Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, không phải là một căn bệnh nan y, hiểm nghèo nhưng những biến chứng mà căn bệnh này gây ra lại vô cùng lớn, ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, phổi, dạ dày…
Đó cũng là lý do vì sao trên thị trường xuất hiện ồ ạt các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Một trong số đó có Januvia – loại thuốc tiểu đường đang rất phổ biến hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Y Tế 24H nhé!
Thuốc Januvia là thuốc gì?
Januvia hay còn có tên gọi khác là Sitagliptin, cũng giống như Glucophage là một loại thuốc tiểu đường thế hệ mới được bào chế để điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 – tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin. Đây là một sản phẩm đến từ hãng sản xuất Merck Sharp & Dohme.
Theo như phía nhà sản xuất, thuốc tiểu đường Januvia có thể được kê đơn trị liệu (tức chỉ dùng mỗi thuốc này) hoặc được kết hợp với các loại thuốc khác để tăng tác dụng điều trị, rút ngắn thời gian như: Metformin, Sulfamid (2 loại thuốc này cũng được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2).
Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén và hiện nay, trên thị trường phía nhà sản xuất tung ra 3 loại hàm lượng đối với thuốc này, cụ thể:
- Januvia hàm lượng 25mg: 2 vỉ x 14 viên nén/ hộp.
- Januvia hàm lượng 50mg: 2 vỉ x 14 viên nén/ hộp.
- Januvia hàm lượng 100mg: 2 vỉ x 14 viên nén/ hộp.
Trong đó, hàm lượng 25mg và 50mg ít được dùng hơn, chủ yếu là hàm lượng 100mg. Do đó, trong bài viết này cũng chủ yếu để cập đến hàm lượng này.
Thành phần
Thành phần chính góp phần làm nên tác dụng của Januvia chính là dược chất Sitagliptin monohydrate phosphate.
Ngoài ra, còn có thêm các tác dược khác vừa đủ 1 viên nén.
Công dụng của thuốc Januvia 100mg
Về cơ chế tác dụng: với sự có mặt của thành phần chủ chốt Sitagliptin monohydrate phosphate, thuốc tiểu đường Januvia tác dụng thông qua cơ chế làm tăng hàm lượng của Incretin.
Đây là một trong những hoạt chất có chức năng kích thích tế bào bêta của tuyến tụy tăng sản sinh Insulin ở thời điểm quan trọng là sau mỗi bữa ăn – lúc cơ thể bắt đầu dung nạp đường. Nhờ đó mà lượng Glucose được tạo ra giảm đáng kể, chỉ số đường huyết được suy trì ở mức ổn định.
Ngoài tác dụng chính là hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, thuốc Januvia còn giúp cho người bệnh ngăn ngừa được các nguy cơ tổn thương về thận, thị giác, về hệ thần kinh cũng như chức năng sinh dục. Nhờ vậy mà các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng được đẩy lùi.
Liều dùng thuốc Januvia
Liều dùng cơ bản được khuyến cáo sau khi tiến hành nhiều thử nghiệm là 100mg/ lần và chỉ sử dụng thuốc duy nhất 1 lần trong ngày tại 1 thời điểm nhất định.
Với đối tượng mà những bệnh nhân tiểu đường lâu năm, tiểu đường nặng mắc thêm các bệnh lý về thận thì liều dùng cần phải thay đổi, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân bị suy thận nhẹ: có thể giữ nguyên liều dùng tưg 50mg – 100mg/ lần, 1 lần/ ngày.
- Bệnh nhân bị suy thận vừa: liều dùng được khuyến cáo là 1 lần/ ngày, 50mg/ lần.
- Bệnh nhân bị suy thận nặng, bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận nhân tạo, bệnh nhân đang dùng phương pháp trị liệu là thẩm phân phúc mạc: liều dùng được khuyến cáo là 1 lần/ ngày, 25mg/ lần. Có thể dùng thuốc Januvia tại bất kỳ lúc nào, không phụ thuộc vào thời điểm thẩm phân máu.
Các đối tượng này cần phải nắm kỹ liều dùng trước khi sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ hay biến chứng không mong muốn. Việc đánh giá, giám sát chức năng của thận trước và sau quá trình điều trị là vô cùng cần thiết.
Đối với đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng và tính an toàn của loại thuốc này.
Đối với đối tượng là người cao tuổi trên 65 tuổi, có thể sử dụng với tương tự như đối với người bình thường. Tuy nhiên, tuổi cao thường kéo theo nhiều bệnh lý, trong đó có gan thận, giảm liều dùng nếu như bạn thuộc các đối tượng này.
Đối với đối tượng là phụ nữ đáng trong thời kỳ có thai và cho con bú, được khuyên không nên sử dụng sản phẩm do chưa có các nghiên cứu cụ thể.
Với những bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc Januvia với các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 khác như: Metformin, Sulfamid cần thêm tư vấn của các bác sĩ để sử dụng hợp lý, tránh tình trạng quá liều.
Xem thêm: TOP các thuốc tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay
Cách xử lý quên liều, quá liều
Làm gì khi quên liều dùng
Thuốc Januvia được chỉ định nên uống 1 lần, ngày nhưng do một số nguyên nhân khách quan khiến cho bạn bị quên mất thời điểm cố định mình đang dùng thuốc. Để xử lý với tình trạng quên liều này, nếu thời gian vẫn là trong ngày, bạn nên uống ngay khi nhớ ra.
Còn nếu đã sang ngày tiếp theo thì nên bỏ đi liều đã quên và uống các liều khác như bình thường. Tuyệt đối không nhân đôi liều dùng để tránh đưa tới tình trạng quá liều.
Làm gì khi quá liều dùng
Đối với tình trạng quá liều dùng thuốc Januvia 100mg, nhất là ở các bệnh nhân đang gặp phải các bệnh lý về gan, thận cần được xử lý bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ thường dùng như:
- Theo dõi trên lâm sàng bằng điện tâm đồ.
- Loại bỏ thuốc chưa kịp hấp thụ ra khỏi đường tiêu hóa. Hoạt chất Sitagliptin có trong thuốc có thể được thẩm tách ở một mức độ nào đó.
Hãy nhớ đưa người nhà của mình đến bệnh viện kiểm tra nếu như chẳng may họ uống quá liều dùng nhiều lần và có những biểu hiện lạ thường.
Tương tác thuốc
Việc xảy ra tương tác giữa các thuốc là điều không ai muốn nhưng khó có thể tránh khỏi, nhất là đối với các loại thuốc Tây y. Nhưng nếu nắm kỹ được điều sẽ thì bạn sẽ hạn chế được tác dụng phụ cũng như các tương tác thuốc.
Với thuốc tiểu đường Januvia, các nghiên cứu về tương tác thuốc cho thấy nó không xảy ra tương tác với các loại thuốc sau đây: Metformin, Glyburide, Warfarin, Rosiglitazone, Simvastatin, viên tránh thai.
Từ đó mà các chuyên gia nhận định rằng thành phần Sitagliptin có trong thuốc Januvia không có khả năng ức chế các isozym CYP: CYP3A4, 2CI, 2C9, 2D6, 1A2, 2C19, 2B6 hoặc cảm ứng với isozym CYP3A4.
Một số thuốc ức chế bêta như: timolol, metoprolol, propranolol có thể khiến cho đường huyết của bạn bị hạ quá mức khi sử dụng chung với thuốc tiểu đường Januvia.
Ngoài ra thì một số loại thuốc khác cũng có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, thay đổi hoạt tính và tác dụng của thuốc và làm gia tăng khả năng gây ra tác dụng phụ. Do đó việc thông báo đầy đủ với các y bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng là việc bô cùng cần thiết.
Xem thêm: [Cập nhật] Thuốc Dopolys-S là gì? Giá bán? Mua ở đâu? Review
Tương tác thực phẩm
Thành phần hoạt chất Sitagliptin có trong thuốc có khả năng gây ra tương tác với các loại thức ăn và nước uống, đặc biệt nhất là rượu. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có được những thông tin chính xác nhất và phòng tránh.
Tác dụng phụ của thuốc Januvia 100mg
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau đây:
- Tác dụng phụ thường gặp: đau bụng, có thể khó tiêu hoặc tiêu chảy, buồn nôn và nôn, nhức đầu. Ngoài ra có thể dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm da, viêm mũi họng. Đặc biệt có thể dẫn tới tình trạng hạ đường huyết.
- Đặc biệt nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong do sốc phản vệ hoặc bị hội chứng Stevens-Johnson.
Chính vì thế, để hạn chế, ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc tiểu đường Januvia 100mg, bệnh nhân cần thông báo cho các bác sĩ về tình trạng bệnh lý hiện tại và các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Januvia 100mg
Trước và trong quá trình sử dụng thuốc tiểu đường Januvia 100mg, bạn cần phải nhớ kỹ những lưu ý sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
Đây là loại thuốc dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên không được dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm ceton.
Giảm liều dùng như đã đề cập ở bên trên đối với những bệnh nhân gặp các bệnh lý về thận vì hoạt chất Sitagliptin sẽ được đào thải qua thận.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn sử dụng thuốc tiểu đường Januvia với thuốc hạ đường huyết Sulfamid sẽ dẫn tới tình trạng đường huyết bị hạ quá mức. Do đó, hãy xem xét kỹ lưỡng, giảm liều dùng và xin thêm ý kiến từ phía người có chuyên môn trước khi sử dụng kết hợp 2 loại thuốc tiểu đường này.
Một số trường hợp đã xảy ra hiện tượng sốc phản vệ do các phản ứng quá mẫn đối với thành phần Sitagliptin có trong thuốc. Do đó, khi nghi ngờ mình có những phản ứng quá mẫn với Sitagliptin, bạn nên dừng uống thuốc, đi đến bệnh viện để tìm kiếm nguyên nhân và thay thế những phương pháp trị liệu khác thích hợp hơn.
Ở một số ít bệnh nhân, thuốc có thể gây chóng mặt, mờ mắt và buồn ngủ. Chính vì thế, đối với đối tượng là những người lái xe, hoạt động liên quan đến vận hành máy móc, hoạt động cần độ tỉnh táo cao cần phải chú ý hơn trong quá trình sử dụng. Bạn có thể giảm thiểu tình trạng trên bằng cách uống thuốc trước khi đi ngủ.
Việc hạ đường huyết quá mức cũng có thể xảy ra khi bạn uống rượu trong thời gian sử dụng. Chính vì thế, hãy hạn chế uống tới mức tối đa nhé!
Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân đưa tới tình trạng khó kiểm soát lượng đường. Bạn cần thêm tư vấn của bác sĩ để thay đổi kế hoạch điều trị cho phù hợp.
Xem thêm: Kem bôi trĩ Expel chữa trị nội, trị ngoại an toàn và hiệu quả
Thuốc Januvia 50mg, 100mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường đang dùng khỏi biến 2 loại hàm lượng Januvia sau:
Januvia 50mg:
Được đóng gói theo quy cách: 2 vỉ x 14 viên uống.
Giá thuốc Januvia 50mg tham khảo trên thị trường là: 518.000 VND/ hộp.
Januvia 100mg:
Được đóng gói theo quy cách: 2 vỉ x 14 viên uống.
Giá thuốc Januvia 100mg tham khảo trên thị trường là: 507.000 VNĐ/ hộp.
Thuốc Januvia mua ở đâu Hà Nội, TPHCM?
Thuốc Januvia là một sản phẩm đến từ Công ty Merck Sharp & Dohme của Mỹ, được sản xuất tại Italya và được nhập khẩu tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm hiện đang được bày bán khá phổ biến tại các quầy thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.
Tuy nhiên, tình trạng làm giả làm nhái đang diễn ra tràn lan, bạn nên tìm và lựa chọn cho mình một cơ sở uy tín nhất để mua, có thể tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về loại thuốc tiểu đường thế hệ mới Januvia. Trên thị trường vẫn còn khá là nhiều các loại thuốc tiểu đường khác, bạn có thể tham khảo thêm, đưa ra các so sánh và xin tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn cho mình loại thuốc trị liệu tốt nhất!