Trang chủ Thông Tin Thuốc Thuốc tiêu chảy

Thuốc tiêu chảy

    Các loại thuốc trị tiêu chảy
    Các loại thuốc trị tiêu chảy

    Đau bụng đi ngoài là một bệnh đường tiêu hoá phổ biến có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thời điểm khiến người bệnh rất khó chịu. Để giải quyết chứng bệnh trên cần phải làm gì? Uống thuốc như thế nào? Dưới đây Y tế 24h xin giới thiệu một số loại thuốc tiêu chảy giúp bạn có thể khắc phục được tình trạng trên.

    Trẻ em bị tiêu chảy uống thuốc gì?

    Làm thế nào để biết trẻ bị tiêu chảy?

    Để nhận biết là trẻ có bị tiêu chảy hay không thì bạn cần theo dõi phân của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài có phân lỏng đồng thời một ngày đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ ngày) thì đó chính là dấu hiệu tiêu chảy của trẻ. Việc trẻ bị tiêu chảy sẽ dẫn tới việc mất nước, mất các chất điện giải và dẫn tới việc suy dinh dưỡng.

    Khi trẻ bị tiêu chảy cần xử trí như thế nào?

    Bù nước và chất điện giải

    Do việc tiêu chảy dẫn tới mất nước và mất các chất điện giải nên việc bạn cần làm là bù nước và chất điện giải cho trẻ. Bạn có thể bù nước và các chất điện giải bằng cách cho trẻ uống dung dịch oresol. Tuy nhiên nếu trẻ chỉ bị tiêu chảy nhẹ (đi ngoài 2-3 lần/ ngày) thì bạn có thể bù bằng cách cho trẻ uống nước hàng ngày.

    Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy kèm theo ói thì bạn cần chú ý không nên bù nước một cách đột ngột. Bạn nên cho trẻ uống các dung dịch bù nước từng chút một và cách 15 phút thì cho uống tiếp.

    Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ

    Trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ bạn cần cung cấp đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Đồng thời bạn cũng cần kết hợp với các thực phẩm chứa kẽm để cải thiện vùng niêm mạc ruột bị tổn thương và giúp giảm nhanh tiêu chảy. Không chỉ vậy bạn cũng cần bổ sung men vi sinh cho trẻ. Việc này giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi những tác động của loạn khuẩn.

    Thuốc trị tiêu chảy dùng cho trẻ em

    Thuốc trị tiêu chảy Debby

    Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em
    Thuốc trị tiêu chảy Debby

    Công dụng: Debby được sử dụng để điều trị tiêu chảy cho trẻ bao gồm cả tiêu chảy cấp và mạn tính, tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn gram (+), gram (-), bệnh lỵ trực trùng. Đồng thời Debby còn giúp bổ sung nước và các chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy.

    Liều lượng và cách dùng:

    Thuốc được bào chế dưới dạng lỏng và được sử dụng thông qua đường uống. Bạn cần lắc kĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

    • Đối với trẻ em 1-6 tháng tuổi: Bạn cho trẻ uống 5ml mỗi lần và sử dụng 2 lần/ ngày.
    • Đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Uống 5ml mỗi lần và sử dụng 3 lần/ ngày.
    • Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên sử dụng Debby kéo dài quá 7 ngày.

    Giá bán: Mỗi lọ thuốc Debby có giá dao động vào khoảng 15.000 – 20.000 đồng/ 30ml.

    Vắc – xin Rota phòng tiêu chảy cho trẻ

    Các loại thuốc trị tiêu chảy ở trẻ
    Vắc – xin Rota ngừa tiêu chảy cho trẻ

    Vắc – xin Rota là một loại vắc – xin có tác dụng trong việc phòng ngừa và tránh nguy cơ lây nhiễm virus Rota – một loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Sau khi tiêm vắc – xin Rota cơ thể trẻ sẽ tự sinh ra kháng thể để chống lại loại virus gây tiêu chảy này. Hiện tại loại vắc – xin này chưa được đưa vào sử dụng mở rộng mà mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng vắc – xin dịch vụ.

    Vắc – xin Rota gồm có hai loại là vắc – xin Rotarix và vắc – xin Rotateq.

    Thời điểm dùng vắc – xin Rota: Thường thì các loại vắc – xin khác được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm, tuy nhiên vắc – xin Rota lại được sử dụng thông qua đường uống.

    • Vắc – xin Rotarix: có 2 liều vắc – xin cần uống trong vòng trẻ 6 tháng tuổi. Liều đầu tiên thường được cho trẻ uống vào thời điểm trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ hai được sử dụng cho trẻ sau liều đầu tiên 4 tuần. Lưu ý hai loại vắc – xin trong 2 lần uống phải giống nhau.
    • Vắc – xin Rotateq: Đây cũng là loại vắc – xin được sử dụng cho trẻ nhỏ, không sử dụng cho người lớn. Loại vắc xin này cần được uống 3 liều trong thời gian 32 tuần tuổi của trẻ. Liều thứ nhất cho trẻ uống vào thời điểm trẻ được 7-8 tuần tuổi. Liều thứ 2 được sử dụng cho trẻ sau liều đầu tiên 4 tuần. Liều thứ ba được sử dụng cho trẻ sau liều thứ hai 4 tuần.

    Nếu trong quá trình sử dụng trẻ có dấu hiệu nôn chớ thì cũng không nên dùng liều thay thế.

    Một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ

    Một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ
    Một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ

    Nước lá ổi

    Lấy khoảng 15 lá ổi non đem đi rửa sạch. Sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút trước khi cho lên bếp đun. Đun lá ổi với khoảng 300ml nước trong 30 phút rồi đem lọc lấy nước cho trẻ uống.

    Hồng xiêm xanh

    Hồng xiêm xanh được biết đến là vị thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ do nó có vị chát và tính bình. Cách dùng hồng xiêm xanh để chữa tiêu chảy như thế nào? Trước tiên bạn cần thái hồng xiêm xanh thành những lát mỏng rồi phơi khô và sao vàng. Sau đó, mỗi lần sử dụng bạn lấy khoảng 10 lát để đem đi sắc. Khi sắc thì bạn đỏ nước vừa ngập hết hồng xiêm, tránh sắc quá đặc. Nước sau khi sắc cho trẻ dùng 2 lần/ ngày.

    Gạo rang

    Cho 10 gram gạo đã rang vàng cùng với 15 gram lá ngải cứu khô và một ít đường vào ấm. Sau đó đổ ngập nước và đun sôi. Khi nước sôi được vài phút thì để nguội và cho trẻ uống 1 lần/ ngày.

    Gừng tươi

    Bạn lấy khoảng 100 gram gừng tươi (hoặc 30 gram gừng khô) và  5 gram lá chè khô cho vào ấm. Sau đó bạn đổ vào ấm khoảng 800ml nước rồi đun sôi đến khi nước còn ⅔ thì cho thêm 15 gram dấm gạo vào. Nước gừng tươi hoàn thành bạn có thể chia ra cho trẻ uống 3 lần/ ngày.

    Lá mơ

    Lá mơ là một loại lá rất thường gặp và được mọi người sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Bạn cũng có thể dùng lá mơ để chữa tiêu chảy cho trẻ. Lá mơ hái về rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó bạn đập thêm trứng và cho một ít muối vào rồi rán lên. Trứng rán lá mơ này bạn có thể cho trẻ ăn 2 lần / ngày để chữa tiêu chảy cho trẻ.

    Rau sam

    Hàng ngày bạn có thể sử dụng rau sam để chữa tiêu chảy cho trẻ. Rau sam bạn có thể nấu canh hoặc nấu cháo cho trẻ ăn. Nếu dấu hiệu tiêu chảy của trẻ đi kèm với những triệu chứng khác như đau bụng hay đi ngoài ra máu thì bạn cần kết hợp rau sam với cỏ sữa tươi, nhọ nồi, rau má để sắc uống cùng.

    Ngoài những bài thuốc trên thì bạn có thể sử dụng một số bài thuốc khác để chữa tiêu chảy cho trẻ như: lá của cải tươi, lá lựu tươi, lá lộc vừng, chuối tiêu xanh,….

    Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì?

    Phụ nữ đang bị tiêu chảy cho con bú có sao không?

    Khi phụ nữ cho con bú bị tiêu chảy thì rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Mình bị tiêu chảy thì cho con bú có được không? Con bú sữa có bị tiêu chảy như mẹ không? Khi mẹ bị tiêu chảy có cần ngưng cho con bú không?

    Câu trả lời cho những câu hỏi trên đều là không. Khi phụ nữ cho con bú bị tiêu chảy thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Có những trường hợp trẻ bị tiêu chảy trùng với việc mẹ bị tiêu chảy. Trong trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng vì nguyên nhân gây tiêu chảy có thể không phải do sữa mẹ mà là một nguyên nhân nào khác.

    Điều bạn cần làm khi đó là cho trẻ bú sữa như bình thường để bù nước cho trẻ. Đồng thời bạn cần cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

    Phụ nữ đang bị tiêu chảy cho con bú có sao không?
    Phụ nữ đang bị tiêu chảy cho con bú có sao không?

    Loại thuốc phụ nữ cho con bú có thể dùng khi bị đi ngoài

    Sản phẩm để bù nước và chất điện giải

    Cũng như chúng tôi đã đề cập ở trên thì việc tiêu chảy dẫn đến việc mất nước và các chất điện giải khiến bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải. Vì thế việc bạn cần làm là bù nước cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nước Oresol để bù nước và tạo sự cân bằng trong sinh hoạt.

    Men vi sinh

    Men vi sinh cũng là một giải pháp an toàn để giúp chữa tiêu chảy. Việc uống men vi sinh sẽ giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi đã đông khô để trấn áp vi khuẩn có hại gây tiêu chảy cho bạn.

    Một số phương thuốc Đông y

    Việc sử dụng các phương thuốc Đông y, các loại thuốc từ thảo dược hay các bài thuốc dân gian sẽ tránh được sự ảnh hưởng của các chất hóa học tới chất lượng sữa. Nếu các bà mẹ cho con bú đang bị tiêu chảy nhẹ thì có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như: sắc lá ổi non (hoặc búp ổi) với lá chè, vỏ bưởi, gừng tươi để uống hoặc sắc nước lá mơ hay rán lá mơ với trứng,….

    Ngoài việc áp dụng các bài thuốc trên bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc hay bạc hà để giảm đau bụng và ăn sữa chưa để cung cấp các lợi khuẩn cho đường ruột.

    Các thuốc phụ nữ cho con bú không nên sử dụng khi bị đau bụng đi ngoài

    Thuốc kháng sinh

    Trong thời kì cho con bú thì việc tránh sử dụng thuốc tây đặc biệt là thuốc kháng sinh là ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến bạn diệt hết cả vi khuẩn có lợi và khiến bạn không thể cung cấp các kháng thể cho con.

    Thuốc giảm đau

    Việc sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến dạ dày của bạn bị viêm loét và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa

    Thuốc trị tiêu chảy

    Một số loại thuốc trị tiêu chảy có thể dẫn tới các tác dụng phụ cũng như làm giảm nhu động ruột như Loperamid, Opioid. Việc sử dụng các loại thuốc tiêu chảy này có thể khiến bạn bị đau đầu, nôn mửa vì vậy hãy cân nhắc trước khi sử dụng.

    Thuốc trị tiêu chảy người lớn Berberin

    Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
    Thuốc trị tiêu chảy Berberin

    Công dụng

    Đối với loại thuốc Berberin có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong số đó không thể kể đến việc thuốc Berberin điều trị các bệnh liên quan đến hệ đường ruột. Đây cũng là tác dụng phổ biến điều trị tiêu chảy.

    Bệnh tiêu chảy của chúng ta gặp phải cũng là từ những con vi khuẩn và ký sinh trùng trú ẩn trong ruột gây ra. Chính vì thế mà Berberin đã hỗ trợ ta trong điều trị đường ruột mà không ảnh hưởng đến vi khuẩn có ích trong đường ruột.

    Ngoài ra thuốc Berberin còn giúp ngăn ngừa các tác hại của vi khuẩn E.coli và bệnh tả gây  Nhờ các tác dụng đấy mà Berberin còn hỗ trợ trong chữa trị các bệnh lỵ như lỵ trực khuẩn, lỵ trực trùng, viêm ruột, viêm ống mật. Và bạn cũng phải lưu ý nếu như dùng chung thuốc tiêu chảy Berberin với thuốc kháng sinh thì sẽ làm giảm tác dụng phụ của nó đối với đường ruột.

    Liều lượng và cách dùng

    Hiện nay thuốc tiêu chảy Berberin được sản xuất và điều chế theo nhiều hàm lượng khác nhau như 10mg, 50mg, 100mg, 500g để người dùng có thể lựa chọn phù hợp cho mức độ bệnh và từng lứa tuổi. Và thuốc được sản xuất và nghiên cứu dưới dạng viên nén vì thế khi dùng bạn nên uống cùng với nhiều nước.

    Ngoài ra để đảm bảo tránh những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc Berberin mang lại thù trước khi sử dụng bạn nên tham khảo và uống theo chỉ định của bác sĩ.

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy Berberin

    • Đối với người lớn: Thường dùng viên có hàm lượng 50mg. Uống 2 lần/ ngày mỗi lần từ 2-4 viên và thời gian uống dựa vào mức độ bệnh của bạn mà bác sĩ hướng dẫn. Trong quá trình điều trị  thuốc Berberin bạn có thể kết hợp với một số loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh thù bạn nên uống cách nhau ra tầm 1-2 giờ.
    • Đối với người dùng là trẻ nhỏ thì hiện nay thuốc này chưa có chỉ định có thể dùng được. Cho nên khi con cái mắc bệnh tiêu chảy thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên dùng hay không vì để tránh gặp phải tình trạng ngoài ý muốn.
    • Thêm một lưu ý không thể thiếu là bạn nên sử dụng thuốc sau khi đã ăn no để tránh bị đau dạ dày mà gây nên tác dụng ngược cho thuốc (hoặc trong những trường hợp đau khẩn cấp thì bạn cũng có thể dùng).

    Giá của thuốc Berberin

    Tùy thuộc hàm lượng mỗi viên và số lượng viên trong mỗi lọ. Đối với loại 5mg có giá 4.000 đồng/ 1 lọ 50 viên. Còn với dạng 10mg giá bán là 43.000 đồng/ 1 lọ.

    Thuốc tiêu chảy dành cho cả người lớn và trẻ em

    Thuốc trị tiêu chảy Smecta

    Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
    Thuốc trị tiêu chảy Smecta

    Công dụng

    Thuốc Smecta giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến đường ruột như tiêu chảy cấp tính và mãn tính ở cả cả người lớn và trẻ em.

    Còn đối với trường hợp tiêu chảy do ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc thì có khả năng làm giảm triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài và cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

    Ngoài ra thì thuốc còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến thực quản như trào ngược dạ dày, dạ tràng và trực tràng.

    Liều lượng và cách dùng

    Với mỗi lứa tuổi sẽ có một liều dùng khác nhau.

    Liều dùng dành cho người lớn: Sức đề kháng của người lớn sẽ khác nên dùng hàm lượng lớn hơn với 3 gói mỗi ngày chia thành 2-3 lần uống. Cần hòa với một nửa ly nước để uống.

    Liều dùng dành cho trẻ nhỏ:

    • Trẻ dưới 1 tuổi dùng mỗi ngày 1 gói
    • Trẻ từ 1-2 tuổi cũng dùng 1-2 gói/ ngày
    • Trẻ >2 tuổi dùng 2-3 gói/ ngày

    Đối với trẻ nhỏ bố mẹ có thể pha với 50ml nước để uống hoặc cũng có thể trộn lẫn với thức ăn như trái cây, rau nấu mềm, nước canh, nước hầm.

    Giá bán

    Trên thị trường hiện đang bán sản phẩm Smecta có giá giao động khoảng từ 110.000 – 120.000 đồng/ hộp 30 gói.

    Thuốc tiêu chảy Imodium

    Thuốc trị tiêu chảy dùng cho trẻ em
    Thuốc trị tiêu chảy cho trẻ Imodium

    Công dụng

    Đau bụng tiêu chảy là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số những nguyên nhân đó có thể là viêm đường ruột dẫn đến tiêu chảy cấp hoặc mạn tính. Thuốc tiêu chảy Imodium sẽ giúp bạn trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh do các nguyên nhân trên. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật hồi tràng giúp giảm khối lượng phân và giảm lượng dịch tiết ra.

    Liều dùng – cách dùng

    Thuốc trị tiêu chảy Imodium gồm có nhiều loại khác nhau nên có liều lượng và cách dùng khác nhau.

    • Thuốc Imodium A-D Oral Solution

    Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và được sử dụng thông qua đường uống. Bạn cần sử cốc đi kèm với sản phẩm để đảm bảo liều lượng. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bạn sử dụng 30 ml sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 15 ml. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 60 ml/ ngày.

    Đối với trẻ em từ 9 đến 11 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 15 ml sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 7,5 ml. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 45 ml/ ngày.

    Đối với trẻ em từ 6 – 8 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 15 ml sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 7,5 ml. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 30 ml/ ngày

    • Thuốc Imodium A-D Anti-Diarrheal Oral Solution

    Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và được sử dụng thông qua đường uống. Bạn cần sử cốc đi kèm với sản phẩm để đảm bảo liều lượng. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bạn sử dụng 30 ml sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 15 ml. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 60 ml/ ngày.

    • Thuốc Imodium AD Softgel

    Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi thông qua đường uống. Thuốc được sử dụng sau mỗi lần bạn đi phân lỏng nhưng không sử dụng quá 4 viên/ ngày. Bạn sử dụng 2 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 1 viên.

    • Thuốc Imodium A-D Caplets

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên và được sử dụng qua đường uống. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bạn sử dụng viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 1 viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 4 viên/ ngày.

    Đối với trẻ em từ 9 – 11 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 1 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng ½ viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 3 viên/ ngày.

    Đối với trẻ em từ 6 – 8 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 1 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng ½ viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 2 viên/ ngày.

    • Thuốc Imodium Multi-Symptom Relief

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên và được sử dụng qua đường uống. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bạn sử dụng 2 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 1 viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 4 viên/ ngày.

    Chú ý nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ, không uống thuốc ngay sau bữa ăn.

    Đối với trẻ em từ 9 – 11 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 1 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng ½ viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 3 viên/ ngày.

    Đối với trẻ em từ 6 – 8 tuổi: Bạn cho trẻ sử dụng 1 viên sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng ½ viên. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 2 viên/ ngày.

    Chú ý nên cho trẻ uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ, không uống thuốc ngay sau bữa ăn.

    Giá bán

    Tùy vào từng loại Imodium mà chúng có giá khác nhau. Tuy nhiên thuốc Imodium chỉ dao động vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ hộp.

    Thuốc tiêu chảy Enterogermina

    Thuốc trị tiêu chảy dành cho trẻ em
    Thuốc trị tiêu chảy dùng cho trẻ em

    Công dụng

    • Enterogermina là loại thuốc sinh học đường ruột có tác dụng trong điều trị tiêu chảy bao gồm cả tiêu chảy cấp và mạn tính, tiêu chảy do virus, tiêu chảy do không dung nạp tại đường tiêu hóa.
    • Enterogermina còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm ruột, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm khuẩn âm đạo, rối loạn tiêu hóa đường ruột.
    • Nếu bạn gặp tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh hay dùng liệu pháp thì Enterogermina cũng có tác dụng điều trị các tác dụng phụ này.

    Cách dùng và liều lượng

    Enterogermina dành cho người lớn được bào chế dưới dạng viên hoặc dạng dung dịch và được sử dụng qua đường uống. Liều lượng sử dụng cho người lớn là 2-3 viên/ ngày hoặc 1-2 ống/ ngày.

    Enterogermina dành cho trẻ em được bào chế dưới dạng viên hoặc dạng dung dịch và được sử dụng qua đường ăn uống.

    • Đối với trẻ em hơn 1 tháng tuổi: cho trẻ uống 1-2 ống/ ngày
    • Đối với trẻ em từ 1-10 tuổi: cho trẻ uống 1-2 ống/ ngày hoặc 1-2 viên/ ngày.

    Giá bán

    Giá của mỗi hộp Enterogermina dao động vào khoảng 140.000 – 150.000 đồng/ hộp.

    Thuốc trị tiêu chảy Loperamid

    Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
    Thuốc trị tiêu chảy Loperamid

    Công dụng

    • Loperamid là một loại thuốc dùng để điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính.
    • Loperamid giúp giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch nên thuốc được dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật mở thông hồi tràng, đại tràng.
    • Kết hợp với đó thì Loperamid còn có tác dụng làm giảm lượng phân của bệnh nhân sau phẫu thuật.

    Thuốc chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

    Liều lượng và cách dùng

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng. Các dạng đều được sử dụng thông qua đường uống nhưng liều lượng có sự khác nhau giữa từng dạng và tình trạng của từng bệnh nhân.

    • Đối với người mắc bệnh tiêu chảy cấp tính:

    Bạn sử dụng 4mg sau lần đầu tiên đi phân lỏng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 2mg. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 16mg/ ngày.

    • Đối với người mắc bệnh tiêu chảy mãn tính:

    Bạn sử dụng 4mg cho lần đầu tiên sử dụng. Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 16mg/ ngày.

    Do bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính nên cần sử dụng liều duy trì. Liều dùng duy trì là 4-8mg/ ngày. Sau khi sử dụng quan sát sự thay đổi trong 10 ngày.

    • Đối với trẻ em 2-6 tuổi (13-20 kg):

    Trẻ em trong độ tuổi này chỉ sử dụng Loperamid dưới dạng lỏng.Bạn cho trẻ uống 1mg một lần trong ngày đầu tiên sử dụng Loperamid, 3 lần/ ngày.Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 0,1mg/ kg/ liều. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá liều đầu tiên.

    • Đối với trẻ em 6-8 tuổi (20-30 kg):

    Bạn cho trẻ uống 2mg một lần trong ngày đầu tiên sử dụng Loperamid, 2 lần/ ngày.Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 0,1mg/ kg/ liều. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá liều đầu tiên và không quá 4mg/ ngày.

    • Đối với trẻ em 8-12 tuổi (nặng hơn 30 kg):

    Bạn cho trẻ uống 2mg một lần trong ngày đầu tiên sử dụng Loperamid, 3 lần/ ngày.Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 0,1mg/ kg/ liều. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá liều đầu tiên và không quá 4mg/ ngày.

    • Đối với trẻ em 12-18 tuổi:

    Bạn cho trẻ uống 4mg sau lần đầu tiên đi phân lỏng.Nếu sau lần đầu sử dụng vẫn tiếp tục đi phân lỏng thì những lần tiếp theo chỉ sử dụng 2mg/ lần. Tuy nhiên bạn cần chú ý không sử dụng quá 8mg/ ngày.

    Mỗi hộp thuốc Loperamid gồm 5 vỉ × 10 viên có giá dao động vào khoảng 65.000 – 75.000 đồng/ hộp.

    Thuốc than đen trị tiêu chảy

    Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
    Thuốc than đen trị tiêu chảy

    Công dụng

    Thuốc than đen hay còn gọi là thuốc than hoạt tính gồm có nhiều loại và nhiều công dụng khác nhau. Trong đó 2 loại thuốc than hoạt tính Carbomanga và Carbogast là 2 loại thường dùng để điều trị các triệu chứng tiêu chảy.

    Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng chữa một số triệu chứng liên quan đến tiêu hóa khác như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua,…. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau trong một số trường hợp như viêm loét dạ dày, tá tràng,…

    Liều lượng và cách dùng

    • Đối với người lớn: Pha 50-100g bột than hoạt tính với nước để uống hoặc dùng ống thông dạ dày.
    • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: Bạn cho trẻ uống 0,5 – 1g/ kg/ lần, hoặc dùng ống thông dạ dày từ 10 – 25g
    • Đối với trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Bạn pha 2 – 50 g bột than với nước rồi cho trẻ uống mỗi lần. Khi sử dụng thuốc than hoạt tính bạn không nên sử kết hợp thuốc khác vì nó có thể giảm tác dụng của thuốc than hoạt tính.
    • Đối với trẻ em từ 13 – 18 tuổi: Pha 50-100g bột than hoạt tính với nước để uống hoặc dùng ống thông dạ dày.

    Thuốc tiêu chảy Hidrasec

    Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
    Thuốc Hidrasec hỗ trợ điều trị tiêu chảy

    Công dụng

    • Hidrasec là loại thuốc thuộc nhóm chống tiêu chảy.
    • Hidrasec có tác dụng trông hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn.
    • Thuốc có thể sử dụng dụng phối hợp với chủng ngừa. Thuốc Hidrasec sử dụng cho người lớn được bào chế dưới dạng viên nén hoặc dạng bột.
    • Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
    • Loại thuốc Hidrasec hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ được bào chế dưới dạng bột. Thuốc có tác dụng điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.
    • Thuốc cũng có thể phối hợp sử dụng cùng dung dịch bổ sung nước và các chất điện giải Oresol, phối hợp cùng tiêm chủng.

    Liều lượng và cách dùng

    Thuốc Hidrasec dạng bột gồm có 2 loại hàm lượng là 10mg và 30mg.

    Liều lượng cho người lớn

    • Đối với thuốc dạng bột: bạn có thể sử dụng bằng việc nuốt trực tiếp hoặc khuấy bột với nước, sữa hay thức ăn. Sử dụng mỗi liều tương ứng với 3 gói 30mg, dùng 4 lần/ ngày.
    • Đối với thuốc dạng viên: liều lượng cho mỗi lần sử dụng là 1 viên 100mg, dùng 3 lần/ ngày
    • Bạn có thể cho trẻ nuốt trực tiếp hoặc khuấy bột với nước, sữa hay thức ăn.

    Liều lượng cho trẻ em

    • Đối với trẻ 1-9 tháng tuổi: liều cho mỗi lần sử dụng là 1 gói 10mg, trong ngày đầu tiên sử dụng 4 lần/ ngày, những ngày tiếp theo sử dụng 3 lần/ ngày.
    • Đối với trẻ 9-30 tháng tuổi: liều cho mỗi lần sử dụng là 2 gói tương ứng với 20mg, trong ngày đầu tiên sử dụng 4 lần/ ngày, những ngày tiếp theo sử dụng 3 lần/ ngày.
    • Đối với trẻ 30 tháng – 9 tuổi: liều cho mỗi lần sử dụng là 1 gói 30mg, trong ngày đầu tiên sử dụng 4 lần/ ngày, những ngày tiếp theo sử dụng 3 lần/ ngày.
    • Đối với trẻ trên 9 tuổi: liều cho mỗi lần sử dụng là 2 gói tương ứng với 60mg, trong ngày đầu tiên sử dụng 4 lần/ ngày, những ngày tiếp theo sử dụng 3 lần/ ngày.

    Tác dụng phụ của thuốc tiêu chảy

    Khi bạn sử dụng thuốc tiêu chảy có thể gặp phải các tác dụng như:

    • Triệu chứng đầu tiên có thể là chóng mặt buồn nôn. Đau đầu chóng mặt rồi dẫn đến mệt mỏi. Thấy bụng đói liên tục khác bình thường nhưng khi ăn lại cảm thấy miệng lưỡi khô ăn không ngon.
    • Thấy da phát ban nổi mẩn đỏ, ngứa khó thở. Mặt, mũi, miệng, lưỡi cũng hơi sưng.
    • Trong người cảm thấy lo lắng bồn chồn khó chịu.
    • Xuất hiện táo bón hay lại tiếp tục bị tiêu chảy, dạ dày thì khó chịu gây phiền toái đến giấc ngủ.

    Uống thuốc bắc gây tiêu chảy

    Nguyên nhân dẫn đến việc uống thuốc bắc bị tiêu chảy 
    Hình ảnh: Thuốc bắc

    Nguyên nhân dẫn đến việc uống thuốc bắc bị tiêu chảy

    Không thể phủ nhận được những lợi ích mà thuốc bắc mang lại nhưng uống thuốc bắc có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài nhiều lần. Tại sao là như vậy, nó có thể là do một số nguyên nhân sau:

    • Do tác dụng phụ của thuốc

    Đây có thể coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng người dùng thuốc bắc bị đau bụng và tiêu chảy khi sử dụng. Giải thích cho điều này là các vị thuốc có trong thuốc bắc thường đi kèm một số tác dụng phụ, một trong những tác dụng phụ thường gặp là gây tiêu chảy. Nếu việc tiêu chảy ở mức độ nhẹ thì bạn không cần phải quá lo lắng vì đó là do thuốc bắc phát huy tác dụng. Việc đi ngoài ít chỉ là giúp đào thải độc tố ra ngoài theo đường phân.

    • Do dị ứng thuốc

    Nguyên nhân này thường ít xảy ra nhưng không phải là không có khả năng. Đa số các vị thuốc bắc thường lành tính, ít gây dị ứng cũng như ít gây gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số vị thuốc gây dị ứng. Nếu người dùng bị tiêu chảy do nguyên nhân này thì thường khó phát hiện là dị ứng với vị thuốc nào.

    • Sự đào thải độc tố của cơ thể

    Sự đào thải độc tố cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc uống thuốc bắc bị tiêu chảy. Phân người bệnh trong trường hợp này thường có màu và mùi khác so với bình thường. Người dùng gặp trường hợp này thì không nên quá bận tâm vì đây là một dấu hiệu tốt sau khi sử dụng thuốc bắc.

    • Do dùng thuốc không đúng cách

    Nếu bạn sử dụng thuốc bắc quá nhiều, sử dụng với liều lượng cao và liên tiếp hay việc để thuốc bắc qua đêm mới uống thì đây là bạn đã sử dụng thuốc bắc không đúng cách. Điều này cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Tuy nhiên đây là nguyên nhân tiêu cực nên bạn cần điều chỉnh lại việc uống thuốc để tránh bị tiêu chảy do nguyên nhân này.

    Tóm lại việc tiêu chảy nhẹ khi uống thuốc bắc là không có gì đáng ngại. Ngược lại nó còn là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên nếu việc đau bụng là quá dữ dội thì bạn nên đến cơ sở ý tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

    Làm gì khi uống thuốc bắc bị tiêu chảy

    Nếu thấy dấu hiệu của việc tiêu chảy bạn nên sử dụng thuốc bắc với liều lượng bằng ½ trong vòng 5 ngày rồi quay trở lại với liều lượng bình thường.

    Khi sử dụng thuốc bắc thì có thể sử dụng cùng với một chút nước gừng nóng.

    Bạn không nên sử dụng thuốc Tây trong quá trình sử dụng thuốc bắc vì những thành phần trong hai loại thuốc này có thể tương tác với nhau gây khó tiêu và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hấp thụ của thuốc.

    Nhiều người có thói quen cho đường vào thuốc bắc để uống vì thuốc bắc thường đắng và khó uống. Tuy nhiên bạn có biết là điều này hoàn toàn không nên vì nó có thể dẫn tới nguy hiểm. Đường và thuốc bắc có thể tương tác với nhau gây ra các phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc cũng như gây hại đến sức khỏe người dùng.

    Uống thuốc phá thai bị tiêu chảy

    Tiêu chảy đi ngoài là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc phá thai. Bạn cũng không cần quá lo lắng về việc đi ngoài này vì đây là hiện tượng khá bình thường. Hiện tượng đi ngoài này sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu việc tiêu chảy diễn ra kéo dài thì bạn cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, sau khi sử dụng thuốc phá bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như:

    • Vùng âm đạo bị xuất huyết: dấu hiệu là khi máu chảy ra ngoài có xuất hiện cả như cục máu đông. Lượng máu lúc đầu có thể ra khá nhiều nhưng sau đó sẽ giảm.
    • Đau vùng dưới bụng do tử cung bị co bóp mạnh khi đẩy thai ra ngoài
    • Buồn nôn
    • Khó thở
    • Nổi mẩn ngứa
    • Choáng váng

    Những tác dụng phụ trên là khá bình thường nhưng nếu kéo dài thì bạn cần quay lại cơ sở phá thai để được kiểm tra lại.

    Trẻ em uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy

    Trẻ em uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy
    Trẻ em uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy

    Biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh

    • Khi thấy trẻ khóc nhiều và sờ vào bụng trẻ thấy bụng trướng nhẹ, sôi bụng.
    • Quan sát thấy trẻ đau bụng và đòi đi ngoài nhiều tầm 15-20 lần/ ngày
    • Lúc đi ngoài khó khăn khiến trẻ phải rặn.
    • Trẻ đi xong thấy phân có màu xanh, vàng và lẫn chất lỏng, nhầy xuất hiện bọt, không mùi, có cho ra thức ăn chưa tiêu hóa và có lẫn máu.
    • Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, bụng đau quặn.
    • Lúc vệ sinh cho thấy phần hậu môn có biểu hiện hăm đỏ.

    Cách xử trí khi gặp trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

    Trước hết bạn nên bình tĩnh xem xét nếu thấy trẻ chỉ là tiêu chảy nhẹ thì chỉ sau vài ngày hoặc dài ra tầm 2 tuần sau khi ngừng sử dụng dụng kháng sinh trẻ sẽ hết tiêu chảy và trở lại bình thường.

    Còn nếu trẻ bị tiêu chảy nặng bạn cần bù nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và ngưng sử dụng kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Có thể lựa chọn chọn dung dịch Oresol hoặc hydrite khi bù nước cho trẻ. Lưu ý:

    • Mỗi lần pha là 1 gói hoặc 1 viên với nước đun sôi để nguội.
    • Pha vừa đủ lượng nước không được chia nhỏ gói hoặc viên làm nhiều lần.
    • Không được để phần dung dịch nước bù quá 24h cho trẻ uống.
    • Nên duy trì việc sử dụng nước bù cho trẻ tầm 3 lần/ngày đến khi thấy phân đi ra sệt thì dừng.
    • Trong trường hợp bạn không thể dừng kháng sinh hoặc loạn khuẩn nặng thì cần sử dụng thêm các chế phẩm sinh học chứa prebiotic và probiotic. Hai chế phẩm trên giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    • Nếu trong quá trình kết hợp nhưng không có tác dụng thì cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để thay đổi loại kháng sinh khác cho phù hợp.
    • Đối với các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh thì thì men tiêu hóa không phù hợp để điều trị.

    Chọn chế độ ăn phù hợp trong quá trình điều trị tiêu chảy do kháng sinh:

    • Không ăn quá nhiều trong 1 bữa mà nên chia nhỏ bữa trong ngày vì khẩu phần ăn nhỏ sẽ dễ dàng tiêu hóa.
    • Chọn lựa thực phẩm như sữa chua, gạo, chuối và khoai tây,…những thực phẩm mềm khi ăn sẽ dễ tiêu.
    • Hạn chế các chất xơ, chết lên men mạnh.
    • Uống đủ nước và không được uống các đồ có ga, carbon, nước ép cam quýt,…những đồ uống ấy sẽ làm bệnh nặng thêm.

    Uống thuốc tiêu chảy quá liều

    Uống thuốc tiêu chảy quá liều
    Uống thuốc tiêu chảy quá liều

    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc tiêu chảy quá liều?

    Việc sử dụng thuốc tiêu chảy quá liều sẽ dẫn tới những nguy hiểm thậm chí có thể là tử vong. Nếu bạn chỉ sử dụng quá liều trong thời gian ngắn và liều lượng ít thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị và tránh những biến chứng.

    Hoạt chất Loperamide có trong các loại thuốc tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Nhiều người có thói quen lạm dụng Loperamide và sử dụng không theo đơn thuốc bác sĩ. Điều này có thể gây ra cảm giác hưng phấn cho người dùng nhưng nó không an toàn khi sử dụng. Vì vậy mọi người cần tránh dùng quá liều hay lạm dụng thuốc tiêu chảy.

    Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về việc sử dụng thuốc tiêu chảy cho từng đối tượng: trẻ em, người lớn, phụ nữ cho con bú cũng như những loại thuốc tiêu chảy phổ biến. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào hãy liên hệ tới số hotline của chúng tôi đang hiện trên màn hình. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.

    Không có bài viết để hiển thị

    Bạn quan tâm?

    098.572.9595