Bạch hoa xà: Cách trồng, tác dụng và cách dùng trong điều trị các bệnh

Ngày viết:
2231
Đánh giá
Cây Bạch hoa xà
Hình ảnh: Cây Bạch hoa xà

Nếu bạn đã có dịp đi lên vùng đất Lạng Sơn thì chắc hẳn bạn đã từng đến cái tên Bạch hoa xà kèm theo những tác dụng thần kỳ mà nó đem lại, nhưng chưa hiểu rõ bản chất. Vậy thì hãy cùng với Y tế 24h tìm hiểu loại cây này nhé!

Bạch hoa xà

Bạch hoa xà: Plumbago zeylanica L, thuộc họ Plumbaginaceae (họ đuôi công)

Đây là một loại dược liệu có rất nhiều ở miền núi, từ xa xưa nơi đây đã sử dụng chúng để trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả.

Bạch hoa xà mang theo nhiều cái tên khác, tùy thuộc vào từng vùng như: Bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), Xitraca (tên gọi của Ấn Độ),…

Dược liệu Bạch hoa xà

Mô tả cây thuốc bạch hoa xà

  • Bạch hoa xà là cây thân bụi, cao từ 30cm đến 60cm, có màu xanh lục đậm. Cây có lá đơn, mọc kiểu so le, mọc cách, hình trứng, đầu lá nhọn, mặt trên nhẵn bóng. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở đầu cành, tràng hoa có màu trắng, hình đinh. Đài hoa màu xanh, hàn liền, hình ống có nhiều lông.
Cây Bạch hoa xà
Hình ảnh: Cây Bạch hoa xà
  • Bộ phận dùng làm dược liệu: rễ và lá
  • Thu hoạch rễ và lá quanh năm. Đối với lá thường sẽ được dùng tươi, khi mới thu hái về. Còn đối với rễ, sau khi được đào lên, làm sạch sẽ cắt ra từng mẩu ngắn, phơi khô dùng.
  • Phân bố của cây: mọc rất nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, và sau đấy được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới. Đối với Việt Nam bạch hoa xà được trồng phổ biến trong vườn nhà.

Mô tả dược liệu

  • Lá: lá có kích thước trung bình khoảng 6 x 4cm, mặt trên màu xanh lục bóng, mặt dưới có màu xanh phủ lớp màu trắng nhẹ. Gân lá nhìn rõ ở mặt dưới lá, gân hình lông chim. Cuống lá ngắn, màu xanh lục, trên cuống lá đôi có thể có xuất hiện các sợi lông màu trắng.
  • Rễ: rễ cây ngắn, có mùi đặc trưng, sau khi được phơi khô có màu đỏ đất nhạt, bên trong có màu nâu.

Hình ảnh cây bạch hoa xà

Có thể dễ dàng nhận biết cây Bạch hoa xà dựa vào hình ảnh sau:

Hình ảnh cây Bạch hoa xà
Hình ảnh: Hoa cây Bạch hoa xà
Hình ảnh Bạch hoa xà
Hình ảnh: Rễ cây Bạch hoa xà

Thành phần hoạt chất

Thành phần hóa học trong bạch hoa xà khá phong phú.

  • Cây thì chứa flavonoid, các hợp chất phenol, nhiều loại acid hữu cơ, triterpen.
  • Dược liệu bạch hoa xà: rễ chứa hàm lượng plumbagin 0.91%, đối với lá chứa rất nhiều loại hoạt chất, trong đó có 37.47% là hàm lượng plumbagin.
  • Hoa có hàm lượng plumbagin lớn tới 81.85% hoạt chất.
  • Plumbagin là chất có khả năng ức chế sự phát triển và sinh trưởng của vi khuẩn gram dương G(+).

Xem thêm: Trà hoa cúc: Tác dụng đem lại, cách pha và tự làm đơn giản tại nhà

Tác dụng của cây bạch hoa xà

  • Kháng khuẩn tốt trên nhiều chủng vi khuẩn, ví dụ như: Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), E. coli, Shigella flexneri (vi khuẩn gram âm), Salmonella dublin,…
  • Tác dụng của cây Bạch hoa xà giúp chống viêm hiệu quả, dùng điều trị mụn cóc trên da, lang ben hay giảm tình trạng cũng như điều trị hói đầu.
  • Tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm tổn thương gan thận, điều hòa vi tuần hoàn.
  • Chống đông máu được thử nghiệm tác dụng trên chuột cống trắng cũng là một tác dụng quan trọng.
  • Tác dụng chống nấm, điều trị các vấn đề liên quan đến các chủng nấm: Penicillium canadense, Rhinotrichum nigricans,…
  • Tác dụng diệt trừ, loại bỏ nhiều loại sinh vật có hại như: Mythimma separata, Dysdercus cingulatus, Heliothis virescens, Spilosoma oblique,…
  • Lá của cây sau khi thu hái rang khô, sắc uống có tác dụng điều trị hàn lãnh, ứ máu ở sản phụ.
  • Lá hay rễ của cây tươi. Khi giã nhuyễn có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như hắc lào, mụn nhọt, sưng vú.
Tác dụng của Bạch hoa xà
Bạch hoa xà giúp chữa bệnh hắc lào
  • Tác dụng đối với xương khớp, chữa đau những xương khớp, thấp khớp, điều trị bong gân
  • Tác dụng hiệu quả trong điều trị các vấn đề của đường tiêu hóa như: đau dạ dày, khó tiêu, bị tiêu chảy, bệnh trĩ.

Cách dùng cây bạch hoa xà

Với các mục đích khác nhau mà áp dụng các cách chế biến khác nhau để điều trị.

Nghiền nát, nhuyễn lá, rễ

Dùng để đắp, điều trị đau xương khớp, bôi ngoài da trị hắc lào,…

Cách làm:

  • Thu hoạch rễ, lá (lưu ý chọn lá còn tươi)
  • Xơ chế đối với rễ cắt khúc ra rửa sẽ dễ hơn, rửa sạch sẽ, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ các loại vi sinh vật còn bám lại trên bề mặt lá, rễ.
  • Cắt nhỏ lá, rễ ra để dễ dàng hơn trong quá trình nghiền nhuyễn, dùng chày cối để giã nát, nhuyễn hỗn hợp .
  • Dùng hỗn hợp đã được giã nhuyễn đắp vào các vùng cần sử dụng

Đun sôi lấy nước để dùng

Dùng đường uống, dùng để bôi

Cách làm:

  • Thu hoạch rễ, sau đấy làm sạch sẽ phần đất bám trên rễ.
  • Sau khi làm sạch cho rễ vào cùng nước, đun sôi và giữ sôi âm ỉ như vậy trong thời gian khoảng 4 giờ.
  • Sau đấy đem nước sau khi đun dùng theo đúng mục đích mà bạn muốn điều trị.

Cây Bạch hoa xà trị bệnh gì?

Với những tác dụng mà nó đem lại thì không biết Bạch hoa xà có khả năng chữa được những bệnh gì? Chúng ta cùng điểm qua một số công dụng chữa bệnh của nó nhé!

Trị táo bón, tiêu chảy

Nếu bạn đang bị táo bón, hãy dùng Bạch tuyết hoa nấu canh, hay xào cùng với chanh hoặc giấm. Sau khi chế biến xong thì ăn ngay (chú ý nóng quá),  chỉ cần sau khoảng 1 đến 2 tiếng bạn sẽ có thể đi ngoài một cách tự nhiên được.

Bạch hoa xà trị bệnh gì?
Bạch hoa xà điều trị tiêu chảy, táo bón

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, hay ăn quá nhiều món trên khiến đi ngoài. Bạn dùng lá của cây vò với nước lạnh và uống 1 chút thôi, khoảng nửa chén. Sau khi uống bạn sẽ dần cảm nhận được mọi thứ đang ổn hơn, không còn đi ngoài nữa.

Giải quyết các vấn đề ngoài da

Khi da bị mụn nhọt, nấm,… hãy lấy lá cây giã nhuyễn và dùng nó đắp vào vùng cần được chữa trị.

Đối với vùng da bị ghẻ thì nên lấy rễ cây đun thật kỹ với nước (không nên đun quá nhiều nước khiến dịch loãng). Lấy nước sau đun bôi lên da vùng bị ghẻ, làm thường xuyên và đều đặn để bệnh mau khỏi.

Trị bệnh tăng huyết áp

Kết hợp bạch hoa xà cùng với các dược liệu khác: hoa đại, lá dâu, cây ích mẫu, cỏ xước, thảo quyết minh nấu nước uống ngày 1 thang theo liều kê của thầy thuốc (không nên tự ý bốc thuốc uống).

Chữa đau dạ dày, đau gan

Dùng kết hợp Bạch tuyết hoa với nhân trần, cam thảo đất nấu nước uống, nhưng lưu ý là nên nấu theo đúng lượng thầy thuốc kê thì kết quả đạt được sẽ tốt và an toàn hơn.

Bạch hoa xà trị bệnh gì?
Bạch hoa xà điều trị đau dạ dày

Chữa bệnh phong thấp

Dùng kết hợp với thổ phục linh, cây đau xương nấu nước uống theo đơn kê thuốc của thầy thuốc, bệnh sẽ thuyên giảm và tiến triển tốt lên.

Chữa đau nhức xương khớp, bong gân

Bong gân có thể dùng rượu đã ngâm với rễ cây để xoa bóp, xoa bóp nhẹ nhàng, thường xuyên vết thương sẽ nhanh lành lại.

Đối với đau nhức xương khớp thì uống nước nấu kết hợp với cam thảo đất.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Nếu kinh nguyệt bạn không đều, rất lâu mới thấy xuất hiện, dùng bạch hoa xà cùng cam thảo đất, lá móng tay, củ nghệ đen, nấu nước uống. Bài thuốc này nên được các thầy thuốc kê đơn, bạn không nên tự ý uống thì sẽ an toàn và tốt hơn.

Khi uống thuốc bạn thấy kinh nguyệt trở lại thì dừng uống thuốc ngay, không được lạm dụng thuốc vì sẽ dễ gây phản tác dụng.

Đặc biệt bà bầu không được dùng bài thuốc này vì sẽ ảnh hưởng lớn tới đứa bé trong bụng, và nguy hiểm hơn óc thể dẫn tới sảy thai.

Bạch hoa xà điều trị viêm xoang

Cách sử dụng này rất hiệu quả, được rất nhiều người sử dụng, được áp dụng cho cả nam lẫn nữ.

Cách dùng:

  • Lấy 10 lá Bạch hoa xà tươi, rửa thật sạch
  • Giả cho nát, nhuyễn, dùng khăn vắt lấy mước.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau đó nhỏ hoặc xịt trực tiếp phần dung dịch đã thu được trước đó.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng thuốc, để thuốc có thể tiến sâu vào bên trong mũi mà không bị chảy xuống cổ họng thì bạn nên ngửa cổ để đầu với lưng tạo với nhau một góc 90°
  • Bạn hoàn toàn có thể làm một lúc lượng thuốc lớn để dùng trong khoảng thời gian 3-4 ngày nếu thuốc được bảo quản tốt trong tủ lạnh.
Bạch hoa xà trị bệnh gì?
Bạch hoa xà điều trị viêm xoang

Cây bạch hoa xà ngâm rượu

Rễ cây có thể đem ngâm rượu dùng để xoa bóp giúp chữa đau xương, khớp.

Cách làm:

  • Thu hái rễ cây.
  • Vệ sinh sạch sẽ loại bỏ bụi đất, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi sinh vật không cần thiết.
  • Phơi râm hay nắng nhẹ cho khô phần nước khi rửa
  • Cho phần rễ sau khi đã chế biến sạch sẽ ở trên vào bình, cho rượu với nồng độ cao vào, ngâm.

Cách trồng cây bạch hoa xà

Một loại cây tốt như vậy thì việc có thể tự trồng nó thì thực sự có ích. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết cách trồng cây bạch hoa xà qua các bước sau đây:

  • Bạn chỉ cần lấy 1 nhánh cây (vừa phải hay nhánh già càng tốt), đem giâm xuống đất ở nơi mát, ít nắng gắt trực tiếp.
  • Sau đấy bạn cần tưới nước đều đặn, một thời gian cây sẽ nhú rễ, nảy mầm mới và thành cây mới.
  • Bón thêm phân cho cây sẽ giúp cây phát triển nhanh và tốt hơn.

Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà

Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo là một. Nhưng thực chất nó hoàn toàn là hai loại dược liệu khác nhau.

Về hình thái

  • Bạch hoa xà: Cao 50 – 70cm, lá so le có kích thước 5 – 7cm x 3 – 5cm, có dạng hình trứng, mép uốn dạng sóng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới lại màu trắng.
  • Bạch hoa xà thiệt thảo: Cao 20 – 25cm, lá mọc đối xứng có kích thước 1 – 1,3cm x 1 – 3mm, cả đầu và gốc lá đều nhọn. Đặc biệt gân lá nổi rất rõ ở giữa.
Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo

Về tác dụng:

  • Trong khi Bạch hoa xà dùng để điều trị đinh nhọt, tràng nhạc, phong hủi, lở ngứa hay chữa thấp khớp, nhức mỏi.
  • Thì Bạch hoa xà thiệt thảo lại ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, dùng để điều trị các bệnh cấp tính về thận, nước tiêu có albumin hay sỏi thận, trẻ em sốt cao, co giật.

Cây bạch hoa xà mua ở đâu?

Cây bạch hoa xà vừa là một loại cây cảnh rất đẹp trong vườn nhà, vừa là dược liệu hữu ích.

Các bạn có thể tìm mua nó tại các cơ sở bán cây cảnh với giá tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của cây phù hợp.

Đối với dược liệu bạn hoàn toàn có thể mua tại các cơ sở chuyên bán sản phẩm dược liệu tự nhiên.

Bài viết phần nào đã cung cấp thêm cho các bạn thông tin hữu ích về cây bạch hoa xà cũng như dược liệu của nó. Nếu có thắc mắc gì về vị dược liệu này, hay cần thêm thông tin gì hãy liên hệ tới hotline của chúng tôi để được tư vấn thêm.

Tôi là Nguyễn Quý Dưỡng - Dược sĩ chính quy được đào tạo bởi trường Đại Học Dược Hà Nội. Tôi chia sẻ thông tin y tế và sức khỏe được cập nhật trên toàn thế giới tổng hợp từ các kiến thức đã được học và thông tin mới nhất từ các tạp chí y khoa trên toàn thế gới như: FDA, EMC, Dailymed,... Hi vọng răng những kiến thức tôi chia sẻ có ích đối với bạn.

2 BÌNH LUẬN

Comments are closed.