CÁC THẢM HỌA LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC (DRUG DISASTERS)

266
Đánh giá
CÁC THẢM HỌA LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
CÁC THẢM HỌA LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC

Bài viết CÁC THẢM HỌA LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC (DRUG DISASTERS) – Tác giả: Dược sĩ  Huỳnh Lời

1. Thảm họa cồn thuốc Sulfanilamide: Năm 1937, cồn thuốc Sulfanilamide (elixir Sulfanilamide) chứa tá dược diethylene glycol (D.E.G) làm chết hơn 100 trẻ em vì suy thận tại Mỹ. Nhà hóa học Watkins, người tạo ra elixir trên tự tử trước khi ra tòa. Một nghiên cứu trước đó cho thấy DEG có độc. Năm 1938 đạo luật về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm ra đời yêu cầu thuốc phải thử tính an toàn.

2. Thảm họa Diethylstilbesterol (DES): Thảm họa này kéo dài hơn 30 năm (1940-1971). DES là nội tiết nữ tổng hợp, dùng trong một số bệnh phụ nữ cũng như giảm các chứng tiền mãn kinh. Thuốc này đã chỉ định trên hàng triệu phụ nữ mang thai. DES gây ung thư vú, âm đạo và cổ tử cung. Thuốc gây ung thư trên mẹ dùng và cũng gây ung thư lên thế hệ con cái mà người mẹ mang thai dùng.

3. Thảm họa Thalidomide (thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai). Thuốc này dùng từ 10/1957 và cấm hoàn toàn vào 1962. Ước tính có hơn 10,000 trẻ em sinh ra bị hội chứng chim cánh cụt (không có tay chân – phocomelia) ở 46 nước. Ngoài dị dạng trên còn có dị dạng mắt, tim, đường tiêu hóa, tai. Có 50% chết khi đang ở bào thai.

4. Biến cố Fenfluramine/Phentermine (thuốc làm ốm). Thuốc gây suy van tim và cao huyết áp gấp 7 lần bình thường. Thuốc bị rút 1997.

5. Biến cố Troglitazone (thuốc trị tiểu đường), gây suy gan cấp sau khi dùng được 3 năm (1997-2000).

6. Biến cố Nimesulide (thuốc chống viêm NSAID) dùng từ 199-2006. Gây suy gan.

7. Biến cố Cerivastatin (thuốc hạ cholesterol). Thuốc này gây phân hủy cơ và dẫn đến suy thận. Chết 31 người Mỹ và 21 người trên toàn thế giới. Thuốc này bị rút 2001.

8. Biến cố Rofecoxib (Vioxx) (thuốc chống viêm NSAID). Thuốc gây suy tim và tai biến. Có khoảng 88,000-140,000 trường hợp suy tim nặng. Thuốc bị rút 9/2004 sau 5 năm sử dụng và là thuốc có số lượng người dùng nhiều.

9. Biến cố siro ho ở Bangladesh ước tính 10,000 trẻ em chết năm 1995 do có DEG.

10. Biến cố siro ho ở Panama ước tính 365 trẻ em chết năm 2007 do có DEG.

11. Biến cố thuốc ho Ấn độ sản xuất (Maiden company) khẳng định hay nghi ngờ có chứa diethylene glycol (DEG) và ethylene glycol (EG). Trong vòng 4 tháng (10/2022-1/2023) đã có 300 trẻ em chết do suy thận ở 3 quốc gia (Uzbekistan, the Gambia and Indonesia).

12. Biến cố Benfluorex (Mediator – Servier) (thuốc làm ốm, kiểm soát đường huyết và hạ lipid). Thuốc gây bệnh van tim và cho rằng đã gây 500-2000 người chết. Thuốc dùng từ 1976 -2009. Tháng 3/2021 hãng Servier bị phạt 2.7 triệu euro và cựu GĐ điều hành Jean-Philippe Seta bị 4 năm tù treo.

Tài liệu tham khảo

  1. Suja C, Navaneeth Krishna Manoj, Shuhaib. B, Rishana K.V, Nidina P, Mohammed Ashfaque. A Review on Drug Disaster in the History of Medicine. Research J. Pharm. and Tech. 8(4): April, 2015; Page 481-485. doi: 10.5958/0974-360X.2015.00080.3
  2. WHO, WHO urges action to protect children from contaminated medicines, www.who.int. Truy cập ngày 15/05/2023.