Cây nổ là cây thuốc nam từ lâu đã được ông cha ta sử dụng trong việc khám chữa bệnh, đặc biệt bệnh lý của thận. Đến nay, bài thuốc quý này vẫn được đông đảo người dùng ủng hộ bởi tính an toàn và hiệu quả.
Bạn đang có những thắc mắc về loài cây này? Cây nổ có công dụng gì, cách dùng như thế nào hay giá bao nhiêu? Hãy cùng bài viết dưới đây của Y tế 24h sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Cây nổ là cây gì?
Có thể nói, cây nổ là một trong những loài cây gắn liền với tuổi thơ ấu của các bạn ở khắp các vùng quê Việt Nam. Ngoài tên nổ thì ở một số địa phương còn có cách gọi khác là sâm đất, cây quả nổ hay là sâm tanh tách hoặc tanh tách.
Bên cạnh đó, nó còn có tên khoa học là Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô. Trong Đông y, cây sâm tanh tách được đánh giá là bài thuốc nam chữa các bệnh lý về thận rất hiệu quả.
Cây trái nổ thuộc cây thân thảo cao khoảng 40-50 cm, có đốt phồng. Lá hình bầu dục màu xanh, đơn nguyên, mọc đối. Khi sờ mặt trên của lá thấy ran rát do được phủ bởi lông. Hoa có màu xanh tím, mọc ở nách lá với 5 cánh hoa lớn mềm mại.
Quả nổ có hình dáng gần giống quả đậu, thuộc loại quả nang và chứa nhiều hạt bên trong. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh sang nâu đen. Một điểm thú vị là khi già thì quả tự phát tiếng tanh tách và bắn ra các hạt màu đen. Chính vì thế, nó thường xuyên xuất hiện trong các trò đùa nghịch của các bạn nhỏ.
Đến tháng 6-7 hàng năm, hoa cây nổ bắt đầu nở và cho quả vào tầm tháng 8-10.
Phân bố
Theo được biết, loài cây này bắt nguồn từ Trung Mỹ và có mặt có nước ta từ những năm đầu thế kỉ thứ 18.
Vì là cây ưa khí hậu nóng ẩm nên Nổ phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới trên trái đất và không ngoại trừ Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây nổ trên mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Long Xuyên, An Giang,…
Xem thêm: Cây thông đất mọc ở đâu? Công dụng, cách dùng để chế biến các loại thuốc
Cách trồng cây nổ
Cách trồng: Bạn có thể thu hạt quả nổ và đem gieo xuống đất. Nổ thuộc loài cây có tốc độ phát triển rất nhanh cho dù không có sự chăm sóc của con người. Cho nên, chỉ sau vài tuần là thành quả thu về làm thuốc.
Bộ phận dùng: Theo nghiên cứu, các bộ phận trên cây nổ từ lá đến rễ bao gồm cả hoa đều có tác dụng chữa bệnh.
Thu hái và chế biến
Thu hái: cây nổ có lợi thế lớn là không theo mùa vụ mà có thể thu hoạch quanh năm. Khi thu hái thì người ta lấy cả cây đem về làm thuốc.
Chế biến: Loại dược liệu này có thể dùng tươi hoặc khô, tuy nhiên trước khi dùng đều phải rửa sạch với nước, để ráo và đem sắc lấy nước uống.
Nếu bạn muốn dùng dạng cây khô dễ bảo quản thì khi rửa xong, thái nhỏ và đem phơi khô với nắng và cất vào hộp dùng dần.
Thành phần
Qua quá trình tách chiết các chất, các chuyên gia đã tổng hợp được một số hoạt chất có trong cây nổ như leucine, tirosin, glicin,…Các thành phần này phân bố trên lá, thân, rễ với một hàm lượng nhất định.
Bên cạnh đó, trong củ nổ còn phát hiện những chất có thể làm giảm tính thấm thành mạch, gây co mạch giúp điều trị tình trạng phù, thũng như lupeol, campesterol, hentriacontan,…
Cây trái nổ có tác dụng gì?
Công dụng của cây trái nổ trong Đông y
Theo y học cổ truyền, cây trái nổ có đặc điểm vị đắng, tính hàn nên thường dùng để thanh nhiệt, tiêu độc, hỗ trợ chức năng gan.
Ngoài ra, nước sắc từ rễ cây có thể làm phục hồi tổn thương viêm loét thành dạ dày, tá tràng, tán sỏi thận đồng thời điều trị cho những người hay bị huyết áp cao. Và trong một số bài thuốc như trị chứng mồ hôi trộm ở chân tay, bệnh viêm phế quản hay đái dầm ở trẻ, các thầy thuốc cũng cho thêm thảo dược cây trái nổ làm tăng tính hiệu quả hơn.
Công dụng của cây trái nổ trong y học hiện đại
Sau khi phân tích các thành phần chứa trong cây trái nổ, nhà nghiên cứu phát hiện ra một số tác dụng của cây đối với việc phòng ngừa và điều trị rối loạn, bệnh lý ở người.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Nhờ các thành phần chứa trong rễ, cây quả nổ có tác dụng hoà tan sỏi trong thận, thúc đẩy các quá trình bài tiết và hấp thu các ống thận đưa sỏi và các chất hoà tan ra ngoài
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo chuyên gia Indonesia, trong lá và rễ của cây nổ có khả năng ức chế hoạt động của enzyme a-amylase, giảm thủy phân tinh bột giúp điều chỉnh lượng đường có trong máu.
Bởi vậy, người mắc đái tháo đường trong quá trình điều trị có thể dùng thêm bài thuốc cây nổ để góp phần ổn định nồng độ đường huyết. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đề phòng các rủi ro có thể gặp.
Xem thêm: Cây gừng gió: Hình ảnh, tác dụng và kỹ thuật trồng
Kháng viêm, kháng khuẩn
Nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà cây quả nổ được coi như vị cứu tinh với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài công dụng chống phản ứng gây viêm loét, cây còn giúp tái tạo tế bào, làm lành vết thương đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
Lợi tiểu
Uống nước sắc từ cây trái nổ thúc đẩy quá trình đào thải nước và muối khoáng thừa ra khỏi cơ thể. Đây có thể coi như phương thuốc lợi tiểu an toàn, tự nhiên mà bạn có thể dùng tại nhà. Tuy nhiên vẫn cần phải bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày để duy trì hoạt động của các cơ quan khác.
Hạ sốt, cảm lạnh
Các chất có trong nước uống cây nổ kích thích các tuyến mồ hôi dưới da đồng thời mở rộng các lỗ chân để bài tiết mồ hôi ra ngoài. Điều đó giúp điều hoà thân nhiệt và giải cảm hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp như sốt, cảm lạnh.
Chỉ cần lượng nhỏ rễ cây nổ sắc với nước đem uống là đã có ngay bài thuốc giải cảm, trị ho hiệu quả, không hề thua kém tác dụng của bất kỳ loại thuốc Tây nào.
Bồi bổ cơ thể
Tác dụng được thể hiện qua việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu, làm tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ để có thể ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài.
Cây nổ chữa bệnh thận có tốt không?
Đây có thể nói là công dụng nổi trội nhất của cây sâm tanh tách. Bởi vì thảo dược này cùng với cây muối, cây quýt gai và cây mực được người dân Bình Định thường dùng để chữa bệnh thận. Bài thuốc có tác dụng tăng cường chức năng thận đáng kể, đặc biệt chứng suy thận. Điều đó thể hiện qua việc có rất nhiều người đã sử dụng và kết quả tốt.
Tuy nhiên, tác dụng của cây nổ chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh thận diễn biến phức tạp thì bạn phải cần đến sự hỗ trợ, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây trái nổ, đề phòng rủi ro.
Cây quả nổ sử dụng như thế nào?
Rễ cây quả nổ ngâm rượu
Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà ta sẽ có 2 cách ngâm rượu tương ứng với rễ dạng tươi hoặc đã phơi khô. Cách làm không quá phức tạp, cầu kỳ, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau.
Cách 1: Ngâm rễ tươi
Nguyên liệu: 1kg rễ cây quả nổ tươi và 8 lít rượu trắng. Tuy nhiên, không nhất thiết ngâm theo hàm lượng trên, chỉ cần tuân theo tỉ lệ 1:8.
Cách làm:
- Đem rễ cây đi rửa sạch với nước, để ráo nước hoàn toàn.
- Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, cho thêm rượu vào.
- Đậy kín nắp không để sinh vật lạ bay vào. Ngâm khoảng từ 1-2 tháng rồi đem ra dùng.
Cách 2: Ngâm rễ phơi khô
Nguyên liệu: Chuẩn bị tương tự như trên
Cách làm:
- Làm sạch các bụi bẩn và tạp chất bán trên rễ bằng nước, để ráo.
- Đem phơi dưới nắng đến khi khô hoàn toàn. Sau đó, có thể thêm bước đem đi sao vàng để bảo quản được lâu, tránh ẩm mốc
- Để nguội rồi cho vào bình thủy bình có rượu và ngâm khoảng 1 tháng là dùng được.
Chú ý:
Rượu ngâm rễ cây sâm tanh tách có thể tán sỏi thận, trị các bệnh thận. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, uống có nhiều bởi vì các thành phần trong rượu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, suy gan hoặc hôn mê gan.
Cho nên, mỗi ngày chỉ cần dùng 2 lần với lượng vừa đủ và uống trong các bữa ăn tránh cồn ruột. Bên cạnh đó, việc tham khảo của các chuyên gia y tế là điều hết sức cần thiết vì sẽ giúp bạn đề phòng các tác dụng không mong muốn.
Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang từ cây nổ
Ngoài cách dùng rượu ngâm thì bài thuốc dưới đây sẽ dành cho những ai không biết uống rượu.
Nguyên liệu: 20g cây nổ, 15g rễ cỏ tranh, 15g mac đề và 20g kim tiền thảo.
Cách làm:
- Rửa các thảo dược trên bằng cách dùng nước ấm đổ ngập thuốc, để tầm 15-20 giây và gạn bỏ phần nước chứa bụi bẩn và tạp chất.
- Sắc nước: Dùng nồi chuyên dụng sắc hỗn hợp dược liệu trên với 1,5 lít nước. Đậy nắp nồi để tránh nước bị trào và bay hơi các chất. Đun khoảng 60 phút rồi tắt bếp.
- Chia lượng nước sắc uống thành nhiều lần trong ngày.
Cây nổ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nguyên liệu: Cây trái nổ tươi hoặc phơi khô
Cách làm
- Rửa sạch dược liệu với nước. Đối với rễ khô thì dùng nước nóng tráng rửa các chất bẩn bám dính.
- Dùng 15g cây nổ và 1 lít nước đem đi sắc. Mỗi ngày đều đặn uống 2 lần thì bạn thấy rõ độ hiệu quả trong việc cân bằng đường huyết ở cơ thể.
Cây thuốc nổ và những điều cần biết
- Cây thuốc nổ chỉ thích hợp với các trường hợp mắc bệnh về thận như suy thận, phù thận, viêm thận; cảm lạnh, mồ hôi trộm; tiểu đường
- Không dùng đối người cao huyết áp
- Đối các bà mẹ đang mang thai và cho con bú cần có sự hướng dẫn của các y bác sĩ trước khi sử dụng
- Tuyệt đối không dùng cho đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh.
- Hiệu quả cây thuốc đem lại phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi người; dùng đúng cách, đúng liều lượng.
Xem thêm: Lan kim tuyến chữa bệnh gì? Cách dùng, hướng dẫn cách trồng & giá bán
Mua cây nổ ở đâu và giá là bao nhiêu?
Trên thị trường, cây nổ phơi khô được bán với mức giá khoảng 200.000 VNĐ/1kg. Giá bán có thể dao động tùy thuộc từng cơ sở thu hoạch và mua bán.
Nếu không tìm được cây nổ quanh khu vực sống thì bạn có thể tìm cửa hàng dược liệu hoặc nhà thuốc Đông y để lựa chọn dược liệu sạch và an toàn.
Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm hiểu biết về cây nổ và tận dụng loài thảo dược quý này trong việc điều trị các bệnh, đặc biệt bệnh thận.