Thời tiết đầu đông, chuyển lạnh là thời điểm thích hợp để viêm mũi dị ứng bùng phát gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị viêm mũi dị ứng khiến bạn đau đầu không biết nên lựa chọn thuốc nào. Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một loại thuốc có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả và an toàn, được nhiều bác sĩ chuyên khoa tin dùng và chỉ định. Đó là thuốc Lorastad.
Vậy các trường hợp nào thì cần phải dùng thuốc? Trường hợp nào thì không nên dùng thuốc? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được Y Tế 24h giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Lorastad là thuốc gì?
Lorastad là một loại thuốc chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn, thuộc nhóm kháng Histamin. Histamin là một chất hóa học tự nhiên mà cơ thể tạo ra gây ra các phản ứng dị ứng. Thuốc được sản xuất bởi Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam – VIỆT NAM. Và có xuất xứ thương hiệu từ Đức với số đăng ký là VD-1748-06.
Thành phần của Lorastad?
Hiện nay thuốc được bào chế dưới 3 dạng dược dụng chính.
Thứ nhất là Lorastad 10mg dạng viên nén bao phim, có hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 10mg.
Thứ hai là Lorastad D 5mg dạng viên nén tan rã, có hoạt chất chính là Desloratadine với hàm lượng 5mg.
Và cuối cùng là Lorastad Sp 60ml dạng siro, có hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 60mg.
Lorastad 10mg có tác dụng gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về thuốc Lorastad, chúng ta cùng tìm hiểu về bản chất tác dụng của thành phần chính có trong thuốc là Desloratadine.
Desloratadine là chất kháng histamin làm kéo dài tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên. Do đó, Desloratadine có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin.
Tuy nhiên, Desloratadine không có tác dụng kháng Histamin đối với trường hợp choáng phản vệ do Histamin được giải phóng quá nhiều vượt quá khả năng bảo vệ của Desloratadine. Desloratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.
Xem thêm: Thuốc Fexostad 60mg, 180mg là thuốc trị gì? Tác dụng, giá thuốc
Thuốc Lorastad có công dụng gì?
- Điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng (do dị ứng bụi, phấn hoa, thay đổi thời tiết) như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, viêm kết mạc dị ứng như ngứa mắt, chảy nước mắt và các chứng cảm lạnh như ngứa rát họng, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt…
- Điều trị các rối loạn dị ứng da như ngứa, phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ liên quan đến Histamin.
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, Lorastad được khuyên nên dùng theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Đặc biệt, không được tự ý giảm liều hoặc tăng liều lượng thuốc Lorastad so với khuyến cáo hoặc hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Bởi vì nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, hoặc làm cho tình trạng bệnh không những không được cải thiện mà còn diễn biến nặng hơn.
Lorastad được khuyến cáo nên dùng kèm với thức ăn trong bữa ăn để giảm thiểu tình trạng kích ứng dạ dày. Đồng thời, nên lưu ý sử dụng với từng dạng bào chế:
- Với thuốc dạng viên nén, không được nghiền nát, nhai hay phá vỡ viên thuốc mà hãy nuốt cả viên để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu dược chất.
- Với thuốc dạng lỏng uống, hãy đo bằng các dụng cụ đo lường có liều lượng đặc biệt. Không phải là dạng muỗng ăn thông thường.
- Với thuốc dạng tan rã nhanh, hãy đặt thuốc vào lưỡi để nó tan rã từ từ và sau đó nuốt ngay, có thể uống kèm hoặc không kèm với nước.
Liều dùng
Liều dùng thuốc Lorastad đối với mỗi người khác nhau tùy theo tuổi tác, thể trạng và tình trạng bệnh. Theo đó, liều lượng thuốc tham khảo được bác sĩ chỉ định như sau:
Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 10mg x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:
- Trên 30kg: liều lượng tương tự như người lớn.
- Dưới 30kg: liều lượng giảm đi một nửa 5mg x 1 lần/ngày.
Người mắc các bệnh về gan, thận: các đối tượng này được chỉ định dùng Lorastad với liều khởi đầu thấp hơn liều duy trì do quá trình kháng Histamin ở những bệnh nhân này không nên diễn ra quá nhanh. Liều dùng ban đầu tham khảo: 5mg x 1 lần/ngày. Liều dùng duy trì: tương tự liều dành cho người lớn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Lorastad?
Những đối tượng sau đây cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc:
- Người có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người quá mẫn với thuốc kháng Histamin
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Người cao tuổi, thuốc gây khô miệng làm tăng nguy cơ sâu răng
- Bệnh nhân suy gan, suy thận
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú
- Người mắc chứng phenylceton niệu
Xem thêm: Thuốc Theralene 5mg, siro ho cho trẻ: Công dụng, giá thuốc, có phải kháng sinh không?
Tác dụng phụ của Lorastad
Cũng như các loại thuốc khác, Lorastad ít nhiều cũng gây ra các tác dụng không mong muốn. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào cơ địa từng đối tượng cũng như liều lượng sử dụng thuốc. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Lorastad là:
- Thường gặp: Nhức đầu, khô miệng, mệt mỏi
- Ít gặp: Chóng mặt, khô mũi và hắt hơi, viêm kết mạc, viêm họng, đau cơ, các rối loạn dạ dày ruột như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
- Hiếm gặp: Trầm cảm, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực, chức năng gan bất thường, rối loạn kinh nguyệt, ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.
Các tác dụng phụ hiếm gặp ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu gặp các triệu chứng hiếm gặp trên khi sử dụng thuốc thì tốt nhất là bạn hãy ngừng thuốc và báo cáo ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Thuốc Lorastad có thể làm giảm hoạt động của các thuốc khác mà bạn đang dùng cũng như làm tăng cường các tác dụng phụ của nó. Loratadine có tác dụng rất gần với desloratadine. Vì vậy các thuốc làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương ví dụ như các thuốc kháng nấm như Ketoconazole, Fluconazole; thuốc chống trầm cảm Fluoxetine; kháng sinh Erythromycin đều có khả năng xảy ra tương tác.
Để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất bạn nên viết một danh sách tất cả những thuốc cũng như thảo dược và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn xem để có những chỉ định phù hợp và an toàn nhất cho bạn.
Giá các thuốc Lorastad là bao nhiêu?
Lorastad Sp 60ml
Trên thị trường hiện nay, thuốc Lorastad Sp 60ml dưới dạng siro được bán với giá trung bình khoảng 15.000 đồng/chai 60ml. Siro không màu, trong, sánh, có vị ngọt hơi đắng, thơm mùi dâu. Vì vậy rất phù hợp để sử dụng cho trẻ em. Nhưng thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Lorastad 10 mg
Thuốc Lorastad 10 tab hiện nay được bán trên thị trường với giá trung bình khoảng 100.000 đồng/hộp gồm 10 vỉ x 10 viên. Giá bán này chúng tôi đưa ra chỉ có tính chất tham khảo, do giá thành của sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất cũng như hiệu thuốc khác nhau và yên tâm là chênh lệch này sẽ không đáng kể.
Lorastad D 5mg
Thuốc Lorastad D 5mg được bán với giá khoảng 100.000 đồng/hộp gồm 3 vỉ x 10 viên. Lưu ý, bạn cần phải thật cẩn trọng và kiểm tra kỹ càng nhãn hiệu, hạn sử dụng có trên vỏ thuốc cũng như tem chống giả trước khi quyết định mua thuốc, không nên ham rẻ mà mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng như không nên mua trên mức giá trung bình để có thể đảm bảo tiết kiệm nhất cho túi tiền của mình.
Xem thêm: Thuốc xịt mũi Meseca fort có tác dụng gì? Cách dùng và những lưu ý
Thuốc Lorastad mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Lorastad được bày bán khá phổ biến và rộng rãi ở hầu hết những cơ sở sản xuất và kinh doanh dược phẩm trên toàn quốc. Các bạn có thể dễ dàng tìm và mua thuốc ở các hiệu thuốc uy tín ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên toàn quốc hoặc các nhà thuốc online. Ngoài ra để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể gọi điện thoại tới số hotline của chúng tôi hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây.
Một số thông tin hữu ích
Lorastad có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
- Đối với phụ nữ đang mang thai: :Theo khuyến cáo, Lorastad có thể dùng cho bà bầu trong trường hợp thực sự cần thiết, khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ đối với thai nhi và dùng với liều thấp, trong thời gian ngắn.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có khả năng bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ nên có thể dẫn đến các tác dụng phụ không tốt cho trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ nên ngưng cho trẻ bú khi sử dụng thuốc, hoặc không sử dụng thuốc để lựa chọn phương pháp khác an toàn hơn cho trẻ.
Cần làm gì khi quên liều uống Lorastad?
Lorastad được khuyến cáo nên dùng một cách đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp quên uống một liều thuốc, bạn nên dùng liều đó ngay khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đó quá gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng các liều tiếp theo như thường lệ và nên nhớ không nên dùng 2 liều quá gần nhau hoặc dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Cần làm gì khi dùng quá liều thuốc Lorastad?
Không như trường hợp quên liều, việc uống quá liều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Có thể nhận biết bệnh nhân uống quá liều thuốc Lorastad thông qua các triệu chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, đau đầu dữ dội, nhịp tim đập nhanh, buồn ngủ, phát ban,…
Người bệnh có thể tự xử trí khi uống thuốc quá liều bằng cách tự kích thích gây nôn tại nhà. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh những hậu quả khó lường thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất đến được xử lý bằng các biện pháp như rửa dạ dày, gây nôn đúng cách, dùng than hoạt.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Lorastad mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline để được giải đáp!