đình nói chung. Khi mang thai, các bà bầu luôn hy vọng mình có thể sinh ra một đứa bé khỏe mạnh.

Nhưng hạnh phúc này không phải đúng đối với mọi phụ nữ mang thai. Nhiều người sẽ phải từ bỏ đứa con máu mủ của mình ngay khi nó còn là một bào thai bé nhỏ.

Các trường hợp đó có thể kể đến như đứa nhỏ ngay mắc căn bệnh hiểm nghèo từ khi còn trong bụng mẹ, bà mẹ không đủ khả năng sinh con an toàn nhưng vô tình mang thai hoặc phổ biến hơn cả là mang thai ngoài tử cung.

Vậy mang thai ngoài tử cung bắt nguồn từ đâu, triệu chứng ra sao và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Y Tế 24H tìm hiểu nhé.

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là một trường hợp trứng không làm tổ được bên trong buồng tử cung mà nó lại làm tổ bên ngoài, thông thường nó làm ngay ở ngoài vòi trứng của người phụ nữ, trường hợp này có tới 95%.

Ngoài ra nó còn có thể nằm ở buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc vòi tổ cung…

Khi mang thai ngoài tử cung, nhau thai sẽ không được sự bảo vệ từ buồng tử cung, chính vì thế túi thai sẽ nhanh chóng bị vỡ làm máu chảy vào ổ bụng, rất nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân chính khiến người nữ mang thai ngoài tử cung là họ mắc chứng viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do gặp phải các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu hay do nạo phá thai nhiều lần.

Các nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung có thể rất nguy hiểm
Các nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung có thể rất nguy hiểm

Các yếu tố khác như hẹp, tắc vòi trứng bẩm sinh, lạc nội mạc tử cung, các chứng bệnh như u xơ, u nang buồng trứng hoặc do hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng cũng là nguyên nhân cho việc mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung có thử que được không?

Que thử thai hoạt động trên việc phát hiện nồng độ của HCG trong nước tiểu người mẹ, chỉ cần trong nước tiểu có HCG là ngay lập tức nó sẽ hiện 2 vạch.

Và việc mang thai ngoài tử cung vẫn sẽ khiến nồng độ HCG tăng lên, chính vì thế que thử thai vẫn hiện 2 vạch.

Tuy nhiên việc thử thai bằng que không thể giúp bạn phân biệt được đó là ngoài hay trong tử cung.

Ngay khi phát hiện mình có thai hãy đi siêu âm để kiểm tra nhé.

Xem thêm: Một số sữa tăng cân hiệu quả cho bà bầu hiệu quả nhất hiện nay.

Triệu chứng của mang thai ngoài tử cung

Đau bụng, trễ kinh và chảy máu âm đạo là những triệu chứng thường gặp nhất khi các chị em có túi thai nằm ngoài tử cung.

Đau bụng: thường xảy ra khi vòi trứng căng giãn, đau bụng âm ỉ ở một phía của vùng bụng dưới rốn. Khi dùng thuốc giảm đau thì cơn đau có thể suy giảm, nhưng khi liều thuốc giảm đau hết tác dụng cũng là khi cơn đau xuất hiện trở lại. Đặc biệt, khi tình trạng vỡ vòi trứng xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp cơn đau bụng dữ dội, da xanh tái và cảm giác cơ thể bị mệt lả, không còn sức lực. Hiện tượng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được dẫn tới mất máu quá nhiều và người bệnh sẽ tử vong.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến của mang thai ngoài tử cung
Đau bụng là triệu chứng phổ biến của mang thai ngoài tử cung

Chậm kinh: bất kỳ phụ  nữ mang thai nào cũng đều xuất hiện dấu hiệu này. Tuy nhiên, đối với các chị em mang thai ngoài tử cung thì thường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, khi thì đến tháng sớm, khi thì đến tháng trễ nên rất khó nhận biết dấu hiệu này với họ. 

Chảy máu âm đạo: người bệnh sẽ gặp phải tình trạng này khi thai nhi phát triển trong vòi trứng và khiến cho vòi trứng bị ép phải phình lên gây xuất huyết. Lượng máu tuy ít, có màu đen sậm và trong thời gian dài. Nhiều khi việc xuất huyết này xuất hiện vào ngày gần với chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho người bệnh lầm tưởng là mình đang đến tháng hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện với mục đích để chữa trị các bệnh trên mà thôi.

Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không?

Đã có một số chị em không may mắc phải trường hợp này và có mong muốn một điều kỳ diệu nào đó xảy ra, mong nó sẽ tự đẩy vào bên trong được.

Tuy nhiên, khi nhau thai đã làm tổ bên ngoài tử cung, nó sẽ được cố định tại đó và phát triển. Khi đã cố định rồi thì nó sẽ không thể tự đẩy vào trong buồng tử cung được.

Khi đó, nó sẽ gây chèn ép và sẽ vỡ ra gây chảy máu, rất nguy hiểm.

Thai ngoài tử cung có giữ và sinh được không?

Nếu đã mang thai ngoài tử cung, nhau thai sẽ không thể tự di chuyển đến buồng tử cung được mà đến một ngày nào đó, nó sẽ bị chèn ép, vỡ ra.

Thai ngoài tử cung có giữ và sinh được không?
Thai ngoài tử cung có giữ và sinh được không?

Khi vỡ sẽ gây chảy máu rất nhiều, đặc biệt nó sẽ đi vào trong ổ bụng, rất nguy hiểm đến bà mẹ. Chính vì thế, khi bạn bị mắc vào trường hợp này, không những không được giữ lại để sinh con mà còn phải điều trị càng sớm càng tốt.

Cách xử lý, điều trị thai ngoài tử cung

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có những cách điều trị khác nhau khi bị mang thai ngoài tử cung. Có thể dựa vào xem liệu người mẹ có sốc không, xuất huyết nội chưa, kích thước túi thai thế nào, nồng độ βhCG, các chuyên gia có 3 phương pháp.

Sử dụng thuốc

Nếu như thai nhi ngoài tử cung được phát hiện sớm thì có thể điều trị dễ dàng thông qua việc tiêm Methitrexate vào cơ thể.

Với cơ chế ngăn cản sụ phân chia các tế bào, bào thai trong cơ thể người mẹ sẽ được ngay chính cơ thể hấp thu chỉ sau khoảng 4-6 tuần.

Tùy thuộc vào lượng βhCG đầu mà người mẹ có thể lựa chọn nhiều phác đồ điều trị khác nhau, đơn liều hoặc đa liều, họ sẽ được theo dõi thường xuyên cho đến khi âm tính. Nếu như quá trình điều trị không giống như dự đoán trong phác đồ điều trị, người ta có thể bổ sung thêm Methitrexate vào trong cơ thể.

Phẫu thuật

Nếu thai nhi không được phát hiện sớm, để nó phát triển lớn hoặc có nồng độ của βhCG cao thì sẽ cần đến sự can thiệp của dao kéo. Trước đây, những ca phẫu thuật như thế này là một thử thách lớn đối với bác sĩ bởi nó gây ra một vết mổ lớn ngay trên vùng xương chậu.

Phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung
Phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung

Tuy nhiên, với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, phương pháp đó đã được thực hiện bằng nội soi, chỉ tạo ra một vết mổ rất nhỏ. Dựa vào hình ảnh trên camera, các bác sĩ có thể thao tác một cách dễ dàng.

Quản lý dự kiến

Có một trường hợp khác, đó là thai không có triệu chứng hoặc nhẹ, thai nhỏ nên không thể tìm thấy. Ở trường hợp này chỉ cần theo dõi hàm lượng của βhCG trong cơ thể thường xuyên kết hợp với quan sát sự chảy máu âm đạo, đau bụng để xem có khả quan hay không vì thai nhi có thể tự tiêu trong cơ thể người mẹ.

Xem thêm: Thuốc đặt phụ khoa Polygynax cho bà bầu: Cách sử dụng, giá bán.

Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Để phòng tránh gặp phải mang thai ngoài tử cung, theo lời khuyên của chuyên gia thì các chị em phụ nữ nên hạn chế tối thiểu nạo phá thai, áp dụng các biện pháp phòng tránh thai và giữ gìn vệ sinh vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt thật tốt, nhất là giai đoạn sau sinh và cho con bú.

Khi bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, người mắc bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế đáng tin cậy để được chữa trị tốt nhất. Nên thăm khám phụ khoa định kỳ và đến khám ngay khi có hiện tượng nghi ngờ viêm sinh dục để được bác sĩ điều trị đúng đắn, tránh các di chứng như viêm dính tắc vùng vòi trứng, khả năng sinh sản sau này có nguy cơ bị ảnh hưởng. 

Bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây mang thai ngoài tử cung nhé
Bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây mang thai ngoài tử cung nhé

Các chị em phụ nữ nên đi thăm khám sớm khi bị đau bụng hay thậm chí là ra máu bất thường trong giai đoạn mang thai vào giai đoạn đầu. Quan trọng là với các thai phụ gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung thường là các trường hợp mắc phải viêm nhiễm sinh dục trước đó.

Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ có thể giảm đi được tình trạng xuất huyết nội do thai vỡ trong vòi trứng, giảm nguy cơ bị ngất và tử vong, tăng khả năng bảo vệ được vòi trứng nhằm duy trì chức năng sinh sản sau này thật bình thường.

Đã mang thai ngoài tử cung có mang thai lại được không?

Những chị em phụ nữ đã từ xuất hiện tình trạng này thì sẽ có nhiều khó khăn hơn những người phụ nữ bình thường về khả năng mang thai lại. Khoảng thời gian để họ mang thai lần tiếp theo sẽ dựa theo tình trạng của lần mang thai ngoài tử cung trước đó, cũng như thể trạng sức khỏe của người mang thai đó.

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung kế tiếp ở sản phụ từng có tiền sử gặp tình trạng này là khoảng 15%. Trong trường hợp vòi tử cung của thai phụ bị ảnh hưởng, khả năng có thể mang thai lại được sẽ vô cùng thấp.

Khám sức khỏe định kì để biết xem mình có nguy cơ mắc mang thai ngoài tử cung hay không
Khám sức khỏe định kì để biết xem mình có nguy cơ mắc mang thai ngoài tử cung hay không

Trong trường hợp các chị em mang thai ngoài tử cung là do mắc phải các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, hãy sử dụng thuốc để chữa trị dứt điểm để phòng tránh xảy ra tình trạng tương tự về sau này. 

Mang túi thai nằm ngoài tử cung luôn là một nỗi lo sợ và ám ảnh với nhiều phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Nhưng thay vì né tránh, không dám đối mặt thì bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng những thông tin về vấn đề này để phát hiện sớm được tình trạng này trước khi nó gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe , thậm chí là tính mạng của bạn.

Khi nhận thấy cơ thể có sự bất thường thì bạn đến gặp ngay bác sĩ tại cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn sức khỏe một cách đúng đắn, hợp lý và kịp thời.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết chắc chắn mang thai bé trai theo khoa học dễ nhất

Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến hay gặp ở các thai phụ mang thai ngoài tử cung, hy vọng chúng tôi đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích và hữu dụng cho bạn. Cảm ơn bạn đọc đã xem qua bài viết của chúng tôi.