Cỏ xước: Mô tả đặc điểm, phân bố, các tác dụng chữa bệnh ít người biết

Ngày viết:
2402
Đánh giá
Cây cỏ xước là cây gì?
Hình ảnh: Cây cỏ xước

Nhắc đến cây cỏ xước chắc hẳn ai ai cũng biết. Nhưng không phải tất cả mọi người đều biết được tác dụng to lớn mà nó mang lại trong việc chữa bệnh. Nhất là các bệnh về gan, thận và xương khớp. Vậy, những bài thuốc chữa bệnh đó là gì? Cùng Y tế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cây cỏ xước là cây gì?

Cây cỏ xước có lẽ không còn xa lạ gì đối với những người dân Việt Nam, nhất là những người sống ở nông thôn. Loài cây này còn có một tên gọi khác ở một số địa phương là ngưu tất nam, thuộc họ Dền.

Hình ảnh cây cỏ xước

Cây cỏ xước tươi

Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Cây cỏ xước tươi
Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Cây cỏ xước tím
Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Cây cỏ xước tươi

Cây cỏ xước khô

Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Cỏ xước khô
Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Gói cỏ xước khô
Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh: Rễ cây cỏ xước

Cây cỏ xước mọc ở đâu?

Cỏ xước thường phân bố ở vùng phía đông và nam của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam mình. Ngoài ra, loài cây này cũng có mặt ở châu Âu và châu Phi nữa.

Vì sao nói cỏ xước là loài cây thân thuộc đối với người dân vùng nông thôn? Sở dĩ chính là vì đây là những khu vực mà cỏ xước tập trung phát triển nhiều nhất. Do đặc tính sinh trưởng mà cỏ xước thường mọc ở những nơi như ven đường, sườn đồi, ruộng lúa, nương rẫy, ven sông…

Tại Việt Nam, cỏ xước thường được phân bố nhiều tại các tỉnh vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh như: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Xem thêm: Tác dụng của La hán quả, giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Cây cỏ xước có mấy loại?

Theo như nghiên cứu của các nhà Thực vật học thì hiện nay, cỏ xước bao gồm 4 loại chính. Cụ thể như sau:

  • Cỏ xước lông trắng.
  • Cỏ xước xù xì.
  • Cỏ xước màu xám đỏ.
  • Cỏ xước Ấn Độ.

Trong 4 loại trên thì loại hay gặp nhất, phổ biến nhất và mang đến nhiều công dụng nhất chính là cỏ xước lông trắng.

Cỏ xước và các đặc điểm

Cỏ xước thuộc loại cây thân thảo, đời sống trung bình khoảng một vài năm.

Rễ cỏ xước có hình trụ dài.

Thân cây cao từ 0.6 – 1m, có hình vuông, trên thân có lông tơ. Trên thân có các mấu phình to, là đặc điểm chung của những loài cây ngưu tất.

Cành cây cỏ xước mọc đối.

Lá cỏ xước thuộc loại lá đơn, mọc đối xứng, mép có thể nguyên hoặc khía hình răng cưa, hình dạng có thể là hình trứng, đôi khi lại giống elip.

Về hoa và quả, nếu là 1 người am hiểu và yêu thích đời sống thực vật, bạn sẽ dễ dàng nhận ra mùa hoa nở và tạo quả. Hoa cỏ xước thường nở vào mùa hè, giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Và đến tháng 10 chính là thời gian tạo quả. Hoa cây cỏ xước thuộc cụm hoa bông, thường mọc ở vị trí đầu nhánh cây hoặc ở các kẽ lá, dài từ 20 đến 30 cm. Còn quả, quả cỏ xước thuộc loại quả nang, mỏng, có hình bầu dục và có lá bắc.

Ngưu tất bộ phận dùng làm thuốc

Cỏ xước là một loài cây quý hiếm trong Đông y. Loại thảo dược này là thành phần của rất nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Vậy, những bộ phận nào của cỏ xước được sử dụng trong Đông y? Câu trả lời chính là: tất cả! Tất cả các bộ phận của cây cỏ xước, từ thân, lá, hoa, quả và kể cả rễ cây đều trở thành những nguyên liệu quý giá trong Đông y.

Tác dụng của cây cỏ xước

Như đã nói đến bên trên, cây ngưu tất nam chính là một loại thảo dược quý trong Đông y. Nó có tính hàn và vị chua xen lẫn vị đắng. Và nền y học cổ truyền hiện nay đã sử dụng cỏ xước vào trong nhiều bài thuốc nhằm mang đến tác dụng:

  • Bồi bổ gan thận, giúp mạnh gân cốt.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như huyết áp cao và xơ vữa động mạch.
  • Giúp chống lại và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, cả ở giai đoạn cấp và mãn tính.
  • Đặc biệt nhất, cỏ xước còn mang đến tác dụng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh hay gặp về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, phong tê thấp, viêm khớp và bệnh lý về cột sống…
  • Các công dụng ngoài lề như: trị cảm cúm, sốt rét, sổ mũi.
  • Hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như: tiểu rắt, tiểu buốt hay không lợi tiểu.
  • Đối với các chị em phụ nữ, cỏ xước cũng mang đến công dụng giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng khi đến ngày đèn đỏ và kích thích làm co cơ trơn tử cung.
  • Giúp tăng tổng hợp protein cho cơ thể.
Tác dụng của cây cỏ xước
Hình ảnh: Cây cỏ xước

Tác hại (tác dụng phụ) của cây cỏ xước

Cỏ xước mang đến nhiều tác dụng như thế, vậy câu hỏi nhiều người đặt ra lúc này chính là: liệu, cỏ xước có mang đến tác hại gì hay không?

Câu trả lời cho các bạn chính là: cỏ xước sẽ không ra gây ra bất kỳ tác hại gì cho các bạn nếu như bạn biết sử dụng nó đúng cách và khoa học. Điều này đã được các chuyên gia khẳng định sau khi tiến hành các nghiên cứu về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn dùng các bài thuốc nam từ cỏ xước.

Vậy, dùng không đúng cách sẽ gây ra những tác hại như thế nào? Cụ thể chính là gây ra các biến chứng liên quan đến tiêu hóa và dạ dày như:

  • Đau bụng, buồn nôn, choáng váng.
  • Tiêu chảy, đi ngoài.
  • Ngoài ra có thể có thể có ngứa da, nổi mẩn, tức ngực.

Tác hại này cũng không đáng kể tuy nhiên, để hạn chế bạn vẫn nên tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Và hãy nhớ, không nên tự ý, hãy sử dụng khi được sự cho phép và tư vấn của các bác sĩ.

Những đối tượng nào nên sử dụng ngưu tất nam?

Từ những công dụng trên, cỏ xước được sử dụng cho những đối tượng sau đây:

  • Người thường xuyên bị đau nhức xương, đau các khớp, mệt mỏi, đau đầu gối.
  • Các bệnh nhân bị suy gan suy thận, chức năng gan và thận kém, người bị vàng da hay nặng chân.
  • Những người được chẩn đoán là mỡ máu cao, có nhiều nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch.

Xem thêm: Bạch hoa xà: Cách trồng, tác dụng và cách dùng trong điều trị các bệnh

Những đối tượng nào không nên sử dụng cỏ xước?

Nếu như bạn thuộc một trong các đối tượng sau thì được khuyến cáo không nên sử dụng cỏ xước:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong kỳ hành kinh.
  • Nam giới bị mắc các chứng di tinh, mộng tinh.
  • Người bị mắc các bệnh về dạ dày và đường ruột.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì?

Cây cỏ xước trị bệnh gì? Có lẽ đọc đến đây bạn đã hiểu được phần nào rồi. Tuy nhiên, dưới đây bài viết sẽ làm rõ hơn cho bạn các tác dụng đã được nói đến ở phần trên cũng như cung cấp cho bạn các bài thuốc nam chữa bệnh từ cây cỏ xước. Cùng tìm hiểu nhé.

Cây cỏ xước chữa viêm gan, viêm thận

Chuẩn bị: bạn cần những nguyên liệu sau đây:

  • Cỏ xước: 15g
  • Cỏ tháp bút: 15g
  • Mã đề: 15g
  • Sinh địa: 15g
  • Mộc thông: 15g
  • Rễ cỏ tranh: 15g
  • Bột hoạt thạch

Lưu ý: tất cả những nguyên liệu này đều là nguyên liệu khô nhé.

Cách thực hiện:

  • Dùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên để sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch.
  • Uống nước này 3 lần mỗi ngày thay cho nước lọc.

Cây ngưu tất nam chữa viêm đa khớp dạng thấp

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu khô sau:

  • Rễ cây cỏ xước: 20g
  • Tang ký sinh: 16g
  • Độc hoạt: 12g
  • Quế chi: 8g
  • Cam thảo: 6g
  • Tục đoạn: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Quế chi: 8g
  • Xuyên khung: 8g
  • Tần giao: 12g
  • Đảng sâm: 12g
  • Dây đau xương: 16g
  • Bạch thược: 12g
  • Tế tân: 6g

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các thảo dược đã chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
  • Uống nước này ngày 3 lần thay cho nước lọc.
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp giảm dần.
Cây cỏ xước chữa viêm đa khớp dạng thấp
Hình ảnh: Cây cam thảo

Cây cỏ xước chữa thấp khớp đang sưng:

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Rễ cây cỏ xước: 16g
  • Nhọ nồi: 16g
  • Phục linh: 20g
  • Thương nhĩ tử: 12g
  • Hy thiêm thảo: 16g
  • Ngải cứu: 12g
  • Sao vàng

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị trên đem sắc lấy nước uống.
  • Uống nước này ngày 3 lần.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày trong khoảng 7 – 10 ngày.

Cây cỏ xước chữa sốt cao, sổ mũi

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị 2 nguyên liệu khô sau:

  • Cỏ xước: 300g
  • Đơn buốt: 300g

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2 nguyên liệu trên để sắc thành nước uống.
  • Uống nước này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ không còn sổ mũi hay sốt cao, sức đề kháng được tăng cao rõ rệt.

Cây cỏ xước chữa cao huyết áp

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu khô sau:

  • Cỏ xước: 16g
  • Hy thiêm: 12g
  • Nấm mèo: 10g
  • Cỏ mực: 20g
  • Đương quy: 16g
  • Muồng sao vàng: 12 hạt

Cách thực hiện:

  • Sử dụng các nguyên liệu trên để sắc lấy nước uống.
  • Uống nước này 3 lần mỗi ngày và lưu ý, khi uống thì uống chung với bã nấm mèo.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 20 – 30 ngày sẽ thấy huyết áp dần được ổn định hơn.
Cây cỏ xước chữa cao huyết áp
Hình ảnh: Nấm mèo

Cây cỏ xước chữa bệnh gout

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Có xước: 15g
  • Lá lốt: 15g
  • Rễ bưởi bung: 15g
  • Rễ cây vòi voi: 15g

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên đi thái cho thật mỏng rồi sao cho vàng lên.
  • Sau khi sao đem sắc lấy nước uống.
  • Uống nước này 4 lần mỗi ngày.
  • Kiên trì sử dụng từ 7 – 10 ngày để thấy được các triệu chứng của bệnh gout được giảm dần.

Cây ngưu tất chữa viêm cầu thận

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị 3 nguyên liệu khô sau:

  • Rễ cây cỏ xước: 30g
  • Rễ cây cỏ tranh: 15g
  • Mã đề: 15g

Cách thực hiện:

  • Sử dụng các nguyên liệu trên để sắc lấy nước uống.
  • Chia nhỏ ra và uống 3 lần mỗi ngày.
Cây ngưu tất chữa viêm cầu thận
HÌnh ảnh: Cây mã đề

Xem thêm: Trà hoa cúc: Tác dụng đem lại, cách pha và tự làm đơn giản tại nhà

Cây cỏ xước chữa kinh nguyệt không đều

Chuẩn bị: bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu khô sau đây:

  • Rễ cây cỏ xước: 20g
  • Cỏ cú: 16g
  • Nghệ xanh: 16g
  • Rễ gai: 30g
  • Ích mẫu: 16g

Cách tiến hành:

  • Sử dụng các nguyên liệu trên để sắc lấy nước uống.
  • Chia nhỏ ra và uống 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý, bài thuốc này không nên sử dụng trong thời gian mang thai.

Cây cỏ xước trị mụn, làm đẹp da

Đối với các chị em có làn da mụn thì cỏ xước được ví như một vị cứu tinh sẽ đem đến cho các chị em làn da trắng sáng, mờ mụn giảm thâm hơn rất nhiều.

Về nguyên liệu, các chị em chỉ cần sử dụng những lá có xước tươi, không sâu mà thôi.

Cách tiến hành:

  • Đem các lá cỏ xước đi rửa sạch sau đó giã cho nát.
  • Đắp hỗn hợp giã lên mặt trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Đắp 2 lần mỗi tuần để làn da bạn được cải thiện nhanh nhất.
  • Thời gian thích hợp nhất để đắp mặt nạ có xước là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cỏ xước chữa quai bị

Có thể bạn không biết, cỏ xước cũng được coi là một bài thuốc chữa quai bị hiệu quả đấy. Cách làm bài thuốc này như sau:

  • Lấy một lượng vừa đủ có xước đem đi giã nhỏ đến khi thành nước.
  • Sử dụng nước cỏ xước sau khi giã để súc miệng.
  • Bã cỏ xước không nên vứt đi mà lấy để đắp lên chỗ bị quai bị.

Ngưu tất chữa co giật

Cỏ xước cũng được áp dụng trong các bài thuốc chữa co giật nhỏ, kể cả tình trạng bại liệt, phong thấp teo cơ hay là xơ vữa động mạch. Cách làm vô cùng đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị từ 40 – 60g cỏ xước khô.
  • Đem lượng cỏ xước vừa sử dụng để sắc lấy nước uống.
  • Chia nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.

Dùng cỏ xước để pha trà

Rất nhiều người, nhất là người cao tuổi đã tạo cho mình thói quen uống trà cỏ xước nhờ những công dụng mà nó mang lại. Các bước hoa trà cỏ xước như sau:

  • Lấy khoảng 10g cỏ xước khô đem pha với 150ml nước sôi.
  • Bỏ đi lượt nước đầu tiên giống như pha các loại chè thông thường.
  • Tiếp tục cho lượng nước sôi thích hợp, đợi từ 5 – 7 phút và sẵn sàng để thưởng thức 1 cốc trà cỏ xước vô cùng thanh mát.

Cây cỏ xước ngâm rượu

Rễ cây cỏ xước từ lâu đã được các đấng mày râu sử dụng để ngâm rượu, vừa giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hay viêm khớp, vừa giúp thỏa mãn thú vui bản thân. Cách dùng rễ cây cỏ xước để ngâm rượu như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10kg rễ cây cỏ xước đã được sao đến vàng cùng với khoảng 4l rượu để ngâm. Loại rượu thích hợp nhất để sử dụng là rượu gạo 40 độ.
  • Thời gian ngâm không cần quá lâu, chỉ khoảng 1 tháng là bạn đã có thể sử dụng dược rồi.
  • Sau khi đã đủ thời gian, bạn có thể sử dụng rượu này để uống trong các bữa ăn chính mỗi bữa nên uống khoảng 2 đến 3 ly nhỏ.
Cỏ xước ngâm rượu
Hình ảnh: Rượu cỏ xước

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết được rất nhiều công dụng không tưởng của câu cỏ xước rồi đấy. Tưởng cây hoang cây dại mà hóa ra không phải đâu nhé. Cỏ xước chính là nguyên liệu qúy cho nhiều bài thuốc nam chữa bệnh đấy. Nếu như bạn đang gặp các vấn đề trên, hãy nhanh nhanh áp dụng nhé.

Tôi là Nguyễn Quý Dưỡng - Dược sĩ chính quy được đào tạo bởi trường Đại Học Dược Hà Nội. Tôi chia sẻ thông tin y tế và sức khỏe được cập nhật trên toàn thế giới tổng hợp từ các kiến thức đã được học và thông tin mới nhất từ các tạp chí y khoa trên toàn thế gới như: FDA, EMC, Dailymed,... Hi vọng răng những kiến thức tôi chia sẻ có ích đối với bạn.