Thuốc tiểu đường Gliclazide 80mg: Công dụng, Cách dùng & Liều dùng

Ngày viết:
2022
Đánh giá
Gliclazide
Gliclazide

Như đã biết, tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong và biến chứng nghiêm trọng đến sức khoẻ như suy thận, mù lòa, tàn phế,…Theo số liệu thống kê của Liên đoàn đái đường thế giới (IDF), cứ mỗi 6 giây trôi qua là trên thế giới ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh tiểu đường.

Vậy giải pháp nào giúp người bệnh điều trị và ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả? Hiện nay, người ta chủ yếu sử dụng thuốc hạ đường huyết trong các phác đồ điều trị. Một loại thuốc đang có mặt ở hầu hết các đơn trị liệu là Gliclazide.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm, Y tế 24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản như: Gliclazide là thuốc gì? Có tác dụng gì? Gliclazide sử dụng cho những ai?

Gliclazide là thuốc gì?

Gliclazide được biết đến là thuốc chuyên điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc Insulin). Thành phần chính của thuốc là Gliclazide. Với hoạt chất thuộc nhóm sulfonylurea, thuốc kích thích tế bào beta của đảo tụy Langerhans tăng bài tiết insulin dẫn đến làm giảm nồng độ đường trong máu.

Công thức cấu tạo của Glicalzide
Công thức cấu tạo của Glicalzide

Gliclazide là thuốc nhóm nào?

Gliclazide được đến trên thế giới thuộc nhóm chống đái tháo đường nhóm Sulfonylurea. Do tác dụng nhờ hoạt chất nhóm Sulfunulurea

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1942, khi nghiên cứu về một loại kháng sinh, nhà khoa học Marcel Janbol cùng cộng sự đã phát hiện và tổng hợp được chất sulfonylurea. Đến đến thời điểm hiện tại, sulfonylurea phát triển qua 3 thế hệ, trong đó Gliclazide là thế hệ thứ 2. Hợp chất có đặc điểm rất khác biệt với các sulfonylurea khác là có dị vòng chứa nitơ.

Gliclazide được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào các nhóm thuốc thiết yếu, đạt chuẩn về độ an toàn và hiệu quả. Sau khi được kiểm định gắt gao thì năm 1972, thuốc chính thức được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn chưa được nhà chức trách Mỹ cấp phép gia nhập.

Dược lực học

Sau khi vào cơ thể, Gliclazide với cấu trúc phân tử đặc biệt chỉ cho phép gắn chọn lọc với receptor SUR-1 trên màng tế bào đảo tụy beta.

Sau khi gắn, chất này có tác dụng đóng kênh K+, gây hiện tượng khử cực màng tế bào. Do chênh lệch điện thế màng, kênh Ca2+ được kích hoạt và di chuyển Ca2+ vào trong tế bào, làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào. Khi đó Ca2+ gắn với calmodulin tạo phức hợp thúc đẩy quá trình giải phóng insulin từ các bọc dự trữ.

Dược động học

Hấp thu: khả năng hấp thu nhanh nhưng tuy nhiên mỗi cá thể thì có tốc độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ Gliclazide đạt cao nhất trong máu là sau 4-6h uống.

Phân bố: chưa xác định được về thể tích phân bố.

Chuyển hoá: Gần 99% Gliclazide được chuyển hoá chủ yếu ở gan nhờ enzyme Cyp2C19 thông qua phản ứng oxy hoá khử, phản ứng liên hợp, hydroxyl. Lượng Gliclazide còn lại thì đào thải qua nước tiểu.

Thải trừ: Các sản phẩm của quá trình chuyển hoá có 60-70% được thải trừ qua thận và 10-20% quá phần. Chưa xác định chính xác về độ thanh thải.

Gliclazide duy trì được tác dụng trong vòng 10-24 giờ.

Tác dụng của thuốc Glicalzide 80mg

Tác dụng của thuốc Glicalzide 
Tác dụng của thuốc Glicalzide
  • Với cơ chế nêu phần dược lực học, sản phẩm giải quyết hiệu quả căn nguyên gây bệnh là sự thiếu hụt insulin.
  • Bảo vệ tim mạch do Gliclazide không đặc hiệu với receptor SUR-2A ở tim.
  • Ngăn chặn tiểu cầu kết tập và kết dính ở thành mạch; tiêu giải fibrin thành mạch làm quá trình hình thành cục máu đông.

Tác dụng không mong muốn

Qua các kiểm nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được một số tác dụng phụ thuốc gây ra:

  • Hạ đường huyết quá mức cho phép
  • Rối loạn về đường tiêu hoá như: chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu
  • Ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay và có thể xuất hiện bóng nước trên da
  • Hội chứng steven-jonson
  • Rối loạn thị giác
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, tan máu.
  • Tăng nồng độ các chất ASAT, phosphatase kiềm, gây viêm gan.
  • Gây phù hoàng điểm

Khi dùng thuốc có các biểu hiện trên thì phải ngưng sử dụng, liên hệ ngay đến cơ sở y tế để có giải pháp điều trị kịp thời.

Có thể tránh các tác dụng phụ trên, người bệnh phải thực hiện đúng liều, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Máy đo đường huyết On Call Plus có tốt cho người sử dụng không?

Một số dạng chế phẩm bán trên thị trường

Gliclazide Stada 80mg

Gliclazide Stada 80mg
Gliclazide Stada 80mg

Nhà sản xuất: Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam.

SĐK: VD-11938-10

Dạng bào chế: Viên nén

Giá bán niêm yết: 145,000 đồng/hộp

Gliclazide 80mg domesco

Gliclazide 80mg domesco
Gliclazide 80mg domesco

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco.

SDK: VNB-1947-04.

Dạng bào chế: viên nén.

Giá bán niêm yết: 145,000 đồng/hộp.

Gliflam Gliclazide Tablets BP 80mg

Nhà sản xuất: Flamingo Pharm.,Itd-Ấn Độ

SDK: VN-2998-07.

Dạng bào chế: viên nén.

Giá bán niêm yết: 380,000 đồng/hộp.

Các sản phẩm trên đều có dạng viên nén hàm lượng 80mg với thành phần chính Gliclazide dùng điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là thành phần tá dược có tác dụng tăng khả năng hấp thu, sinh khả dụng khác nhau ở mỗi loại thuốc.

Bên cạnh đó, tùy thuộc tình trạng bệnh người ta có thể sử dụng các thuốc hàm lượng thấp hơn như Gliclazide 30mg Stada, Gliclazide 60mg,…

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng và liều dùng của Gliclazide 80mg
Cách dùng và liều dùng của Gliclazide 80mg

Cách dùng:

Thuốc chủ yếu điều chế dạng viên nén nên rất tiện dùng cho đường uống.

Không được bẻ hoặc nhai thuốc

Dùng thuốc cùng bữa ăn để tránh hạ đường huyết đột ngột, thích hợp nhất bữa ăn sáng

Trường hợp quên liều, không nên uống bù mà tiếp tục duy trì điều trị. Nếu bạn là người hay quên thì có thể nhờ người thân hoặc đặt báo thức nhắc nhở.

Liều dùng:

Người lớn: tùy đáp ứng từng cơ thể,liều dùng có thể thay đổi từ 1 đến 4 viên mỗi ngày. Cụ thể sử dụng như thế nào thì bạn có thể tham khảo cách điều trị dưới đây:

Khi bắt đầu đầu sử dụng, khuyến cáo 1 viên/ngày, tương ứng 30mg Gliclazide. Nếu hàm lượng đường huyết kiểm soát tốt thì nên duy trì liều dùng này.

Ngược lại, nếu không cải thiện được tình trạng thì tăng hàm lượng lên thành 2 viên, 3 viên hoặc tối đa 4 viên. Tuy nhiên, việc tăng liều thực hiện từ từ, từng nấc một, thời gian giữa các lần tăng cách nhau ít nhất 1 tháng.

Trẻ em: vì là đối tượng rất nhạy cảm nên chưa có khuyến cáo áp dụng thuốc điều trị cho trẻ nhỏ.

Quá liều và cách xử lý

Do một số người còn suy nghĩ uống càng nhiều, bệnh càng nhanh khỏi nên đã lạm dụng thuốc và dẫn đến quá liều. Hậu quả của việc quá liều thường để lại làm giảm nồng độ đường huyết dưới mức cho phép 4 mosmol/l khiến bệnh nhân mệt mỏi, nặng hơn là hôn mê hoặc xuất hiện những cơn co giật.

Cách xử lý:

Khi có triệu chứng thì sơ cứu nhanh cho bệnh nhân bằng uống nước có đường, ăn đồ ngọt và đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Để phòng ngừa tình trạng trên, mỗi người bệnh cần nâng cao ý thức, tuân thủ đúng theo hướng dẫn các y bác sĩ, không tùy tiện sử dụng và ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa.

Chỉ định

Theo như khuyến cáo của nhà nghiên cứu, sản phẩm chỉ điều trị cho những trường hợp mắc đái tháo đường týp 2

Chống chỉ định

Chống chỉ định của Gliclazide
Chống chỉ định của Gliclazide
  • Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, biến chứng tiểu đường gây ra như nhiễm toan ceton, hôn mê hoặc tiền hôn mê.
  • Người có tiền sử mẫn cảm với Gliclazide hoặc thành phần tá dược khác trong thuốc.
  • Suy thận, suy gan nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Những điều cần biết khi sử dụng Gliclazide

Thận trọng khi sử dụng đối với bệnh nhân

  • Suy thận, suy gan: làm rối loạn chức năng các cơ quan dẫn đến làm giảm khả năng hấp thu, chuyển hóa, đào thải, tăng tích trữ thuốc trong cơ thể và người bệnh dễ hạ đường huyết quá mức.
  • Người cao tuổi, có bệnh lý nền như suy dinh dưỡng, suy tuyến yên, tuyến thượng thận
  • Trường hợp mất cân bằng đường huyết do sốt, nhiễm trùng, chấn thương
  • Phụ nữ có thai: Mặc dù chưa có báo cáo nào liên quan đến sử dụng thuốc với phụ nữ có thai nhưng để tránh dị tật thai nhi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
  • Phụ nữ cho con bú: Do không có đầy đủ số liệu về ảnh hưởng của thuốc đến trẻ nhỏ nên trong thời kì này, không khuyến cáo bạn sử dụng.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt hay tiếp xúc với ánh mặt trời.

Để đạt hiệu quả thuốc tốt nhất thì người tiểu đường cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

  • Nâng cao sức đề kháng: thực hiện chế độ ăn khoa học, ăn đủ bữa, bổ sung thường xuyên vitamin C và chất chống oxy hóa trong thực phẩm rau xanh, trái cây; uống đủ nước để tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Rèn luyện sức khỏe: dành 30 phút mỗi ngày vận động cơ thể vừa nâng cao thể lực vừa tăng chuyển hoá các chất trong cơ thể.
  • Tránh uống rượu hoặc các sản phẩm có chứa cồn: với tác dụng Antabuse, rượu tăng phản ứng hạ đường huyết và có thể khiến bệnh nhân hôn mê.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là phản ứng không thể tránh khỏi trong điều trị lâm sàng. Cho nên, bạn cần lưu ý các thông tin chúng tôi chia sẻ sau đây để bảo vệ sức khoẻ mình tốt nhất.

Về dược động lực:

Do Gliclazide gắn kết với protein trong huyết tương đến 95% nên dùng các sản phẩm cũng có khả năng liên kết mạnh protein sẽ xảy ra sự cạnh tranh giữa các thuốc. Hậu quả là tăng tác dụng không mong muốn của thuốc và lượng đào thải cao hơn.

Các thuốc ức chế hoặc hoạt hóa enzyme Cyp2C19 làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Về dược lực học: một số thuốc điển hình tác động đến quá trình hạ đường huyết của sản phẩm

  • Nhóm tăng nguy cơ hạ đường huyết quá mức: 2,4 thiazolidinedione, Acarbose, thuốc kháng nấm, các sulfonamides, NSAID,..
  • Nhóm giảm hiệu quả điều trị của thuốc: Corticosteroid, Rifampicin,…
  • Nhóm tăng đường huyết: Danazol, Chlorpromazine, thuốc giống giao cảm beta, glucocorticoid và tetracosactide,…không nên phối hợp trong điều trị.

Để tránh tác dụng không mong muốn do tương tác thuốc gây ra thì người bệnh cần khai báo chính xác cho bác sĩ về tiền sử bệnh tật cũng như thông tin các thuốc đã và đang sử dụng.

Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp khẩn cấp Adalat 10mg ngậm dưới lưỡi giá bao nhiêu? Cách dùng như thế nào?

Giá bán của Gliclazide

Trên thị trường có rất nhiều hãng có sản phẩm về Gliclazide tuy nhiên trong bài viết này sẽ chỉ cập nhật giá bán của Gliclazide của Stada với các hàm lượng khác nhau, do Gliclazide Stada được sản xuất tại Đức và được nhiều người tin dùng và sử dụng.

Gliclazide 80mg

Gliclazide 80mg – đây là loại đang phổ biến ở thị trường với giá bán khoảng: 145.000đ/hộp.

Gliclazide 60mg

Với Gliclazide hàm lượng thấp hơn được bán trên thì trường với nhiều thương hiệu khác nhau và với giá khác nhau bạn có thể tham khảo qua các đường thông tin khác.

Gliclazide 30mg

Tương tự như Gliclazide 60mg bạn có thể tham khảo giá qua các nguồn khác.

Mua Gliclazide ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?

Hiện nay, thuốc Gliclazide được nhiều công ty dược sản xuất với các hàm lượng khác nhau tùy nhu cầu người bệnh. Sản phẩm đã có mặt khắp các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, Gliclazide là thuốc kê đơn nên để mua được bạn cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Mong rằng với bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của Gliclazide và thoát khỏi nỗi lo đái tháo đường. Nếu có thắc mắc liên quan đến sản phẩm hoặc cần tư vấn sức khỏe thì bạn có thể gọi hotline để đội ngũ chuyên gia chúng tôi tư vấn.

Tài liệu tham khảo