COVID – 19 thay đổi cách nhìn về đeo khẩu trang của Châu Âu và Mỹ

Ngày viết:
1948
Đánh giá
Phương Tây thay đổi suy nghĩ về khẩu trang
Phương Tây thay đổi suy nghĩ về khẩu trang

Dưới đây là những nhận định mà chuyên gia nói về coronavirus và về việc có nên đeo khẩu trang hay không? Có nên đeo khẩu trang trong thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp như này hay không? Đây là một câu hỏi đem lại nhiều tranh cãi ở các nước, nhất là ở Châu Âu.

Khi mà dịch COVID-19 xảy ra, các nhà chính quyền ở các nước đã có những quan điểm khác nhau về việc có nên bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng việc đeo khẩu trang hay không. Chính quyền ở Trung Quốc, HongKong, Đài Loan đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở những nơi đông người như xe bus hay tàu điện ngầm. Một vài nước ở Đông Âu cũng ra lệnh đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Nhưng những chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới lại nói rằng đeo khẩu trang thì không thực sự cần thiết. Những người ở Mỹ cũng đồng ý với quan điểm không cần đeo khẩu trang nhưng khi tỷ lệ người nhiễm bệnh và chết do dịch Covid-19 tăng lên thì suy nghĩ này đã bị đảo chiều.

Trong thời điểm này, khẩu trang dành cho y tế đang thiếu hụt trầm trọng do nhu cầu dùng khẩu trang trong xã hội tăng mạnh.

Sự khác biệt trong việc đeo khẩu trang ở các quốc gia đến từ đâu?

Sự khác biệt trong việc đeo khẩu trang ở các nước Châu Á với Châu Âu và Mỹ có thể được giải thích bởi những đợt bệnh dịch xảy ra trước đây. Ở Đông Á, đeo khẩu trang ra nơi công cộng đã được hình thành thói quen của mọi người.

Thói quen đeo khẩu trang của người Đông Á được hình thành từ dịch SARS năm 2002 - 2003
Thói quen đeo khẩu trang của người Đông Á được hình thành từ dịch SARS năm 2002 – 2003

Việc đeo khẩu trang này diễn ra như một tục lệ trong suốt đợt dịch gây ra Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) năm 2002 – 2003, mà cũng gây ra bởi một chủng Corona viruss khác. Tuy nhiên giá trị của việc đeo khẩu trang lại vẫn chưa được khoa học công nhận.

Một vài nghiên cứu nhỏ cho rằng việc sử dụng rộng rãi khẩu trang ở nơi công cộng có thể làm giảm sự lây truyền trong dịch cúm, dịch SARS cũng như COVID -19, là các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, lại chưa có các kết luận rõ ràng về việc này.

Khẩu trang y tế nên dành cho những người thực sự cần nó

Quan điểm của nhiều chuyên gia y tế cho rằng tất cả mọi người đi ra khỏi nhà thì đều phải đeo khẩu trang vì có nhiều người bị nhiễm COVID – 19 thì trong một thời gian dài không xuất hiện các triệu chứng và có thể virus đã lây lan ra môi trường xung quanh

Tuy nhiên, một vài chuyên gia khác lại nói rằng thật là vô trách nhiệm khi người dân mua khẩu trang để dùng trong khi khẩu trang đang bị thiếu hụt trầm trọng. Một bác sĩ phẫu thuật của Hoa Kỳ Jerome Adams đã nói vào ngày 29 tháng Hai rằng: “Những người tử tế -Hãy dừng mua khẩu trang”.

Khẩu trang y tế nên dành cho những người nhân viên Y tế - ngọn cờ đầu trong việc chiến đấu với Corona
Khẩu trang y tế nên dành cho những người nhân viên Y tế – ngọn cờ đầu trong việc chiến đấu với Corona

Theo ông, sự khan hiếm khẩu trang giữa những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Khi mà nhà cung cấp bị nhiễm bệnh thì có thể lây lan virus tới những tới những người chưa bị nhiễm và nhất là các bác sĩ và nhân viên y tế. Điều đó gây nên sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng trong việc chăm sóc và chữa trị cho các bệnh nhân.

Mọi người nên để dành khẩu trang cho những người đang thực sự cần đến chúng. Những người nhân viên y tế là ngọn cờ đầu trong cuộc chiến với bệnh dịch và những người phải xử lý các việc liên quan đến tiếp xúc với bệnh nhân, người bị nghi nhiễm bệnh.

Khẩu trang tự chế hay khẩu trang bình thường có tránh được COVID – 19

Khẩu trang tự chế hay khẩu trang vải có phòng tránh được COVID -19?
Khẩu trang tự chế hay khẩu trang vải có phòng tránh được COVID -19?

Khi mà khẩu trang y tế đang thiếu hụt, một số chuyên gia sức khỏe đề nghị mọi người nên che mặt với khẩu trang tự chế, ví dụ như khăn tay hay khăn quàng cổ khi đi ra nơi công cộng.

Scott Gottlieb, là cựu ủy viên của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trong sự điều hành của ông Trump, cũng ủng hộ ý kiến này trong một kế hoạch mà ông đồng tác giả cho Viện doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Ông Adams đã nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình vào ngày mồng 1 tháng 4 rằng cơ quan Hoa Kỳ đang kiểm tra lại sự chỉ dẫn của họ về việc đeo khẩu trang nơi công cộng và mong muốn điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bởi trong thời điểm này họ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Những người không làm trong ngành y tế thì có cần đeo khẩu trang không?

Câu trả lời là có nếu họ đang có triệu chứng ho hay hắt xì. Ho là một triệu chứng thường gặp của những người nhiễm COVID-19, và coronavirus sẽ lan truyền qua những giọt bắn – giọt của chất lỏng bị phun ra bởi một người đã bị nhiễm bệnh khi họ ho, hắt xì hơi và thậm chí cả khi họ nói chuyện với người khác. Những giọt bắn này đủ nặng để rơi ngay xuống mặt đất hoặc những bề mặt xung quanh.

Những người ngoài ngành y tế có nên đeo khẩu trang?
Những người ngoài ngành y tế có nên đeo khẩu trang?

Sự lây nhiễm truyền từ người này sang người khác có thể xảy ra nếu giọt bắn rơi vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của những người ở gần những người đã bị nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm này có thể do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc bị lây nhiễm từ bàn tay chưa được rửa sạch mà trước đó đã chạm vào vật hay bề mặt đã bị nhiễm virus.

Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19 mà đang chữa trị và đang bình phục tại nhà được khuyến cáo là nên đeo khẩu trang khi ở cùng phòng với người chăm sóc.

Nhân viên y tế thì cần lưu ý những điều gì trong việc đeo khẩu trang?

Những quy trình y tế yêu cầu những bệnh nhân bị nghi nhiễm virus gây ra bởi COVID – 19 sẽ được cách ly và được phát cho khẩu trang để đeo. Những chiếc khẩu trang này thường là những loại được đeo bởi các bác sĩ phẩu thuật – loại này vừa vặn, phù hợp với tất cả mọi người.

Điều này là để bảo vệ những người khác khỏi việc lây nhiễm virus mà chứa trong những giọt bắn. Những nhân viên chăm sóc sức khỏe mà tiếp xúc với bệnh nhân hoặc những trường hợp nghi bị nhiễm bệnh được hướng dẫn đeo một loại khẩu trang mà được thiết kế tinh vi hơn được gọi là khẩu trang chống độc, mà được thiết kế để bảo vệ người sử dụng.

Khẩu trang chống độc thì khác với khẩu trang kháng khuẩn như thế nào?

Những chiếc khẩu trang chống độc có các kích cỡ khác nhau để có thể vừa với khuôn mặt của người đeo nhằm cung cấp cho người dùng một sự bịt kín chặt chẽ. Điều này khiến người sử dụng phải lấy không khí qua thiết bị lọc thay vì qua khoảng trống ở hai bên.

Sự khác nhau giữa các loại khẩu trang
Sự khác nhau giữa các loại khẩu trang

Những chiếc khẩu trang này được thiết kế để tránh không chỉ các giọt bắn qua đường hô hấp mà còn cả những hạt khí dung nhỏ hơn có thể mang các tác nhân truyền nhiễm và đang tồn tại trong không khí trong một khoảng thời gian.

Sự lây nhiễm qua đường hàng không thì chưa báo cáo về bệnh Covid-19 nhưng có một rủi ro rằng chắc chắn một số thủ tục y tế như phẫu thuật mở khí quản và sự hút của đường hàng không có thể tạo ra khí dung đã bị nhiễm virus.

Khẩu trang chống độc thì không được thoải mái nếu đeo nó trong một khoảng thời gian dài. Chúng tạo ra nhiệt và gây áp lực lên mặt và một vài người thấy đeo chúng rất khó thở, điều này có thể làm cho chúng không phù hợp với các bệnh nhân có bệnh tim các bệnh về đường hô hấp.

Các chuyên gia giải quyết vấn đề thiếu hụt khẩu trang như thế nào?

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn về việc dự trữ thiết bị khẩu trang đang bị giới hạn vì sự thiếu hụt và cần phải làm gì khi thiếu khẩu trang.

Các biện pháp được đưa ra là có thể sử dụng khẩu trang chống độc vượt trên thời gian sử dụng được chỉ định của chúng và có thể đeo cùng một cái khẩu trang để thăm khám cho nhiều bệnh nhân mà không phải thay cái mới. Cơ quan này nói rằng việc tái sử dụng khẩu trang chống độc có thể trở nên cần thiết nhưng cần phải thận trọng.

Có một phương pháp cuối cùng được đưa ra là chuyển từ việc dùng khẩu trang y tế sang kiểu chưa được kiểm chứng, tức là khẩu trang vải mà người dân có thể tự may được. Một vài bệnh viên Hoa Kỳ đã áp dụng lựa chọn này và đã tuyển dụng người may khẩu trang vải.

Những lưu ý khi đeo khẩu trang

Ông Adams nói rằng những người mà không được hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách thường có xu hướng chạm vào bề mặt bên ngoài của khẩu trang và kéo khẩu trang xuống để cảm thấy dễ chịu, điều này có thể làm tăng khả năng bị nhiễm coronavirus.

Những lưu ý trong việc đeo khẩu trang
Những lưu ý trong việc đeo khẩu trang

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh rằng khi bạn đeo khẩu trang, điều quan trọng nhất là cần đeo khẩu trang đúng cách, nếu không bạn sẽ trở nên nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc với chúng.

Những điều cần lưu ý khi đeo khẩu trang là:

  • Đeo khẩu trang với tay sạch.
  • Thay thế khẩu trang ngay khi nó bị ẩm ướt.
  • Vứt khẩu trang từ phía sau mà không chạm vào đằng trước của nó.
  • Sau đó rửa sạch tay và vứt bỏ khẩu trang ở đúng nơi, đúng chỗ.

WHO khuyên không nên sử dụng nhiều lần những chiếc khẩu trang mà được sản xuất cho việc sử dụng 1 lần.

Tài liệu tham khảo

Bài viết này được tổng hợp từ các nguồn tham khảo khác nhau dưới đây:

  • Quicktakes liên quan đến những gì bạn cần biết về Covid-19, nó truyền nhiễm như thế nào, cách điều trị và vaccin như thế nào.
  • Hướng dẫn về khẩu trang từ Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.
  • Một bài viết ở Lancet tìm hiểu về các chính sách đa dạng trong việc sử dụng khẩu trang.
  • Sách giới thiệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ về khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang chống độc y tế.
  • Một phân tích của tạp chí kỹ thuật số Sapiens về việc tại sao rất nhiều người lại đeo khẩu trang.

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-06/mask-or-no-mask-what-the-virus-experts-have-to-say-quicktake