Thuốc Daleston-D có tác dụng gì? Dùng cho trẻ sơ sinh được không?

Ngày viết:
15535
Đánh giá
Daleston-D
Daleston-D

Hiện nay khi đi khám bác sĩ, rất nhiều bệnh như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hay các bệnh về khớp… tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại thường được kê đơn một loại thuốc giống nhau, đó là Daleston-D. Vậy Daleston-D có phải thuốc kháng sinh? Cách dùng loại thuốc này ra sao? Bài viết hôm nay của Y tế 24h sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc đó. 

Daleston-D là thuốc gì?

Daleston-D là một loại thuốc bán theo đơn, thuộc nhóm thuốc chống dị ứng/chống viêm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương 3. Sản phẩm được bào chế dưới dạng siro đóng chai với thể tích 30ml hoặc 75ml.

Thành phần của thuốc Daleston-D

Thuốc Daleston-D chứa thành phần chính là Dexclorpheniramin maleat và Betamethason với hàm lượng khác nhau ở mỗi dung tích lọ khác nhau. 

Daleston-D 30ml

Chai 30ml: Mỗi chai siro Daleston-D 30ml có chứa:

  • Dexclorpheniramin maleat có hàm lượng 12mg
  • Betamethason có hàm lượng 1.5mg

    Thuốc Daleston-D có tác dụng gì?
    Thuốc Daleston-D có tác dụng gì?

Daleston-D 75ml

Chai 75ml: Mỗi chai siro Daleston-D 75ml có chứa: 

  • Dexclorpheniramin maleat có hàm lượng 30mg
  • Betamethason có hàm lượng 3.75mg

Thuốc Daleston-D có tác dụng gì?

Daleston-D có các tác dụng như:

  • Điều trị các bệnh về đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dị ứng, hen phế quản mãn tính, lao phổi cấp, xơ hóa phổi, tràn khí màng phổi… 
  • Điều trị các bệnh về da: mề đay, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh…
  • Kết hợp sử dụng trong chữa trị bệnh viêm tuyến giáp không có mủ, thiểu năng vỏ thượng thận…
  • Điều trị trong thời gian ngắn theo phương pháp bổ sung đối với các bệnh viêm khớp dạng thấp, thấp khớp do vẩy nến, viêm màng hoạt dịch, thống phong…
  • Điều trị duy trì trong các trường hợp viêm cơ tim cấp tính do thấp khớp, viêm da, xơ cứng bì, lupus ban đỏ. 
  • Điều trị các bệnh về da: viêm da tróc vẩy, vẩy nến, eczema dị ứng, mề đay, herpes, dị ứng…
  • Điều trị tạm thời ung thư máu cấp tính, u bạch huyết bào…
  • Kết hợp điều trị các bệnh về máu: tan máu tự miễn dịch, giảm tiểu cầu tự phát và thứ phát…

Chống chỉ định thuốc Daleston-D

Không sử dụng thuốc cho các đối tượng sau:

  • Người có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc đang sử dụng sản phẩm có chứa thành phần tương tác với thuốc. 
  • Trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ dưới 2 tuổi. 
  • Người có triệu chứng bí tiểu, nguy cơ rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang. 
  • Người bị tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Người mắc các bệnh: nhiễm nấm/virus/khuẩn, tiểu đường, tâm thần, loét tá tràng/dạ dày… 
  • Người bị chứng loét miệng. 

Xem thêm: [SỰ THẬT] Cường Phế có thực sự tốt không? Tác dụng phụ, Review, Giá

Dùng thuốc Daleston-D cho trẻ sơ sinh có được không?
Dùng thuốc Daleston-D cho trẻ sơ sinh có được không?

Hướng dẫn sử dụng thuốc Daleston-D

Mỗi ngày uống 2 – 3 lần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tùy thuộc vào độ nặng của bệnh, độ đáp ứng bệnh và phụ thuộc vào lứa tuổi. 

  • Trẻ em 2 – 6 tuổi: Uống 1.25ml/lần (tương đương ¼ muỗng/thìa cà phê). Không uống quá 1.5 thìa/ngày. 
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 2.5ml/lần (tương đương ½ muỗng/thìa cà phê). Không uống quá 3 thìa/ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi hoặc người lớn: Uống 5ml/lần (tương đương 1 muỗng/thìa cà phê). Không uống quá 6 thìa/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Daleston-D

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Daleston-D sẽ có những thay đổi nhất định dựa trên từng trường hợp khác nhau với cơ địa khác nhau. Mức độ có thể nhẹ nhàng, nhưng thi thoảng vẫn có các trường hợp chuyển biến nặng, cần đề phòng cẩn thận.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Gây buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, khô miệng/mũi/họng. 
  • Buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón. 
  • Kinh nguyệt không đều đặn, ức chế tăng trưởng của trẻ nhỏ hoặc thai nhi, tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing.  
  • Giảm khả năng dung nạp đường glucose, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, tăng nhu cầu thuốc hạ đường huyết hoặc insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. 
  • Mỏi cơ, đứt dây chằng, lún cột sống, loãng xương, áp xe vô khuẩn, teo vùng da và dưới da. 
  • Rối loạn điện giải: Giữ nước/natri/muối, mất kali. 
  • Làm chậm quá trình hồi phục da, lên da non, tiết nhiều mồ hôi…

Một số tác dụng phụ ít gặp: 

  • Mất ngủ, dễ gây trầm cảm hay thay đổi tâm trạng thất thường.
  • Đục thủy tinh thể, glocom (cườm nước), lồi mắt.
  • Trướng bụng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, viêm tụy, viêm loét thực quản.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp: 

  • Sốc phản vệ. 
  • Mề đay, viêm da dị ứng, phù thần kinh mạch.
  • Tăng áp lực nội sọ lành tính. 

Xem thêm: An phế mộc an: Tác dụng, cách sử dụng, đánh giá từ người dùng

Lưu ý khi dùng thuốc Daleston-D

Thuốc Daleston-D có phải thuốc kháng sinh không?

Daleston-D hoàn toàn không phải thuốc kháng sinh như nhiều bậc phụ huynh vẫn hay hiểu sai. Đây là một loại thuốc chống dị ứng. 

Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú:

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần xin ý kiến của bác sĩ. Thai nhi khi sinh ra có thể bị thiếu cân hay thậm chí suy giảm chức năng tuyến thận. Sữa mẹ có thể bị thuốc bài xuất vào khiến trẻ chậm lớn và một số tác dụng phụ khác. 

Dùng thuốc Daleston-D cho trẻ sơ sinh có được không?

Trẻ sơ sinh không thể sử dụng sản phẩm này. Thuốc Daleston-D chỉ được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Liều dùng cho trẻ em đã được ghi rõ trên bao bì ở phần hướng dẫn sử dụng.

Hạn sử dụng:

24 tháng kể từ ngày sản xuất (ngày sản xuất in trên bao bì).

Cách bảo quản:

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tầm với của trẻ nhỏ.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.

Thuốc Daleston-D có phải thuốc kháng sinh không?
Thuốc Daleston-D có phải thuốc kháng sinh không?

Tương tác thuốc Daleston-D

Bạn cần trình bày rõ về các tình trạng sức khỏe hiện tại của mình (các loại thuốc đang sử dụng, các bệnh lý khác đang mắc phải…) để không làm tăng khả năng gặp phải các tác dụng phụ của thuốc cũng như giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. 

Với Dexclorpheniramin maleat:

  • Thuốc chống đông đường uống: Tác dụng của loại thuốc này bị ức chế bởi các loại thuốc kháng histamin. 
  • Rượu, thuốc làm ức chế hệ thần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng: Làm tăng chức năng an thần của thành phần Dexclorpheniramin maleat.
  • Thuốc ức chế mono – amino – oxydase (MAOI): Làm hạ huyết áp trầm trọng, kéo dài và tăng tác dụng của các loại thuốc kháng histamin. 

Với Betamethason:

  • Paracetamol: Khi dùng chung với Paracetamol liều cao hoặc kéo dài sẽ làm nguy cơ nhiễm độc gan tăng cao. 
  • Thuốc chống đông (loại coumarin): Trong trường hợp dùng cùng với corticosteroid gây thay đổi tác dụng chống đông, cần phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. 
  • Rượu, thuốc chống viêm không steroid: Khi kết hợp sử dụng cùng glucocorticoid sẽ dẫn tới tăng mức độ nghiêm trọng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh loét đường tiêu hóa, corticosteroid khiến nồng độ salicylat trong máu tăng cao. 
  • Insulin, thuốc tiểu đường uống: Cần điều chỉnh liều lượng của một hoặc cả hai loại thuốc khi dùng kết hợp. 
  • Glycosid digitalis: Gây hạ kali huyết, tăng nguy cơ loạn nhịp tim. 
  • Ephedrin, Phenytoin, Rifampicin, Phenobarbital: Tăng chuyển hóa corticosteroid khiến giảm hiệu quả điều trị. 

Xem thêm: [THỰC HƯ] Thuốc sốt rét Plaquenil 200mg điều trị được Covid-19?

Thuốc Daleston-D giá bao nhiêu?

Dưới đây là giá tham khảo cho người dùng (có thể có sự chênh lệch nhỏ về giá).

Giá thuốc Daleston-D 30ml: 

Hiện nay, giá thuốc Daleston-D 30ml đang ở vào mức 20.000 đồng/lọ – 40.000 đồng/lọ. 

Giá thuốc Daleston-D 75ml:

Hiện nay, giá thuốc Daleston-D 75ml đang ở vào mức 30.000 đồng/lọ – 60.000 đồng/lọ.

Thuốc Daleston-D giá bao nhiêu?
Thuốc Daleston-D giá bao nhiêu?

Giá các sản phẩm này sẽ chênh lệch dựa trên từng nhà thuốc bán ra. Nhưng nó sẽ chủ yếu là nằm ở trong khoảng giá đã nêu ở trên.

Thuốc Daleston-D bán ở đâu?

Thuốc Daleston-D hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và được bán theo đơn của bác sĩ. Khách hàng nên kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm, hạn sử dụng… trước khi nhận để tránh nhận phải sản phẩm kém chất lượng. 

Mọi thắc mắc liên quan đến Daleston-D, hãy để lại dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải thích với bạn rõ ràng nhất.

2 BÌNH LUẬN

  1. Thuốc này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vậy mà con mình mới hơn 3 tháng cháu bị đau mắt đỏ. Đi khám bs soi tai mũi họng bảo cháu bị viêm họng nên kê cả thuốc này cho cháu. Xin hỏi cháu uống thuốc mày có ảnh hưởng j ko.

Comments are closed.